Mùa dịch đừng ăn nhiều mì tôm bởi đây chính là kẻ thù “không đội trời chung” của sắc đẹp
Mùa dịch mọi người thi nhau tích trữ mì tôm mà không biết rằng thực phẩm này chứa rất nhiều carbohydrate và chất béo bão hòa, không hề tốt cho làn da và vóc dáng chút nào.
Ngay sau khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại hôm 6/3 vừa qua, rất nhiều người đã đổ xô đến các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi để tích trữ đồ ăn do lo sợ tình trạng khan hiếm thực phẩm. Trong đó, thứ được săn tìm để tích trữ nhiều nhất chính là mì tôm.
Đây là thực phẩm vừa tiện lợi, dễ chế biến mà giá thành lại bình dân và bảo quản được lâu dài nên rất được lòng các bà nội trợ.
Kể cả khi không có dịch, mì tôm cũng là thực phẩm được nhiều người yêu thích và sử dụng thường xuyên vào bữa sáng, thế nhưng ít ai biết được rằng, đây lại là thủ phạm gây ra hàng tá những vấn đề về da và vóc dáng. Cụ thể:
Mì ăn liền gây tăng cân.
Mỗi một gói mì chứa tới 400 calo, liều lượng này tương đương với 1/4 lượng calo được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ trưởng thành có thể ăn trong ngày.
Không chỉ thế, mì ăn liền còn có thành phần chủ yếu là carbohydrate và chất béo bão hòa, ngoài ra hầu như không chứa bất kỳ một thành phần dinh dưỡng nào có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp. Chính vì chứa nhiều hàm lượng chất béo và calo nên đây chính là thực phẩm hàng đầu gây ra tình trạng tăng cân, béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như: tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…
Ăn quá nhiều mì ăn liền sẽ làm cho cơ thể bạn bị mất cân bằng dinh dưỡng và làm gia tăng tình trạng tích tụ mỡ thừa, gây ảnh hưởng không tốt đến vóc dáng của chị em phụ nữ.
Không chỉ mỗi mì gây tăng cân mà những gói gia vị và nước sốt đi kèm cũng có thể làm cho cân nặng của bạn tăng tốc không phanh do có hơn 90% thành phần là chất béo.
Mì ăn liền làm gia tăng quá trình lão hóa
Mì gói là thực phẩm đã được chế biến sẵn bằng cách chiên qua dầu mỡ, chất mỡ này thông thường đều thêm chất chống ôxy hóa, nhưng nó chỉ có tác dụng làm chậm tốc độ ôxy hóa, giúp mì được bảo quản và giữ mùi lâu hơn. Còn với cơ thể và nhất là làn da, việc dung nạp quá nhiều chất chống ôxy hóa trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy quá trình lão hóa diễn da nhanh hơn.
Video đang HOT
Không chỉ gây tăng cân, mì tôm còn là thủ phạm gây ra tình trạng lão hóa sớm ở phụ nữ.
Mì ăn liền gây nổi mụn
Một trong những điều dễ thấy nhất khi ăn nhiều mì gói chính là dễ bị nổi mụn. Sở dĩ chúng ta có nguy cơ bị nổi nhiều mụn là do trong quá trình chế biến, mì được chiên bột và tẩm gia vị nên thường chứa nhiều dầu và muối. Khi ăn nhiều mì tôm mà không bổ sung các thực phẩm khác sẽ làm cho chúng ta cảm thấy khô (do mì có tính hút nước khi đi vào cơ thể), khi tiêu hóa, phần dầu và muối có trong mì sẽ làm tăng tiết bã nhờn ra lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn.
Thành phần bột mì có trong mì ăn liền sau khi được chiên sẽ tạo ra một số chất có hại gây khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ nội tiết và chức năng thải độc của gan, gây nên tình trạng nổi mụn.
Với những tác hại liên quan đến vóc dáng và sắc đẹp như thế, chị em phụ nữ cần phải tuyệt đối tránh xa mì ăn liền. Trường hợp đã lỡ tích trữ quá nhiều trong thời điểm nhạy cảm vì dịch bệnh, chị em hãy áp dụng những cách sau để giảm thiểu và hạn chế bớt những ảnh hưởng không tốt của mì gói.
- Tuyệt đối không ăn “mì úp”, nên luộc bỏ nước đầu và nấu mì với nước lần 2
Việc chần mì tôm với nước sôi trước khi chế biến sẽ giúp bạn giảm được khá nhiều lượng dầu và muối dư trong mì.
- Khi ăn mì tôm, bạn nên cho thêm các loại rau, củ quả để bổ sung thêm chất xơ và vitamin cho cơ thể.
Mì tôm nấu cùng rau củ không chỉ làm tăng hương vị của món ăn mà còn giúp bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và chất xơ, tránh táo bón, giảm thiểu nguy cơ hình thành mụn.
- Vì mì tôm không chứa nhiều dinh dưỡng nên ngoài việc bổ sung thêm chất xơ, bạn nên ăn mì cùng các loại thực phẩm giàu đạm như: thịt bò, thịt heo, tôm, trứng, rong biển…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo hợp lý cho nhu cầu dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe, khi ăn mì, các bạn nên bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và chỉ ăn mì tôm tối đa 1 – 2 lần/tuần.
- Bổ sung nước sau khi ăn mì gói để hạn chế bớt những ảnh hưởng của lượng dầu và muối có trong mì, giúp việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp thanh lọc cơ thể và tránh nguy cơ mọc mụn.
- Việc ăn trái cây sau khi ăn mì gói cũng là một cách để bổ sung dinh dưỡng, nhất là vitamin và nước, giúp giảm thiểu nguy cơ nổi mụn sau khi ăn mì gói. Chú ý là chỉ nên ăn trái cây sau khi ăn mì khoảng 30- 45 phút.
Cuối cùng, lời khuyên quan trọng nhất dành cho bạn chính là nên hạn chế ăn mì gói quá thường xuyên, mà thay vào đó nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Khánh Huyền (phunuvietnam.vn)
5 việc khi ăn mì tôm cần áp dụng ngay để tránh 'rước bệnh vào thân'
Mỳ ăn liền vốn là một món ăn thay thế ngũ cốc phổ biến, tiện dụng và kinh tế đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên, việc lạm dụng món ăn này có nguy cơ mắc bệnh, khiến nhiều người vô cùng lo lắng.
Ăn quá nhiều mì ăn liền nhất là việc ăn mì thay cho bữa chính, khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nóng trong người, nổi mụn, nhiệt miệng chính là những hậu quả đầu tiên của việc bạn ăn mì quá thường xuyên.
Ăn nhiều mì ăn liền đồng nghĩa với việc bạn ăn nhiều Carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Điều này dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao. Từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao...
Ngoài ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều mì ăn liền thường xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày, tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Tốt nhất không ăn mì quá 3 lần/tuần.
5 lưu ý nhất định phải biết để tốt cho sức khỏe:
Không uống nhiều nước mì
Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn sợi mì và không nên uống nước. Vì thực tế rằng lượng muối trong mì vượt quá ngưỡng cho phép gây hại cho cơ thể. Nếu muốn ăn cả sợi lẫn nước mì, bạn chỉ nên để khoảng 1/3 lượng muối trong gói mì.
Vứt gói gia vị trong mì tôm
Không thể phủ nhận gói gia vị chính là "linh hồn" của gói mì, tuy nhiên những gói dầu mỡ đó lại có khả năng gây ra bệnh về tim mạch. Thay vào đó, bạn có thể nêm nếm và cho thêm các thực phẩm ăn kèm mì theo sở thích của bản thân.
Bổ sung thực phẩm giàu đạm, rau xanh
Dù bạn thấy trên bao bì có để là mì bò, mì gà hay bất cứ mì nào khác, chúng vẫn không mang lại cho bạn giá trị dinh dưỡng nào, thay vào đó bạn có thể biến món mì gói nhàm chán trở nên hấp dẫn hơn bằng cách cho vào một chút thịt bò, thịt lợn, tôm,... Ngoài ra, bạn cũng nên cho thêm rau xanh để bổ sung chất xơ và vitamin vào mì để có một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Chần mì qua nước sôi
Ảnh minh họa
Mì được chiên qua nhiều lần hay tẩm màu thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, để giảm khả năng này đến mức thấp nhất, bạn có thể chần mì qua nước sôi trước khi ăn. Việc này giống như bạn rửa qua một lần để trôi đi hết chất dầu mỡ vậy.
Không ăn mì trước khi ngủ
Việc ăn mỳ tôm trước khi đi ngủ không quá 2 giờ sẽ khiến cơ thể bạn bị tích tụ bởi một lượng mỳ lớn. Từ đó chuyển hóa thành những chất béo no làm bạn tăng cân nhanh chóng. Những chất béo này không tốt cho sức khỏe của bạn, nhất là hệ tim mạch.
Vì thế, đối với những bạn hay đói vào ban đêm thì tốt nhất nên trữ sẵn những thực phẩm an toàn, nhanh tiêu hóa như sữa, chuối, trứng, hạnh nhân, rau củ... để không sử dụng mỳ gói và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Theo giadinh.net
5 sai lầm khi ăn mì tôm gây hại cho sức khỏe, 90% người Việt vẫn làm hàng ngày Mì ăn liền là món ăn được nhiều người ưa thích, không chỉ ngon miệng mà còn chế biến nhanh. Song nếu ăn mì sai cách có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Ăn mì sai cách có thể gây hại cho sức khỏe - Ảnh: Minh họa Ăn trước khi đi ngủ Mì tôm nghèo dinh dưỡng, lại khó tiêu...