Mục xương do dùng thuốc sai cách
Nghe lời người khác, nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp đi tiêm thuốc cho nhanh khỏi nhưng đó lại là cách tự hại mình
Bà N.T.M (60 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng khớp gối phải sưng nóng, đỏ, đau kèm sốt cao, suy thận. Bà cho biết bị đau khớp gối cách đây 2 năm, đã chữa trị nhiều nơi, sử dụng nhiều phương pháp dân gian như đắp lá, uống thuốc nam, châm cứu… nhưng không hết đau mà ngày càng nặng hơn.
Ỷ y “ thần dược”
Sau đó, bà M. quyết định đi tiêm khớp. Sau mũi tiêm đầu tiên, thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt, bà quyết định tiêm tiếp mũi thứ hai. Tuy nhiên, 2 ngày sau, khớp gối phải của bà bắt đầu sưng to, nóng đỏ và đau dữ dội. Bà M. được đưa đến bệnh viện (BV) trong tình trạng chân đau và nhiễm trùng toàn thân, phải nằm liệt giường.
Các bác sĩ (BS) chẩn đoán bà M. bị viêm kèm thoái hóa khớp gối, viêm mô tế bào toàn vùng mô mềm quanh gối và được chỉ định phẫu thuật nội soi khớp, cắt lọc mô viêm nhiễm, rửa khớp liên tục 48 giờ sau mổ. Sau phẫu thuật, bà M. phục hồi tốt, không còn tình trạng nhiễm trùng máu và được xuất viện theo dõi ngoại trú.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Vui tư vấn cho bệnh nhân đau khớp
Cũng tự ý điều trị bên ngoài, bà N.T.L (60 tuổi, ngụ tỉnh Ninh Thuận) nhập viện trong tình trạng đầu gối sưng đỏ, đi không được… Khi thăm khám, BS chẩn đoán bà bị ung thư xương giai đoạn cuối.
Người nhà cho hay hơn 8 năm nay, bà L. bị bệnh thoái hóa khớp hành hạ. Do hoàn cảnh khó khăn và nghĩ chỉ cần ở nhà uống thuốc, ít vận động sẽ khỏi, bà không đến BV để chữa bệnh mà chỉ đắp lá hoặc uống thuốc nam. Bệnh vẫn không khỏi, bà được người quen mách nước tiêm thuốc sẽ giảm đau nhanh chóng. Chỉ sau 1-2 mũi tiêm, bà L. cảm thấy không còn đau nhức và nghĩ đó như là “thần dược”. Cứ mỗi lần đau, bà lại ra cơ sở tư nhân gần nhà để tiêm thuốc.
Gần đây, bà L. đau nhiều hơn, tiêm thuốc vẫn không khỏi nên được các con đưa đến BV Đa khoa Sài Gòn khám. BS hỏi tên thuốc hay tiêm, bà lắc đầu không rõ, chỉ biết đó là loại nhiều người dưới quê tin dùng. BS chẩn đoán bà bị tràn dịch màng khớp và chụp CT kết luận bị ung thư xương – toàn bộ xương đã bị mục. Các BS nghi ngờ đó có thể là do tác dụng phụ của thuốc chứa corticoid.
ThS-BS Hoàng Nguyễn Anh Tuấn, Khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Đại học Y Dược (TP HCM), cho biết các bài thuốc chữa khớp dân gian đa số có thành phần corticoid với hàm lượng rất cao, có thể giúp giảm đau hiệu quả nhưng dùng nhiều sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho thận, tim mạch, dạ dày. Ngoài ra, việc đắp thuốc có thể gây phỏng và nhiễm trùng da. Nhiễm trùng da lan sâu sẽ gây ra nhiễm trùng khớp và nhiễm trùng huyết, thậm chí dẫn đến tử vong.
Hiệu quả điều trị thoái hóa khớp tùy thuộc vào giai đoạn bệnh ở thời điểm chẩn đoán. BS Tuấn khuyến cáo nếu xuất hiện những triệu chứng như: đau khớp, cứng khớp buổi sáng, hạn chế vận động, đau khi đi lên cầu thang, khi ngồi xổm hoặc mang vác nặng kéo dài hơn 2 tuần, người bệnh nên đến gặp BS chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, điều trị sớm, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí cũng như tránh nguy cơ phẫu thuật.
Mục xương mà không biết
Theo ghi nhận của Khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Đại học Y Dược TP HCM, hơn 80% trường hợp thoái hóa khớp đến điều trị trong giai đoạn muộn. Nhiều người vì ngại điều trị, sợ phẫu thuật dẫn đến việc tự ý chữa trị bằng các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc. Việc này sẽ dẫn đến các biến chứng như suy thận, suy tuyến thượng thận, loét dạ dày tá tràng, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn.
Video đang HOT
BS Nguyễn Khắc Vui, Phó Giám đốc BV Đa khoa Sài Gòn, nhận định khi dùng thuốc có chứa corticoid, bệnh nhân cảm thấy hiệu quả ban đầu. Thế nhưng, về lâu dài, thuốc này sẽ gây rất nhiều tác dụng phụ như: viêm loét dạ dày tá tràng, giữ muối và nước gây sưng phù, tích tụ mỡ ở mặt và bụng, teo cơ, da mỏng, suy tuyến thượng thận, loãng xương (mục xương dễ gãy)…
Theo BS Vui, người bệnh có các dấu hiệu chung như đau nhức, mỏi, tê, hạn chế vận động… thì nên đến BV khám và điều trị đúng chuyên khoa. Bệnh nhân có thể điều trị nội khoa, ngoại khoa và kết hợp với đông y. Không nên tự ý đắp lá, tiêm thuốc tùy tiện sẽ làm bệnh thêm nặng, nguy cơ phẫu thuật lớn, chi phí đắt đỏ.
Thoái hóa khớp là tình trạng phần sụn nằm ở đầu xương mòn dần theo thời gian. Khớp gối là một trong những khớp thường gặp tình trạng thoái hóa nhất. Thoái hóa khớp do nhiều yếu tố gây nên như lớn tuổi, béo phì, chấn thương, nhiễm trùng…
Trịnh Thiệp
Theo Người lao động
Ăn táo như thế nào là tốt nhất?
Chất polyphenol thực vật tự nhiên có nhiều lợi ích khác nhau đối với sức khỏe - và một tỷ lệ lớn chất này được tìm thấy trong vỏ táo.
Hóa ra là việc gọt vỏ táo rồi cắt miếng để ăn không tốt bằng ăn nguyên cả quả táo.
Mặc dù có thể dễ ăn hơn sau khi gọt hoặc bóc đi lớp vỏ cứng, nhưng đây thực sự không phải là cách ăn táo tốt cho sức khỏe.
TS. Joanna McMillan, một chuyên gia dinh dưỡng cho biết: "Táo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giá trị và polyhenols là chất nổi bật giữ chìa khóa của nhiều lợi ích sức khỏe từ loại trái cây này".
'Khoa học mới nhất đã phát hiện ra rằng polyphenol táo có vai trò trong giảm cân và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Những nghiên cứu mới cũng cho thấy chất này thậm chí có thể làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp".
Polyphenol cũng được tìm thấy trong trà xanh và quả việt quất. Tuy chức chắn là bạn cũng nhận được một phần poluphenols từ phần thịt trắng của quả táo, song nói chung ăn táo cả vỏ vẫn tốt hơn.
Ăn táo bỏ vỏ không tốt bằng ăn cả vỏ.
"Vỏ táo chứa nhiều chất chống oxy hóa, kể cả polyphenol, hơn gấp 2,5 lần", bà giải thích.
"Vì vậy, ăn nguyên cả quả táo thực sự là cách tốt nhất".
Và có nhiều lý do để ăn vặt bằng táo nguyên cả vỏ.
1. Bí mật của vỏ táo
Chúng ta đã biết rằng ăn táo nguyên quả, như một phần của chế độ ăn lành mạnh, cân đốig, có thể giúp giảm cân dễ dàng hơn nhờ giúp kiểm soát sự thèm ăn và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.
Một đánh giá mới đã làm sáng tỏ thêm về cách táo giúp giảm cân.
Được đăng trên tờ Journal of the American College of Nutrition, tổng kết 13 nghiên cứu thấy rằng hàm lượng polyphenols cao trong táo, đặc biệt là ở vỏ, có thể trực tiếp tham gia vào việc giảm cân và ngăn ngừa tăng cân.
Khi nói đến việc ngăn ngừa tăng cân, polyphenol táo đóng nhiều vai trò khác nhau. Một số polyphenol làm giảm hấp thu chất béo và carbohydrate, những loại khác giúp cơ thể giáng hóa chất béo để sử dụng làm nhiên liệu, trong khi một số lại nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột giúp tạo ra một đường ruột khỏe mạnh, cân bằng và đa dạng.
Cũng như polyphenol, tổng kết cũng cho thấy chất xơ của táo thúc đẩy một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh và chỉ số đường huyết thấp của táo giúp quản lý lượng đường trong máu, kiểm soát insulin và đói.
2. Vỏ táo chống ung thư
Thường xuyên ăn táo có liên quan đến giảm nguy cơ một số bệnh ung thư phổ biến nhất bao gồm ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng và u lympho không Hodgkin.
Dựa trên nhận định này, một nghiên cứu gần đây của Ý đã thấy rằng polyphenol của táo ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư vú trong phòng thí nghiệm.
TS. McMillan cho biết: "Chúng tôi chưa thể gợi ý rằng việc ăn táo sẽ có tác dụng tương tự trên cơ thể, nhưng đó là một nghiên cứu thú vị đang bắt đầu làm sáng tỏ tại sao táo có thể có tác dụng chống ung thư".
Ảnh
Thường xuyên ăn táo có liên quan đến giảm nguy cơ một số bệnh ung thư phổ biến nhất
3. Giúp cho hệ tim mạch khỏe mạnh
Câu ngạn ngữ "Một quả táo mỗi ngày, bác sĩ thất nghiệp ngay" có thể bắt nguồn từ khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch của quả táo.
Có khá nhiều nghiên cứu cho thấy ăn táo thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu của Trung Quốc đã chứng minh rằng cả polyphenol từ vỏ và thịt quả táo giúp hạ huyết áp và cholesterol, cải thiện tính đàn hồi của các tĩnh mạch và giảm tính kháng insulin, khi thử nghiệm trên động vật.
4. Da và xương
Trong một lĩnh vực nghiên cứu mới nổi, chúng ta vừa khám phá ra là táo có thể hữu ích trong việc quản lý bệnh thoái hóa khớp - một tình trạng bệnh ảnh hưởng đến 1/5 số người Úc.
Nghiên cứu gần đây của Nhật Bản đã tiết lộ polyphenol táo - đặc biệt là polyphenol procyanidin - giúp duy trì sụn khỏe mạnh trong các khớp và làm chậm sự tiến triển của viêm xương khớp trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật.
Bước tiếp theo là kiểm tra điều này trong các thử nghiệm trên người.
Nên ăn táo như thế nào?
1. Cắt táo cả vỏ thành từng miếng và ăn với một miếng pho mai.
2. Cắt táo thành miếng và phết bơ lạc.
3. Dùng máy xay sinh tố xay táo với rau bina, dưa chuột, cần tây, bạc hà, một lát chanh (cũng cả vỏ ngoài) và vài cục đá nhở để làm thành một cốc sinh tố xanh thơm ngon.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Tử vong sau khi tiêm thuốc ở phòng khám tư: Yêu cầu bác sĩ tường trình Thanh tra Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long đã yêu cầu bác sĩ ở phòng khám tư có bệnh nhân tử vong bất thường sau khi tiêm thuốc tường trình để làm rõ vụ việc. Di ảnh anh Khoa - XUÂN PHÚC Chiều nay (23.8), ông Nguyễn Công Tuấn, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, cho biết Sở đã nhận...