Mỹ: Du học sinh được lợi gì khi học tại những trường ít nổi tiếng?
Phần lớn du học sinh, sinh viên khi tới Mỹ đều sẽ hướng đến cuộc sống hối hả và nhộn nhịp nơi thành phố lớn, nhưng môi trường ĐH tại những thị trấn yên tĩnh với nhịp độ sống chậm đem lại rất nhiều lợi ích.
Dưới đây là một số lý do để bạn cân nhắc cho việc du học tại một trường trong thị trấn nhỏ ở nước Mỹ:
Mật độ lớp học nhỏ hơn
Các trường cao đẳng nằm ở các thị trấn nhỏ có thể có số lượng tuyển sinh ít hơn, điều này có thể khiến sinh viên quốc tế nhận được sự chú ý, chăm sóc mang tính cá nhân nhiều hơn từ các giáo sư, giảng viên trong trường.
Claudia Marroquin, Phó chủ tịch cấp cao kiêm trưởng bộ phận tuyển sinh và hỗ trợ sinh viên của trường Cao đẳng Bowdoin cho biết: “Các trường cao đẳng ở các thị trấn nhỏ thường có mật độ sinh viên thấp, điều này có thể thúc đẩy trải nghiệm cá nhân cho tất cả sinh viên.”
Tie Sun, một cố vấn tuyển sinh quốc tế tại Đại học Illinois Wesleyan, cho biết có sự khác biệt giữa việc học trong một lớp 10 sinh viên so với một giảng đường lớn hơn với hàng trăm sinh viên, sự tương tác và kết nối là dễ dàng và mạnh mẽ hơn cho các giảng viên và sinh viên.
Ví dụ, tại Đại học Mississippi, tỷ lệ sinh viên trên giảng viên là 16:1, Blair McElroy, quan chức quốc tế cao cấp và giám đốc nghiên cứu ở nước ngoài cho biết. “Tỷ lệ nhỏ hơn cho phép sinh viên tiếp cận nhiều hơn với các giáo sư, giảng viên để đặt câu hỏi riêng, kết nối với giảng viên ở cấp độ sâu hơn so với các lớp học với mật độ lớn hơn.”
Nhiều cơ hội hoà nhập cộng đồng
Các chuyên gia cho biết, cuộc sống ở thị trấn nhỏ có thể cung cấp cho sinh viên quốc tế ý thức cộng đồng mạnh mẽ.
Tại các thị trấn nhỏ ở Mỹ, các sự kiện ngoài khuôn viên trường mang tính chất thân mật cao, điều này cho phép sinh viên quốc tế tham gia các hoạt động ngoại khóa và kết bạn với nhau.
Video đang HOT
Đặc biệt hơn, sự kết nối giữa người dân địa phương và sinh viên tại các thị trấn luôn được khuyến khích, người dân sẽ đóng vai trò là “đại sứ địa phương”, hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên làm quen và hòa nhập vào cuộc sống bằng các trò chơi thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ hoặc mời sinh viên đến dự các bữa ăn gia đình thân mật.
Cơ hội cải thiện kỹ năng tiếng Anh
Sinh sống trong một thị trấn nhỏ có thể mang lại lợi thế trong việc củng cố các kỹ năng tiếng Anh cho du học sinh, sinh viên.
McElroy nói: “Các thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ, như Oxford, có rất nhiều cơ hội để thực hành tiếng Anh. Cộng đồng quốc tế của chúng tôi rất đa dạng với sinh viên đến từ 86 quốc gia, vì vậy ngôn ngữ chính là tiếng Anh”.
Cô cho biết sinh viên quốc tế tại Đại học Mississippi phải luyện tập tiếng Anh hàng ngày để sống ở một thị trấn nhỏ, điều này có thể không xảy ra nếu họ chọn trường ở một thành phố lớn hoặc với một lượng lớn người nhập cư nói tiếng mẹ đẻ.
Đã sống ở Brunswick vài năm, Vorno, sinh viên năm cuối chuyên ngành tiếng Đức và sân khấu với bằng phụ ngành nhân học cho rằng mình là người may mắn khi được theo học tại một trường cao đẳng ở thị trấn nhỏ. Anh rất trân trọng mối quan hệ có được với bạn học, giảng viên và cộng đồng địa phương.
Nam sinh nước ngoài đầu tiên giành học bổng của Đại học Bách khoa Hà Nội
Với điểm số học tập 3.84/4, Vun Liem (SN 1997, Campuchia) là du học sinh đầu tiên giành học bổng khuyến khích học tập của Đại học Bách khoa Hà Nội.
Vun Liem đang là sinh viên năm thứ 4, lớp Kỹ thuật cơ khí điện tử K26, Đại học Bách khoa Hà Nội. Học kỳ II năm học 2020 - 2021, em xuất sắc vượt qua hơn 35 nghìn sinh viên để giành học bổng khuyến khích học tập.
Với một sinh viên quốc tế, việc cạnh tranh và "đánh bại" nhiều bạn học ở Việt Nam để được học bổng này là điều không hề dễ dàng.
Vun Liem - du học sinh người Campuchia.
Vun Liem sinh ra và lớn lên ở tỉnh Banteaymeanche (Campuchia), cách thủ đô Phnom Penh hơn 400km.
Em là người duy nhất trong gia đình 4 anh chị em được đi học lên đến cấp 3 và đại học. Vì gia đình quá khó khăn, nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp nên các anh chị lớn đều phải đi làm thuê từ khi học hết cấp 2. Là em út, Vun Liem được ưu tiên và cũng là niềm hy vọng của cả nhà.
Năm 2015, Vun Liem đỗ vào Viện Khoa học và Công nghệ Campuchia và giành được 50% học bổng. Tuy nhiên, với học bổng này, em vẫn phải phụ thuộc vào sự chu cấp hàng tháng từ gia đình. Hết một kỳ, em quyết định tìm hiểu thông tin về học bổng toàn phần ở nước ngoài để đi du học. Em không muốn bản thân là gánh nặng cho gia đình.
Vun Liem apply hồ sơ xin học bổng sang Nhật Bản và Việt Nam. Ngoài bài thi ngoại ngữ, em phải hoàn thành thêm các bài thi Toán, Lý, Hoá và bài luận. Năm đó, khoảng 600 bạn cùng thi để xin học bổng. May mắn em được Chính phủ Campuchia chọn cấp học bổng toàn phần (bao gồm: toán bộ học phí, phí sinh hoạt và đi lại) vào Đại học Bách khoa Hà Nội.
Em cũng là bạn trẻ duy nhất của huyện nghèo biên giới Mongkolborey (Campuchia) đỗ đại học và được đi du học. Ban đầu Vun Liem chưa biết nhiều thông tin về Đại học Bách khoa Hà Nội. Một người từng đi du học ở Việt Nam đã tư vấn nên chọn trường này vì phù hợp với chuyên ngành Vun Liem đang theo học ở Campuchia và cũng phát huy được khả năng học các môn học tự nhiên, nghiên cứu khoa học ứng dụng. Người đó cũng không quên cảnh báo Vun Liem: "Đỗ được vào Đại học Bách khoa Hà Nội rất khó, nhưng khó hơn là làm sao để ra trường đúng hạn".
Vun Liem khá tự tin vào khả năng của bản thân. bởi thành tích học 12 năm học và điểm thi đại học ở Campuchia của em thuộc top cao.
Sang Việt Nam từ tháng 9/2016, Vun Liem dành một năm đầu theo học Tiếng Việt ở trường Hữu Nghị 80 (Sơn Tây, Hà Nội). Nam sinh nhớ lại lần đầu tiên tiếp xúc với Tiếng Việt thấy rất khó. Đặc biệt là những dấu huyền, sắc, hỏi, nặng khiến bất kể học sinh nào cũng phải lúng túng.
Nam sinh dành khoảng 2 tháng chỉ để học cách phân biệt các dấu. Cách học này khá hiệu quả. Khi phân biệt được dấu thì việc ghép từ vựng trở nên đơn giản hơn. Vun Liem chia sẻ, Tiếng Việt viết dễ nhưng phát âm thì khó, ngược lại, tiếng Campuchia nói dễ hơn viết.
Sau khoảng 3 tháng kiên trì học Tiếng Việt, điều vui nhất với cậu sinh viên người Campuchia là có thể tự đi chợ và biết mặc cả giá tiền với người bán hàng tạp hoá.
Giữa năm 2017, Vun Liem hoàn thành chương trình học tiếng và bắt đầu đến học tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Buổi học đầu tiên là một cú sốc với em. Dù được giáo viên đánh giá giỏi Tiếng Việt nhưng nam sinh chỉ hiểu được 30 - 40% bài giảng.
Lớp học khoảng 200 sinh viên, tất cả đều là người lạ, em không thể nhờ bạn nào phiên dịch từ Tiếng Việt sang tiếng Campuchia. Trong khi đó, giảng viên vừa trao đổi nội dung, vừa viết bảng liên tục, tốc độ giảng bài nhanh hơn em từng học rất nhiều lần.
Học kỳ đầu, em thường xuyên ở trong trạng thái không chép kịp bài và bập bõm với những kiến thức thầy cô giảng. Bài tập về nhà của em luôn gấp đôi các bạn trong lớp. Bởi, ngoài việc giải các kiến thức thầy yêu cầu, em phải thực hiện thêm một bài tập nữa là dịch từ Tiếng Việt sang tiếng Campuchia, sau khi có đáp án thì phải dịch ngược lại để nộp cho thầy kiểm tra.
Khó khăn hơn là những môn học nhiều từ chuyên ngành như Triết học, Pháp luật đại cương, em "thất bại" thảm hại về điểm số. Kết thúc học kỳ 1 năm thứ nhất, nam sinh người Campuchia sốc khi nhìn kết quả tổng kết 2.14/4 - loại trung bình.
"Từ sinh viên giỏi trong trường đại học hàng đầu ở Campuchia mà sang Việt Nam lại có kết quả thấp như vậy khiến em có chút xấu hổ không dám khoe với bạn bè, bố mẹ" , Vun Liem nói.
Vun Liem chụp trong ngày Tết cổ truyền của Campuchia do hội sinh viên tổ chức tại Việt Nam. (Ảnh: NVCC)
Vực lại tinh thần, kết bạn với sinh viên Việt Nam nhiều hơn, Vun Liem chăm chỉ giao tiếp, đọc thêm các sách tham khảo và xây dựng một phương pháp học mới. Nhờ đó kết thúc năm học thứ nhất, thứ hai, thứ ba điểm số dần được cải thiện tốt hơn.
Phương pháp học được Vun Liêm áp dụng là sắp xếp đăng ký các môn học khó vào cuối tuần, còn đầu tuần là những môn học dễ. Để biết môn nào khó - dễ em sẽ tham khảo anh chị đi trước.
Sau 4 năm học, em rút ra kinh nghiệm, cách dạy học ở Bách khoa Hà Nội khá đặc thù, giảng viên chỉ định hướng, sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Nếu bạn nào tập trung ngay từ đầu kỳ, vừa học, vừa ôn tập sẽ nhớ lâu hơn là dồn lại cuối kỳ để ôn bài sẽ khó được điểm số cao.
Ngoài học các môn trên trường, em cũng tham gia nhiều hoạt động hơn vừa để kết bạn, vừa lấy điểm rèn luyện cao, giúp dễ dàng giành các học bổng của trường hơn.
Trong thời gian tới, Vun Liem cố gắng duy trì thành tích học tập để hoàn thành mục tiêu tốt nghiệp sớm vào tháng 2/2022. Sau khi ra trường, em sẽ trở về Campuchia để vừa kinh doanh, vừa chăm sóc sức khoẻ cho mẹ tốt hơn.
Sáu năm đi học xa nhà, Vun Liêm luôn biết tự chăm sóc bản thân và tự cân bằng cuộc sống. Mỗi khi buồn hay vấp ngã, em luôn lấy gia đình làm động lực để tiến lên. "Do ảnh hưởng dịch COVID-19, hơn 2 năm rồi em chưa về thăm nhà. Lần cuối em về thăm nhà là hồi tháng 2/2019. Lúc đó ông nội và bố mẹ đều đang khoẻ mạnh. Nhưng sau đó ông nội đã mất và mẹ thì đang nằm viện điều trị. Mỗi lúc nhớ nhà, em chỉ có thể nhìn thấy mọi người qua điện thoại", nam sinh chia sẻ.
Du học sinh Việt Nam tại bang New South Wales (Australia) ươm mầm phát triển ý tưởng công nghệ Tổng hội du học sinh Việt Nam tại bang New South Wales, Australia (UAVS-NSW) đang tổ chức cuộc thi về phát triển ý tưởng công nghệ mang tên UAVS Hackatrix 2021. Tổng hội du học sinh Việt Nam tại bang New South Wales, Australia được thành lập với mục đích gắn kết các hội sinh viên cũng như đáp ứng nhu cầu chia...