Mùa hè dùng quạt điện cần tránh mắc phải 4 sai lầm này kẻo gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe
Ngoài điều hòa thì quạt điện cũng là thứ chúng ta sử dụng thường xuyên trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu dùng quạt điện sai cách thì vô tình gây ra những tai hại không nhỏ tới sức khỏe của bạn.
Nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát trong mùa hè như điều hòa, quạt điện… là rất cao. Thế nhưng, vẫn có nhiều người mắc phải các lỗi cơ bản khi sử dụng quạt điện mà không hề hay biết. Điều này có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bạn, thậm chí là cả gia đình bạn. Do đó, hãy sửa ngay 4 thói quen sai lầm khi sử dụng quạt điện trong mùa hè để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh từ sớm bạn nhé!
Sử dụng quạt khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi
Nếu vừa đi ngoài trời nắng hoặc vừa chơi thể thao về mà mồ hôi tiết ra đầm đìa thì bạn đừng nên sử dụng quạt điện ngay. Bởi đây là một thói quen phổ biến mà nhiều người thường hay mắc phải mà lại không hề nghĩ tới hậu quả của nó. Do khi vận động mạnh, các mạch máu đang giãn nở khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Luồng gió từ quạt điện thốc ra sẽ làm cản trở quá trình bài tiết mồ hôi, đồng thời làm mạch máu bị co lại đột ngột. Thay vì bật quạt điện lúc này, bạn nên lấy khăn khô lau sạch mồ hôi rồi bật quạt từ xa để làm mát người từ từ sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe hơn.
Bật quạt ở tốc độ quá cao
Khi nhiệt độ ngoài trời vượt quá mức 30 – 35 độ C thì luồng gió từ quạt thổi ra cũng là luồng gió ở nhiệt độ cao. Vậy nên, việc bật quạt ở mức cao nhất sẽ chỉ làm cho nhiệt độ trên bề mặt da của bạn giảm, từ đó khiến lỗ chân lông bị bít tắc, mồ hôi không thoát ra ngoài được, thậm chí còn khiến cơ thể nóng hơn nên dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kiệt sức và đau lưng. Do đó, bạn đừng vội thấy quạt không phả ra luồng gió mát mà bật lên số cao nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh quạt điện thường xuyên ở phần cánh quạt, lồng quạt, trục quay… để thiết bị này hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn. Bởi nếu cứ sử dụng một chiếc quạt bám đầy bụi bẩn sẽ không thể mang đến làn gió mát, sạch. Trái lại còn giảm tuổi thọ sử dụng quạt và khiến bạn lĩnh trọn bụi bẩn phả ra từ chiếc quạt lâu ngày không vệ sinh.
Để quạt thổi trực tiếp vào người, phía trên đầu
Rất nhiều người thường có thói quen bật quạt hướng thẳng trực tiếp lên người, thậm chí còn không để quạt quay sang bất kỳ hướng nào khác suốt một thời gian dài. Mặc dù, cách làm này có thể giúp làm cơ thể dịu mát, nhưng lại rất có hại cho sức khỏe của bạn.
Ở vùng da được quạt thổi vào liên tục, mồ hôi sẽ bốc hơi rất nhanh và gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, sự bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng nên gây ra các triệu chứng như đau đầu, cảm cúm, choáng váng… Vậy nên, khi bật quạt, nhất là khi nghỉ ngơi thì bạn chỉ nên hướng quạt lên tường hoặc trần nhà để không khí lưu thông tốt hơn. Nếu phòng thoáng gió thì chỉ nên mở quạt ở tốc độ nhẹ và tốt nhất nên để quạt quay phe phẩy sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Sử dụng quạt trong suốt một thời gian dài
Video đang HOT
Quạt điện có chức năng điều tiết không khí trong phòng nên giúp phòng thông thoáng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn để quạt thổi trực tiếp vào người trong thời gian dài thì mồ hôi sẽ bốc hơi rất nhanh, từ đó giảm bài tiết khiến cơ thể mất cảm giác thiếu nước. Và khi đó, bạn sẽ không nhớ việc phải cung cấp đủ nước cho cơ thể, từ đó là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước trong mùa hè nên dẫn đến hiện tượng uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng làm việc.
Mặt khác, để quạt thổi lâu ở một vị trí còn gây hại cho cơ thể, đồng thời khiến mô tơ quạt nóng lên, trường hợp xấu còn làm cháy mô-tơ quạt nếu cứ sử dụng liên tục. Do đó, cứ khoảng 4 – 5 tiếng thì bạn nên tắt quạt cho quạt nghỉ khoảng 30 phút để quạt vừa không bị giảm tuổi thọ, vừa bảo vệ cho sức khỏe bạn tốt hơn.
Theo Helino
Bác sĩ Nhật gợi ý các cách bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ trong mùa hè
Muỗi đốt, rôm sảy, côn trùng cắn... là những rắc rối liên quan đến làn da của trẻ rất phổ biến vào mùa hè, mùa nắng nóng.
Mùa hè được con là "kẻ thù số 1" với làn da mịn màng, mỏng manh của trẻ nhỏ. Dưới đây, bác sĩ người Nhật Katsuhiro Keiko, công tác tại một phòng khám gia đình ở Adachi-ku, Tokyo, sẽ chia sẻ kinh nghiệm để đối phó với những rắc rối về làn da trẻ trong những ngày hè nóng nực này.
Cháy nắng
Bác sĩ Keiko giải thích cháy nắng là làn da bị bỏng bởi ánh nắng mặt trời. Những tia cực tím chiếu vào làm làn da trở nên đỏ ửng, đau rát. Trong trường hợp xấu có thể xuất hiện những mụn nước sưng phồng.
Tránh để làn da trẻ phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khoảng thời gian nắng gay gắt trong ngày (Ảnh minh họa)
Việc đi ra ngoài vào mùa hè quá lâu hay đến những nơi có ánh nắng gay gắt sẽ rất dễ dẫn đến bị cháy nắng. Với trẻ nhỏ, cách tốt nhất là tránh để làn da trẻ phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải đội mũ, che chắn cho trẻ khi đi ra ngoài. Ngoài ra, màu trắng sẽ ít phản xạ với tia cực tím hơn nên hãy chọn những bộ quần áo sáng màu cho trẻ. Từ 10h sáng đến 2h chiều là lúc ánh nắng có cường độ rất mạnh nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài vào khoảng thời gian này.
Trong trường hợp trẻ bị cháy nắng, nếu vết cháy quá nặng, gây ra rộp nước và sốt trong vòng 24h phải đưa đi bệnh viện. Nếu nhẹ hơn, làn da bé chỉ bị nóng rát thì hãy dùng khăn lạnh đắp lên da trong vài giờ. Ngoài ra, khi bị cháy nắng, làn da sẽ bị khô, ngứa nên hãy giữ ẩm cho da trẻ.
Bị côn trùng cắn
Khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là đến những nơi có nhiều côn trùng (thường là muỗi), nếu trẻ bị cắn phải kiểm soát không cho trẻ gãi, bởi càng gãi thì tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ, làn da bé càng dễ viêm nhiễm gây phồng, rộp nước, tạo mủ.
Để phòng tránh côn trùng đốt như muỗi đốt, cha mẹ hãy mặc áo quần dài tay cho bé hoặc sử dụng thuốc chống côn trùng loại an toàn với trẻ nhỏ.
Nếu trẻ bị côn trùng cắn, cha mẹ cần nhanh chóng rửa vết cắn của trẻ ngay với nước sạch (Ảnh minh họa).
Khi ở trong phòng hay ngoài vườn nơi có nhiều muỗi, cha mẹ hãy tìm những sản phẩm chống côn trùng có nguồn gốc thiên nhiên để xịt hoặc đặt trong phòng. Nên nhớ đặt những thứ này xa tầm tay trẻ nhỏ.
Trong trường hợp trẻ bị côn trùng cắn, cha mẹ cần nhanh chóng rửa vết cắn của trẻ ngay với nước sạch. Hãy đọc các chú ý khi sử dụng các loại thuốc thoa, bôi.
Vì trẻ em không thể kiểm soát được như người lớn nên đôi khi sẽ gãi rất nhiều làm cho các vết cắn ngứa ngáy, lan rộng ra, phồng rộp làm mủ. Trong trường hợp quá ngứa, tình hình da xấu đi thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Rôm sảy
Đặc trưng của rôm sảy ở trẻ là làn da bé sẽ bị nổi những mụn li ti kèm theo ngứa ngáy, khó chịu. Nếu như cào vào những vùng rôm sảy này sẽ tạo thành những mụn rộp đỏ, gây lở loét.
Bác sĩ Keiko gợi ý bố mẹ phải lau mồ hôi thường xuyên cho trẻ, mặc quần áo dễ thấm hút mồ hôi (chất liệu cotton) là những cách tốt để hạn chế tình trạng rôm sảy. Hơn nữa, nếu trẻ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của rôm sảy như ngứa thì hãy cắt móng tay cho trẻ sạch sẽ để dù có gãi thì cũng không bị nhiễm khuẩn.
Lau mồ hôi thường xuyên cho trẻ, mặc quần áo dễ thấm hút mồ hôi (chất liệu cotton) là những cách tốt để hạn chế tình trạng rôm sảy (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, nếu trẻ đổ nhiều mồ hôi sau khi đi ra ngoài chơi thì nhất định phải tắm cho trẻ, thay đồ sạch hoặc dùng khăn lau mồ hôi đi để tránh gây viêm nhiễm.
Trong trường hợp trẻ bị rôm sảy nhiều, hãy cắt móng tay ngắn để hạn chế trẻ cào vào vùng bị rôm. Nếu đã cào xước, vi khuẩn xâm nhập vào gây sưng phồng, mẩn đỏ thì nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tình trạng nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện.
Bị bỏng do những vật dụng vui chơi
Vào mùa hè, công viên là nơi được nhiều trẻ em yêu thích. Thế nhưng, những mối nguy hại không tưởng từ đây có thể đem lại rất nhiều rắc rối. Vốn dĩ trẽ em rất nghịch ngợm, việc chúng sờ mó, cầm nhặt những vật dụng hay chơi những trò chơi ngoài nắng thường ít được người lớn quan tâm kỹ.
Chẳng hạn như chiếc cầu trượt vốn được đặt ngoài nắng, khi phơi nắng lâu khiến toàn bề mặt rất dễ gây ra bỏng. Vì vậy, bố mẹ cần phải kiểm tra những đồ vật hay thiết bị trước khi để con chơi. Nếu chơi cầu trượt hãy mặc quần dài cho con để tránh ma xát với bề mặt nóng.
Bố mẹ cần phải kiểm tra những đồ vật hay thiết bị trước khi để con chơi (Ảnh minh họa).
Trong trường hợp lỡ bị bỏng, hãy nhanh chóng làm lạnh nhanh vết thương. Cách tốt nhất là làm lạnh bằng đá nhưng nếu không có đá trong tay hãy làm lạnh bằng nước sạch.
Nếu da trẻ bị phồng rộp lên, hãy chắc chắn rằng không làm vỡ những bóng nước này vì nó gây ra nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Mụn nước
Khi cào vào các chỗ bị ngứa do bị côn trùng cắn hay các vết thương bị lở loét, vi khuẩn xâm nhập vào gây ra hiện tượng ngứa ngáy, làm nổi những cục mụn bọc nước, làm mủ bên trong.
Không nên tự điều trị khi phát hiện trẻ bị mụn nước (Ảnh minh họa).
Bác sĩ Keiko cho biết điều quan trọng khi bị mụn nước là phải giữ cơ thể sạch sẽ, rửa tay kỹ với xà phòng, cắt ngắn móng tay để tránh làm xước miệng vết thương. Những chỗ ngứa ngáy do côn trùng cắn thì càng phải rửa sạch sẽ. Đặc biệt phải chú ý đến tay của trẻ vì chúng rất hay vào trong mũi, điều này sẽ làm nguy cơ lây lan vùng bị nổi mụn nước.
Không giống như những căn bệnh khác, ngay khi thấy những dấu hiệu như vùng da bắt dầu chuyển sang ngứa, nổi nhiều mụn nước ti li hoặc đỏ ửng, làm mủ, cha mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện chứ không được tự tiện bôi thuốc vào để tránh trường hợp nhiễm trùng và lan rộng.
Nguồn: Mamari
Theo Helino
Mùa hè có đi bơi thì nên chú ý tuân theo đúng 5 nguyên tắc quan trọng này để an toàn hơn cho sức khỏe Để không gặp phải những hậu quả đáng tiếc khi đi bơi trong mùa hè thì bạn cần thuộc nằm lòng các nguyên tắc sau đây. Vào mùa hè thì đi bơi chính là một cách giải tỏa cơn nóng và giúp cơ thể thêm săn chắc, dẻo dai hơn. Tuy nhiên, khi đi bơi thì có rất nhiều nguy cơ mà bạn...