Mùi của cơ thể tiết lộ tình trạng sức khỏe
Mùi của cơ thể thay đổi theo từng giai đoạn của cuộc đời, và người cao tuổi có mùi khác so với mũi của người trẻ tuổi.
Ảnh minh họa: Internet
“Ông có mùi của người già”. Đó là suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu người phụ nữ 41 tuổi này khi ôm bố của mình. Cô đã nói đúng và bố cô không phải là trường hợp cá biệt. Mùi của cơ thể thay đổi theo từng giai đoạn của cuộc đời, và người cao tuổi có mùi khác so với mũi của người trẻ tuổi.
“Điều này đã luôn bị nghi ngờ, nhưng bây giờ thì một cuộc nghiên cứu đã cho thấy điều này là đúng” – Giáo sư Jessica Freiherr, một nhà nghiên cứu về mùi hương tại Đại học Y Aachen của Đức đã nói.
Ở Philadelphia, có một cuộc nghiên cứu mà những người trẻ tuổi không gặp khó khăn gì để nhận biết chính xác mùi của người già. Nhưng có một điều bất ngờ: bằng việc so sánh mùi của người trẻ và người trung niên, mùi “của người già” được miêu tả là dễ chịu nhất và ít nặng nhất.
Mùi của nam giới từ trẻ đến trung niên là hôi nhất. Nguyên nhân là do hoóc-môn testosterone, chất chuyển hóa làm xuất ra mùi nặng. Không ngạc nhiên gì khi mùi của phụ nữ được cho là trung tính hơn.
Theo Giáo sư Freiherr, những người tham gia nghiên cứu ở Mỹ đã phát hiện ra rằng, những người cao tuổi thực sự không biết mùi của họ là gì. “Bối cảnh rất quan trọng đối với mùi. Nếu người ta nghĩ tới đôi tất khi đang ngửi phô mai, họ sẽ miêu tả phô mai có mùi như mùi của bàn chân” – bà giải thích. Bà tin rằng, việc người cao tuổi có mùi hôi có thể đến từ nhiều mùi xâm nhập vào mũi tại các nhà dưỡng lão.
Video đang HOT
Mồ hôi có 99% là nước bị bốc hơi. Các thành phần khác bao gồm đường, amoniac, urê và muối trong cơ thể như natri. Khi các thành phần này trong mồ hôi chuyển thành vi khuẩn sẽ tạo ra mùi cơ thể.
Khi lượng hoóc-môn giảm, lớp mỡ bảo vệ dưới da bị mất và các tuyến bài tiết thay đổi. Nếu họ có mùi cơ thể nặng (và điều này áp dụng không chỉ cho người cao tuổi), đây có thể là do một số nguyên nhân: vệ sinh kém, uống nhiều đồ uống có cồn, hút thuốc lá; một số loại thức ăn và bệnh béo phì cũng có tác động xấu đến mùi cơ thể.
Tiến sĩ Heiko Grimme, bác sĩ chuyên khoa da liễu, khuyên những người cao tuổi nên chú ý đến những điều trên và tuân thủ quy tắc vệ sinh cá nhân. Những người có mùi cơ thể nặng nên đều đặn thay quần áo làm bằng vải sợi cotton hoặc các chất liệu thiên nhiên. Quần áo đã mặc không nên đưa vào tủ quần áo. Chúng phải được giặt, nếu không “vi khuẩn sẽ tồn tại trong quần áo và sống lâu trong đó”.
Đối với những người đang mắc chứng tiểu dầm, Birgit Huber đến từ IKW, một khu công nghiệp sản xuất các sản phẩm chăm sóc cơ thể và chất tẩy rửa, khuyên dùng các sản phẩm dễ thấm hút như miếng thấm hoặc đồ lót dành cho người tiểu dầm. Hơn 4 triệu người ở Đức bị mắc chứng tiểu dầm, và đa số họ đều ở độ tuổi trên 65.
Theo CAND
Đột quỵ não đang tấn công giới trẻ
Đột quỵ là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột hoặc chảy máu trong não, hậu quả là tế bào não bị chết do thiếu oxy. Bệnh này thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay nó đang có xu hướng trẻ hóa, tấn công vào những người trẻ tuổi.
Ảnh minh họa: Internet
Cách phòng ngừa đột quỵ:
- Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc của người khác.
- Điều trị tốt bệnh cao huyết áp nếu có
- Kiểm soát tốt đường huyết nếu bị tiểu đường
- Duy trì một chế độ ăn lành mạnh ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối
- Hãy năng hoạt động thể chất
- Giữ cân nặng trong tầm kiểm soát
- Tuân thủ đúng các yêu cầu của bác sĩ về việc dùng thuốc
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe
Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Nó có thể gây ra những hậu quả rất nặng nề như tử vong hay tàn phế vĩnh viễn. Mỗi 45 giây trôi qua trên thế giới có ít nhất 1 người bị đột quỵ và cứ mỗi 3 phút trôi qua trên thế giới có 1 người tử vong do đột quỵ. Tại Việt Nam, ước tính hằng năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ và số người bị đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa.
Đột quỵ ở người trẻ có xu hướng gia tăng phần lớn do lối sống không lành mạnh như nghiện thuốc lá, rượu bia, sử dụng cần sa, chế độ ăn uống thiếu khoa học, nghiện rượu, béo phì, tiểu đường, mỡ (cholesterol) trong máu tăng cao, bị stress, dị dạng tai biến mạch máo não, bệnh tim mạch và ít vận động... Theo nhiều thống kê, nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là do xuất huyết não, mà phần lớn là do vỡ động tĩnh mạch hoặc vỡ phình mạch.
Tại Hội nghị về đột quỵ khu vực châu Á Thái Bình Dương 2014 vừa diễn ra tại TPHCM do Sanofi phối hợp cùng Hội Thần kinh học TP HCM tổ chức, TS.BS Nguyễn Huy Thắng - Tổng Thư ký Hội Phòng, chống tai biến mạch máu não Việt Nam nhấn mạnh: "Bệnh lý đột quỵ não đã và đang là nguyên nhân gây tử vong cao sau các bệnh như ung thư hay tim mạch và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh đột quỵ hoàn toàn có thể giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn tật nếu được chẩn đoán, xỷ lý bệnh kịp thời". GS.TS Lê Đức Hinh - Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam chia sẻ: "Việc làm rõ các vấn đề liên quan với việc tiên đoán nguy cơ, phương pháp điều trị để giúp bệnh nhân quản lý tốt bệnh đột quỵ, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra".
Các nhà nghiên cứu cảnh báo tình trạng bệnh tật, đau ốm và tử vong do đột quỵ gây ra sẽ tăng gấp đôi trên toàn thế giới vào năm 2030, đặc biệt tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ góp phần rất quan trọng trong chuẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.
Các dấu hiệu này bao gồm: Bất ngờ có cảm giác tê - mất cảm giác hoặc yếu liệt cơ mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên của cơ thể; Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân; Đột ngột giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt; Đột ngột bị lẫn lộn, gặp vấn đề trong việc nói và hiểu ngôn ngữ; Đột ngột có vấn đề trong việc đi lại, bị hoa mắt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể.
Cách đơn giản để phòng bệnh là cần thay đổi lối sống: vận động nhiều hơn, ngừng hút thuốc, hạn chế thức uống có cồn, tránh các chất gây nghiện... Nếu phát hiện sớm các bất thường về mạch máu thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Theo Giadinh.net
Những thức ăn nên hạn chế để cơ thể bớt nặng mùi Nếu không muốn hao tốn nhiều nước hoa để tẩy mùi cơ thể, bạn cần tránh hoặc bớt ăn những thực phẩm có thể khiến cơ thể "bốc mùi". Ảnh minh họa: Internet Những thực phẩm chứa nhiều gia vị dễ khiến cơ thể nạp nhiều sulfur và khi bạn đổ mồ hôi thường có mùi rất nặng. Nạp nhiều các chế phẩm...