Một bác sĩ trẻ bị đột tử, nguyên nhân là bởi mắc phải thói quen mà hàng triệu người đang làm mỗi ngày
Ngày 28/6, bác sĩ Trần Đức Ninh đã đột tử trong ký túc xá của mình. Cái chết của vị bác sĩ trẻ như một lời cảnh báo mạnh mẽ cho những người khác, kể cả đồng nghiệp của anh.
Bác sĩ Trần Đức Ninh, 26 tuổi, là một bác sĩ tại Bệnh viện Thiệu Dật Phu thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Bác sĩ Trần Đức Ninh đã từng nói với bạn bè về công thức làm việc của mình là “đen trắng đen”, tức là làm việc cả ngày lẫn đêm và còn nói đùa là bản thân vẫn còn sống tốt. Tuy nhiên, số phận đã không mỉm cười với chàng trai vừa lạc quan vừa vui vẻ này.
Ngày 28/6, bác sĩ Trần Đức Ninh đã đột tử trong ký túc xá của mình. Theo các bác sĩ khác tại bệnh viện cũng cho biết, trước đây bác sĩ Trần thường xuyên tăng ca và thức khuya, cơ thể mệt mỏi quá mức đã gây nên cái chết cho chàng bác sĩ trẻ.
Theo các bác sĩ khác tại bệnh viện cũng cho biết, trước đây bác sĩ Trần thường xuyên tăng ca và thức khuya, cơ thể mệt mỏi quá mức đã gây nên cái chết cho chàng bác sĩ trẻ.
Các bác sĩ ở Bệnh viện Thiệu Dật Phu cũng cho biết: Khi cơ thể mệt mỏi quá mức rất dễ dẫn đến rối loạn tâm điện sinh lý, hoặc chứng co thắt động mạch, gây hẹp mạch máu, lượng máu cung cấp không đủ dẫn đến đột tử. Cơ thể con người giống như một quốc gia, hệ miễn dịch giống như một đội quân phòng thủ bảo vệ cơ thể con người. Muốn hệ miễn dịch hoạt động bình thường, thì phải bổ sung các loại như protein, axit amin và các nguyên tố vi lượng mà cơ thể cần.
Khi cơ thể con người bị làm việc quá sức, những vật liệu và năng lượng này dễ bị cạn kiệt, có thể dẫn đến rối loạn thần kinh và nội tiết, làm giảm chức năng của hệ miễn dịch. Mặt khác, do sự mệt mỏi, khả năng của cơ thể giúp loại bỏ các chất chuyển hóa trung gian như axit pyruvic, axit lactic và urê bị giảm. Những chất này, được gọi là “độc tố gây mệt mỏi”, tích tụ trong các mô và gây tổn hại cho hệ miễn dịch. Một khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra một loạt các bệnh.
Mệt mỏi là một tín hiệu nhắc nhở bạn rằng cơ thể của bạn đã vượt quá tải bình thường.
Mệt mỏi là một tín hiệu nhắc nhở bạn rằng cơ thể của bạn đã vượt quá tải bình thường. Tại thời điểm này, nếu bạn điều chỉnh và nghỉ ngơi ngay lập tức, bạn có thể tránh hầu hết các chấn thương không cần thiết. 8 triệu chứng sau chỉ ra rằng cơ thể bạn bị “làm việc quá sức”. Đừng ngần ngại lúc này, hãy chắc chắn nghỉ ngơi nhiều hơn!
6 tín hiệu trong cơ thể, chỉ ra rằng bạn nên nghỉ ngơi:
1. Chứng nhược cơ hoặc đau khớp không rõ nguyên nhân
Nếu gần đây bạn cảm thấy đau ở khớp tay hoặc khớp gối và cơ thể yếu, có thể là mệt mỏi quá độ dẫn đến viêm khớp.
2. Chất lượng giấc ngủ kém
Video đang HOT
Việc não phải hoạt động quá nhiểu, trong thời gian dài sẽ khiến đại não ở trạng thái hưng phấn dẫn đến chức năng bị rối loạn. Từ đó dễ xuất hiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ thường mơ màng, tỉnh giấc sớm và mệt mỏi sau khi thức dậy.
3. Bị các bệnh vặt không rõ nguyên nhân
Nếu bạn thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt hoặc đau đầu, ù tai và khi đi kiểm tra không có kết qủa rõ ràng, nó có thể là do làm việc quá sức.
4. Mất tập trung và trí nhớ suy giảm
Phát hiện bộ não không được tốt lắm, đặc biệt là hay quên, nguyên nhân chủ yếu là do quá mệt mỏi. Vì bộ não được sử dụng trong một thời gian dài, đại não rất dễ bị thiếu khí huyết gây nên mệt mỏi.
Phát hiện bộ não không được tốt lắm, đặc biệt là hay quên, nguyên nhân chủ yếu là do quá mệt mỏi.
5. Càng ngày càng béo
Khi một người thời gian dài làm việc trong môi trường công việc áp lực cao, rất dễ xuất hiện “béo phì do mệt”. Bởi vì áp lực cao dễ dẫn đến sự gia tăng chỉ số cortisol thượng thận, làm tăng cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn. Ăn nhiều hơn, cộng với ngồi cả ngày và thức khuya, tự nhiên sẽ tăng cân.
6. Suy giảm khả năng giường chiếu, kinh nguyệt không đều
Nếu cơ thể quá mệt mỏi, sẽ không có năng lượng để quan hệ. Ngoài ra, mệt mỏi quá mức cũng có thể dẫn đến rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến cả ham muốn “yêu”. Do sự rối loạn estrogen và tiết progesterone, phụ nữ có thể có các triệu chứng như kinh nguyệt không đều và tăng đau bụng kinh.
Mệt mỏi quá mức cũng có thể dẫn đến rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến cả ham muốn “yêu”.
Chuyên gia khuyên mọi người nên làm tốt 4 việc sau để tránh xa mệt mỏi
Duy trì quy luật sống: Duy trì tính đều đặn của nhịp sống là điều kiện tiên quyết để phòng ngừa bệnh tật và chăm sóc sức khỏe.
Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục có thể cải thiện khả năng co cơ tim, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng tốc độ trao đổi chất và tinh thần thoải mái sau khi tập thể dục.
Điều chỉnh tâm trạng: Những cảm xúc không lành mạnh như chán nản, lo lắng và buồn phiền là những yếu tố bên trong gây ra mệt mỏi. Trong xã hội hiện đại mọi người đều phải chịu áp lực, vì vậy, điều rất quan trọng là duy trì thái độ cởi mở và lạc quan đối với cuộc sống, và đối xử đúng với những điều khó chịu có thể xảy ra trong cuộc sống.
Khám sức khỏe định kỳ: Nhiều người nghĩ rằng sức khỏe của họ tốt, nên họ không chú ý đến nghỉ ngơi, họ không chú ý đến thể thao và chế độ ăn uống, và họ thậm chí không muốn kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, kiểm tra thể chất thường xuyên là quan trọng. Phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sớm là những khía cạnh quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa chứng mệt mỏi quá mức.
Nguồn: Sohu
Tư thế ngủ nào tốt cho sức khỏe của bạn
Ngủ trong tư thế nằm ngửa tốt cho tim mạch, cơ xương khớp song dễ bị ngáy; ngủ nghiêng bạn có thể bị đau hông và lưng.
Nằm ngửa
Theo Verywellhealth, cơ thể nằm ngửa, chân được mở rộng ra hai bên, cánh tay ngang bằng cơ thể hoặc cánh tay có thể được nâng lên đặt trên bụng, hoặc phía sau đầu, hoặc vươn ra hai bên.
Theo các nhà khoa học, đây là vị trí ngủ tốt nhất. Ở tư thế này, cơ thể thở tốt hơn, làm giảm áp lực và các cơn đau xương khớp. Bàn chân duỗi thẳng giúp làm giảm phù ngoại biên (sưng bàn chân và mắt cá chân), giảm tác động của suy tim sung huyết. Ngoài ra, nó còn giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, đối với những người khó thở, tư thế nằm ngửa có thể sẽ khiến họ khó thở hơn, biểu hiện như ngáy to, nguy cơ tắc nghẽn mũi và cản trở đường hô hấp. Các tình trạng bệnh lý có thể gặp phải do ngủ ngáy như mất ngủ, buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng, đi tiểu đêm, nghiến răng, rối loạn tâm trạng, mất thính lực, viêm xoang mạn tính, nguy cơ đau tim...
Nằm nghiêng bên trái
Ảnh: Todayshows
Ở vị trí này, cơ thể ngả sang bên trái, phần vai trái sẽ bị áp lực, cánh tay trái nằm dưới hoặc hơi tiến lên trên, chân được xếp chồng lên nhau, hơi cong và đầu gối được nâng lên trên cơ thể.
Nằm nghiêng bên trái tránh được các tác động bất lợi của tình trạng ngủ ngáy. Phụ nữ mang thai đặt một chiếc gối dưới bụng hoặc giữa đầu gối, giúp làm giảm áp lực lên bàng quang và giảm đau lưng.
Tuy nhiên, ở tư thế này, các cơ quan nội tạng ở ngực có thể dịch chuyển, phổi đè nặng lên tim. Áp lực gia tăng này ảnh hưởng đến chức năng của tim, khả năng làm suy tim. Ngoài ra, áp lực lên dây thần kinh ở cánh tay trái hoặc chân cũng gây ra các vấn đề về vai, lưng dưới do sự thay đổi độ cong của cột sống.
Nằm nghiêng bên phải
Giống tư thế nằm nghiêng bên trái, nằm nghiêng bên phải tránh các tác động bất lợi của ngủ ngáy. Tuy nhiên, các cơ quan nội tạng lại dịch sang bên phải, tim dịch chuyển trung thất về phía phổi phải, làm giảm thể tích phổi, ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong máu và làm căng thẳng hệ tim mạch.
Ngoài ra, áp lực lên dây thần kinh của cánh tay phải hoặc chân dẫn đến chấn thương do nén hoặc đau thần kinh. Như vậy, ngủ nghiêng bên trái hay phải thường xuyên có thể gây ra đau lưng dưới, đau hông, các bệnh về tim và phổi.
Nằm úp
Đây là vị trí ngủ ít phổ biến. Cả cơ thể nằm úp xuống giường, khuôn mặt quay sang một bên để thở, cánh tay và bàn tay mở rộng ra bên ngoài, chân duỗi thẳng, không cong.
Tư thế này tránh được hậu quả bất lợi của giấc ngủ ngáy, ngăn ngừa sự thay đổi cơ quan xảy ra với ngực, giảm đau mạn tính với các cơ xương. Tuy nhiên, tư thế này sẽ dẫn đến đau cổ, tăng áp lực lên các cơ vùng vai và lưng trên, áp lực lên dây thần kinh từ bàn tay. Ngoài ra, hơi thở cũng có thể bị tổn hại.
Nằm hơi đứng
Ở tư thế này, đầu được nâng lên cao 20-30% so với toàn thân, giống như ngủ trong một chiếc ghế tựa. Tư thế này giảm nguy cơ ngủ ngáy và các vấn đề liên quan đến ngừng thở. Tuy nhiên, gần như không thể thay đổi vị trí khi ngủ, con người khó đi vào giấc ngủ sâu.
Theo các nhà khoa học, khi xem xét vị trí tốt nhất cho giấc ngủ, điều quan trọng là hiểu cơ thể. Rối loạn giấc ngủ có thể xuất phát từ tư thế ngủ của chính bạn. Vì vậy, hãy thử nghiệm các tư thế khác nhau để biết tư thế nào là tốt nhất.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
16 sự thật thú vị về sữa mẹ mà ngay cả những mẹ sữa cũng chưa chắc đã biết Bạn chắc hẳn đã nghe rất nhiều lần câu nói "Sữa mẹ là tốt nhất" nhưng có thể có một số sự thật thú vị về hành trình nuôi con sữa mẹ mà không phải ai cũng biết. 1. Sữa của mỗi bà mẹ đều có một hương vị riêng và trẻ sơ sinh có thể phân biệt giữa sữa của mẹ mình...