Muối vừng ngày xưa nghèo mới ăn giờ nâng cấp thành đặc sản tiền triệu, nghe giá muốn hoa cả mắt
Cơm nắm muối vừng từ lâu vốn là món ăn dân dã, nói đúng hơn là món ăn của “ nhà nghèo” gắn liền với tuổi thơ của biết bao người. Bây giờ, cuộc sống có nhiều đổi thay, món “nhà nghèo” ấy đã trở thành món ăn đắt đỏ.
Trước đây, cơm nắm muối vừng thường được xem là khá tiện lợi với những người lỡ độ đường. Đi đâu xa, hàng quán chẳng có thì thứ duy nhất để ấm dạ chính là cơm nắm muối vừng. Cơm nắm muối vừng vừa dễ ăn, vừa không cầu kỳ đòi hỏi bát đũa, vừa chẳng mỡ màng gì, lại vừa thơm bùi.
Cơm nắm muối vừng từ lâu vốn là món ăn dân dã, nói đúng hơn là món ăn của “nhà nghèo” gắn liền với tuổi thơ của biết bao người.
Cứ ngỡ ngày nay đời sống con người ngày càng được nâng cao thì cơm nắm sẽ không còn chỗ đứng nữa, người ta sẽ không còn ăn những vắt cơm nắm “ ngày xưa” nữa. Vậy nhưng, hoàn toàn ngược lại, muối vừng hiện nay lại trở thành một món đặc sản đắt khách, được bán với giá không hề rẻ. Mà cũng không cần phải đi đâu xa, chỉ ngồi trong văn phòng nhấc điện thoại lên là cơm hộp đã mang đến tận nơi.
Không chỉ dùng 3 thành phần muối, vừng, lạc như trước đây, hiện nay muối vừng được mix với nhiều loại vị khác nhau như: muối vừng mè đen, muối vừng rong biển,… Giá mỗi loại dao động từ 200.000 – 300.000 đồng/kg, thậm chí có loại muối vừng còn được bán với giá lên tới nửa triệu đồng/kg.
Món ăn “nhà nghèo” khi xưa giờ đây đã trở thành đặc sản đắt đỏ.
Video đang HOT
Chị Đào Thị Diệu Linh ở Phố Huế (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết trên Vietnamnet, chị bán muối vừng đã được 3 năm nay. Lượng khách mua món ăn dân dã này ngày một nhiều hơn.
Theo chị, trước kia nguyên liệu làm muối vừng khá đơn giản, chỉ gồm lạc, vừng trắng hoặc vừng đen, muối trắng. Chỉ cần đem rang cho chín thơm rồi giã nhỏ đóng hộp để ăn cùng cơm, xôi hoặc làm gia vị chấm cùng các loại rau củ quả luộc. Song, giờ muối vừng còn được biến tấu cho thêm rong biển, thậm chí tép khô.
Muối vừng các vị khác nhau được bán nhiều trên mạng.
Muối vừng chị Linh bán có 2 loại là muối vừng mè đen giá 200.000 đồng/kg và muối vừng rong biển giá gần 500.000 đồng/kg.
“Mới đầu tôi chỉ làm cho gia đình ăn là chính, dư ra vài hộp thì rao bán cho bạn bè. Sau lượng người mua ngày càng tăng nên tôi chuyển sang làm bán chuyên nghiệp”, chị nói.
Thế nhưng, muối vừng Việt Nam sản xuất giá vẫn còn là rẻ so với muối vừng Nhật nhập khẩu có giá cao ngất ngưởng lên đến 2,7 triệu đồng/kg. Muối vừng Nhật Bản còn có tên gọi khác là gia vị rắc cơm vì người Nhật thường dùng loại gia vị này rắc vào cơm để ăn hoặc viên cơm trắng rồi lăn qua loại gia vị này.
Dù có giá đắt đỏ nhưng loại muối vừng Nhật vẫn được nhiều người chọn mua về ăn.
Chúng khá giống với muối vừng Việt Nam, tuy nhiên, người Nhật kết hợp nhiều loại thực phẩm, gia vị để có được món muối vừng bổ dưỡng, đầy đủ chất dinh dưỡng nhất. Đơn cử, họ làm ra loại muối vừng vị cá ngừ, vị bào ngư, vị cua, vị tôm, vị cá hồi,… Giá cả sẽ tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu.
Muối vừng Nhật có giá đắt đỏ được rao bán khá nhiều tại Việt Nam
Mặc dù có giá đắt đỏ như vậy nhưng không ít nhà giàu Việt vẫn chi tiền thường xuyên để ăn muối vừng Nhật. Có gia đình mỗi tháng chi trên dưới 3 triệu đồng để mua muối vừng Nhật về ăn.
Cá ngần 300.000 đồng một kg vẫn hút khách
Cá ngần hay còn gọi là cá không xương giá bán tăng 20% lên 300.000 đồng một kg tươi, hơn 2 triệu đồng mỗi kg khô nhưng vẫn "cháy" hàng dù vào mùa.
Tháng 5-6 hàng năm là lúc cá ngần hay còn gọi là cá không xương - một đặc sản sông Đà vào mùa thu hoạch. Là người chuyên tìm mua loại cá này về ăn, chị Hoa ở TP HCM cho biết, để có được hàng tươi ngon, giá hợp lý, chị thường rủ đồng nghiệp mua cùng. Do đó, mỗi lần chị phải mua 20 kg các đầu mối bán ở Hòa Bình mới chuyển vào. "Loại cá này ăn không ngán, thịt lại mềm nên trẻ nhỏ cũng thích. Mỗi đợt mua, gia đình tôi trữ 3-5 kg", chị Hoa nói.
Theo người dân sống bên dòng sông Đà, cá ngần xuất hiện ngoài tự nhiên và không nuôi được. Loại này ngày càng được ưa chuộng nên giá trở nên đắt đỏ. So với năm ngoái, giá cá ngần hiện tăng 10-20%.
Cá ngần Sông Đà là đặc sản được ưa chuộng.
Chị Linh, người chuyên buôn hải sản ở Hạ Long cho biết, nếu năm ngoái chị bán cá ngần tươi chỉ 250.000 đồng một kg thì nay lên 300.000 đồng.
Theo chị này, sở dĩ giá cá ngần tăng do nguồn cung giảm nhưng số lượng khách đặt mua nhiều. Mỗi ngày chị bán gần 50 kg cá. Ngoài bán tại Hạ Long, nhiều đầu mối còn đặt mua của chị để bán ở miền Nam. Không chỉ có cá ngần tươi, hiện chị Linh còn bán chả cá ngần với giá 400.000 đồng một kg. Loại này chị làm số lượng có hạn nên luôn "cháy" hàng.
Trong khi đó, chị Loan ở Hòa Bình cho biết, mỗi kg cá ngần tươi chị bán giá 230.000 đồng, còn loại khô giá 220.000 đồng một lạng, tức 2,2 triệu đồng một kg. Với cá ngần khô, theo chị Loan khách muốn mua phải đặt trước vì cửa hàng chỉ phơi theo nhu cầu.
Từ đầu vụ đến nay, chị Loan đã bán cả tấn cá ngần tươi. "Loại này hút khách cả ba miền. Vốn có vị ngọt, không tanh là đặc sản hiếm có của thiên nhiên nên giá ngày càng đắt", chị Loan nói.
Chị Loan cũng cho biết, ngoài sông Đà, cá ngần còn có ở nhiều vùng biển khác. Tuy nhiên, cá sông Đà giá cao hơn vì loại này có kích cỡ lớn, thân hình trắng muốt so với các vùng khác.
Theo người dân nơi đây, cá ngần sống ở vùng nước sạch sông Đà chứ không phải nuôi nên thịt đảm bảo sạch.
Hàng ngàn đặc sản có mặt tại phiên chợ nông sản, thực phẩm an toàn mở lại sau dịch Covid-19 Phiên chợ nông sản, thực phẩm an toàn là phiên chợ định kỳ, do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức tại địa chỉ 489, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Sau thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID--19, đây là phiên chợ nông sản, thực...