Mong cho học trò nghèo Tu Mơ Rông có thêm nhiều “bữa cơm hạnh phúc”

Phim tài liệu “Những bữa cơm hạnh phúc” là một trong những tác phẩm đoạt thứ hạng cao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”, với mong ước giản dị cho học trò nghèo Tu Mơ Rông

Mong cho học trò nghèo Tu Mơ Rông có thêm nhiều bữa cơm hạnh phúc - Hình 1

Nhà báo Lê Thị Hương bên em bé Tu – Mơ – Rông. (Ảnh: NVCC)

Cảm phục tấm lòng các thầy cô

Đại diện nhóm tác giả thực hiện phim, nhà báo Lê Thị Hương chia sẻ: Tôi vốn xuất thân từ một nhà giáo. Khi chuyển công tác về Đài Truyền hình Việt Nam cũng gắn bó ngay với các chương trình giáo dục. 16 năm làm truyền hình, điều đặc biệt là “Những bữa cơm hạnh phúc” chính làchương trình phim tài liệu đầu tiên mà tôi thực hiện trong hành trình làm nghề của mình. Đây cũng là chương trình khiến tôi khóc rất nhiều, trong cả quá dựng và viết lời bình.

Khi được tiếp xúc với các em nhỏ nghèo ở Tu Mơ Rông, thấy các em thiệt thòi rất nhiều thì mới cảm nhận hết được các thầy cô thương yêu các em đến thế nào. Mình là người từ nơi xa đến, chỉ tiếp xúc với các em một thời gian ngắn nhưng rất yêu quý và rất thương các em thì mới lý giải được việc các thầy cô nghĩ ra những cách giữ chân học trò ở trường. Các thầy cô để tâm, yêu thương các em từ tận đáy lòng nên mới nghĩ ra được những cách để giúp đỡ các em dung dị mà thiết thực đến thế.

Mong cho học trò nghèo Tu Mơ Rông có thêm nhiều bữa cơm hạnh phúc - Hình 2

Học trò Tu Mơ rông.

Học trò ở đây nghèo lắm, nhà cách trường khoảng 5 – 6 cây số nhưng hoàn toàn đi bằng đường bộ. Cứ tưởng tượng, các em mới học lớp 1 lớp 2, trèo hết con dốc này đến con dốc khác mới đến trường học sáng xong buổi trưa về nhà không có cơm ăn, đương nhiên là các em sẽ không muốn đến trường trở lại. Đây là cái lý do mà sĩ số chuyên cần rất thấp.

Nhìn ra được vấn đề này, thầy cô đã nghĩ ra cách góp tiền nấu cơm trưa cho các con ăn ở trường thì đương nhiên buổi chiều các con sẽ ở lại học. Một cách rất đơn giản nhưng phải thật thương các em thì mới có thể nghĩ ra và mới có thể duy trì được. Đáng khâm phục hơn là cuộc sống của các thầy cô cũng còn đang thiếu thốn rất nhiều mà các thầy cô vẫn sẵn lòng làm điều đó cho học trò của mình.

“Thật sự, khi biết được câu chuyện này, chúng tôi đã rất khâm phục, đã rất muốn vào ngay lập tức để xem những thầy cô này là con người như thế nào?, học trò là như thế nào vùng đất Tu Mơ Rông là như thế nào? nó khó khăn đến đâu? Chúng tôi đem cái tâm thế đó để đi vào Tu Mơ Rông để thực hiện chương trình này” – nhà báo Lê Thị Hương chia sẻ.

Nhà báo Lê Thị Hương chia sẻ thêm: Khi đến Tu Mơ Rông, năm sáu ngày trời chúng tôi ở đó trời mưa tầm tã. Chúng tôi vẫn ngày ngày cùng các thầy cô mặc áo mưa đi bằng xe máy từ ngoài trung tâm huyện đi vào đến điểm trường, rồi lại đi vào các thôn bản. Đường xa, trắc trở, mưa ướt xuyên cả vào trong người, lạnh buốt tay, gió rừng, mưa rừng nhưng mà vẫn cảm thấy ấm trong lòng. Vì chúng tôi nghĩ, câu chuyện của mình đang làm có thể sẽ có một cái tầm ảnh hưởng nào đó, sẽ đem lại một cái điều gì đó, lan tỏa trong xã hội và đem lại những điều tốt đẹp cho những em nhỏ người nghèo đang ở vùng Tu Mơ Rông này.

Video đang HOT

Mong cho học trò nghèo Tu Mơ Rông có thêm nhiều bữa cơm hạnh phúc - Hình 3

Bên bếp ăn của thầy A Phiên

Tôi mong trở lại Tu Mơ Rông với giọt nước mắt hạnh phúc

Phim tài liệu “Những bữa cơm hạnh phúc” củanhóm tác giả: Lê Thị Hương, Nguyễn Phương, Hồ Nữ Thị, Nguyễn Đình Hoàn – Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam.

Về lý do chọn Tu Mơ Rông để làm phim tài liệu, nhà báo Lê Thị Hương kể: Qua tìm hiểu thông tin để làm phóng sự cho chương trình Truyền hình trực tiếp “Thay lời tri ân” năm 2020 với chủ đề Hạnh phúc, chúng tôi biết được câu chuyện Các thầy cô góp tiền nấu cơm nuôi học trò… Các thầy cô thực sự cảm thấy hạnh phúc khi giúp được học sinh của mình… còn các em hạnh phúc khi đc chăm sóc. Bởi vậy, chúng tôi bắt đầu xây dựng kịch bản để làm phim tài liệu này để trở lại với thầy trò Tu Mơ Rông…

Nhà báo Lê Thị Hương chia sẻ: Khi làm chương trình hoặc viết được một tác phẩm, bản thân tác giả không bao giờ nghĩ mình phải đạt được giải này kia mà chỉ mong thông điệp mà mình muốn gửi đến khán giả được thể hiện một cách rõ nhất để họ hiểu được câu chuyện mình đang muốn kể. Điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất khi làm phim này là cảm phục thầy cô và thương các em học sinh thật nhiều.

Dù khốn khó nhưng những đứa trẻ ở đây cũng rất hồn nhiên. Khi các thầy chăm sóc, được ăn bữa trưa nó hạnh phúc lắm. Ở trường vừa được ăn ngon vừa được ăn no. Nhìn những nụ cười của bọn trẻ cứ sáng lấp lánh lên, không thể nào quên được và đây cũng là lý do các thầy các cô càng gắn bó hơn với trường để được chăm sóc những em nhỏ này. Đây chính là lời tâm sự của những giáo viên có tuổi đời mới 19, 20 yêu trẻ mà tin rằng những nụ cười của các em nhỏ sẽ mãi trong tim giúp họ sẽ gắn bó với mái trường này mãi.

Sau Chương trình Thay lời tri ân năm 2020, nhiều ban ngành đã đi vào tận Tu Mơ Rông để tặng quà cho cô Hồ Thị Thuỳ Vân và thầy A Phiên là hai nhân vật chính trong phim cùng các thầy cô giáo và các em học sinh ở trong đó. Chúng tôi đã theo chân và trở lại Tu Mơ Rông và quay được cái kết hạnh phúc của bộ phim này.

Điều chúng tôi muốn lan toả trong phim này là mong có thêm nhiều sự chung tay, giúp sức cùng các thầy cô nấu được thật nhiều những bữa cơm hạnh phúc này để cho các con trẻ có cơ hội đến trường. Lớn hơn nữa, chúng tôi mong các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước cân nhắc cho các con chế độ ăn bán trú, để việc đến trường của các con dễ dàng hơn…

Mong cho học trò nghèo Tu Mơ Rông có thêm nhiều bữa cơm hạnh phúc - Hình 4

Đoàn phim trên cung đường đến với học trò nghèo Tu Mơ Rông.

Tham gia và dành Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” là một vinh dự lớn cho những phóng viên theo dõi mảng giáo dục. Chúng tôi rất hạnh phúc bởi giải thưởng đồng nghĩa rằng sẽ có rất nhiều người biết đến câu chuyện này và một lần nữa nó lại được lan tỏa và khi nó đã được lan toả thì chắc chắn sẽ có một cái kết quả nào đấy đem lại cho các em nhỏ, nghèo người sẽ, đang ở Tu Mơ Rông. Chúng tôi mong, nhận được thật nhiều sự giúp đỡ, sự chia sẻ gửi đến cho các thầy cô và các học trò nghèo ở vùng đất Tu Mơ Rông. Mong Giải sẽ tiếp tục là nơi giao lưu, ghi nhận đóng góp của truyền thông cho sự phát triển chung của ngành giáo dục.

Cô Hồ Thị Thuỳ Vân – Trường Tiểu học Đăk Hà, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) nói: Không phải thấy nợ, thấy khó khăn mà không làm. Nợ vẫn phải làm, vẫn phải vay, vẫn phải chịu để làm sao nấu được cơm cho học trò để các em được đến trường đầy đủ. Với các em, những bữa cơm mà các thầy cô nấu cho các em, các em ăn vô cùng ngon và cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Chính những điều đó thúc đẩy các thầy cô phải nghĩ cách làm thế nào để có thể duy trì những bữa cơm hạnh phúc này cho các em.”

Thầy A Mik ngồi xe lăn "thắp lửa" tương lai

Dù bị khiếm khuyết đôi chân, phải di chuyển bằng xe lăn nhưng thầy A Mik vẫn cố gắng vượt lên số phận để trở thành một giáo viên "thắp lửa" cho học trò nghèo.

Thầy A Mik ngồi xe lăn thắp lửa tương lai - Hình 1

Thầy A Mik hướng dẫn học sinh học tập.

Chiếc xe lăn trên bục giảng

Trường Tiểu học - THCS Đăk Rơ Wa (xã Đăk Rơ Wa, TP Kon Tum, Kon Tum) có một lớp học "đặc biệt" của thầy A Mik. Ngồi trên chiếc xe lăn, dáng thầy thấp khiến vóc dáng ấy lọt thỏm giữa học trò.

Tranh thủ thời gian nghỉ giữa tiết, thầy A Mik ngược dòng thời gian kể: Khi lọt lòng mẹ, A Mik cũng như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng khi được hơn 1 tuổi sau một trận sốt thì chân phải của A Mik mất cảm giác rồi teo hẳn. Thời thơ ấu nhìn bạn bè tung tăng cắp sách tới trường, A Mik cũng thầm ước mình có được cái cảm giác lành lặn ấy. Lên 5 tuổi, A Mik bắt đầu bám vào tường, mép bàn, thành giường để tập đi.

Thương con hiếu học, bố mẹ A Mik lấy lưng thay chân nâng bước con đến trường. Đến năm A Mik lên cấp 2 nhà cách trường vài km, bố mẹ bận làm nương rẫy nên không thể đưa cậu bé đến lớp. Thương bạn khiếm khuyết, một người bạn gần nhà xung phong cõng A Mik đi học mỗi ngày. Từ đó, đôi bạn thân đội nắng, mưa, vượt suối đến trường.

A Mik nhớ lại, khi đó con đường dẫn đến trường bụi bay mù mịt. Mùa mưa thì trơn như đổ mỡ. Để đến được lớp học, tất cả học sinh trong làng phải vượt qua một con suối. Có những hôm A Mik và cậu bạn ngã sõng soài giữa suối, ướt sũng người.

"Trước đây, con đường đến trường đầy gian nan, khó nhọc, đặc biệt vào mùa mưa. Những hôm mưa mình và người bạn thường xuyên bị té ngã, quần áo và sách vở ướt hết. Để kịp giờ đến lớp, những hôm sau đó chúng mình đều mang thêm 1 bộ quần áo, nếu có té ngã còn có đồ thay. Còn sách vở mình bọc kĩ vào túi nilong để không bị ướt, rách", thầy A Mik kể.

Không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, bạn bè A Mik quyết tâm thi vào Trường PTDTNT tỉnh để ở lại bán trú. Không phụ lòng mong mỏi của thầy cô, gia đình, A Mik đã đậu vào ngôi trường mà bản thân hằng mong ước. Mặc dù, trường nội trú chỉ cách nhà khoảng 7km nhưng vì đôi chân khiếm khuyết nên A Mik ở lại nội trú trong trường. Để không ảnh hưởng đến mọi người, A Mik tập làm quen với môi trường mới và học cách tự chăm sóc cá nhân.

Thầy A Mik ngồi xe lăn thắp lửa tương lai - Hình 2

Thầy A Mik khó nhọc di chuyển từ xe lăn lên xe máy để mang con chữ đến cho học trò nghèo.

Hạnh phúc giản đơn

Từ nhỏ sống quanh quẩn trong làng, cậu bé A Mik thấu hiểu những khó khăn, vất vả và thiếu thốn mà học sinh nơi đây trải qua. Do đó, A Mik luôn mong muốn trở thành một giáo viên để dạy con chữ cho học sinh nghèo như người bố của mình. Thế rồi A Mik cũng đậu Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum và chạm tay vào ước mơ trở thành giáo viên của mình.

Sau một thời gian giảng dạy tại Trường Tiểu học - THCS Đăk Rơ Wa, năm 2014 thầy A Mik kết hôn với một người phụ nữ ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Khi con vừa tròn 2 tuổi, cuộc sống quá khó khăn nên vợ thầy vào miền Nam để tìm việc làm. Vợ vắng nhà, con còn quá nhỏ nên thầy A Mik vừa làm cha, vừa làm mẹ. Thời gian đứng trên bục giảng thầy lại gửi con cho bố mẹ ở nhà chăm sóc.

Đêm nào cũng vậy, vì vắng hơi mẹ, đứa con mới tròn 2 tuổi cứ ngằn ngặt khóc. Để con bớt quấy khóc, thầy thường xuyên gọi điện cho vợ để con được nghe giọng mẹ. Tuy nhiên, sau vài lần về thăm nhà vợ thầy A Mik bỗng "bặt vô âm tín". Dù thầy có cố gắng liên lạc nhưng bất thành, từ đó 2 cha con nương tựa nhau sống qua ngày.

Bất hạnh chưa dừng lại tại đây, năm 2020 trong một lần thăm bạn trở về nhà thầy A Mik gặp tai nạn. Chiếc chân trái từ lành lặn bỗng bị vỡ bánh chè. Thầy A Mik phải nằm viện chữa trị suốt 1 tháng. Tuy nhiên, đến nay thầy vẫn chưa thể di chuyển trên đôi chân của mình. Mọi sinh hoạt thường ngày đều phụ thuộc vào chiếc xe lăn.

Thời gian đầu chưa quen với việc di chuyển trên xe lăn nên không ít lần thầy A Mik ngã nhào. Vết thương ở chân trái chưa lành lại bị va đập nên cơn đau kéo dài ngót tuần.

"Có những lúc mình bất lực với cuộc sống hiện tại vì bản thân không thể đi lại và sinh hoạt như người bình thường. Khi đó mình muốn buông xuôi tất cả. Nhưng thấy người con mới lên 7 tuổi ngây thơ, non nớt mình lại dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Mình động viên bản thân cố gắng vươn lên để con có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc", thầy A Mik nói.

Sau nhiều lần té ngã, giờ đây thầy A Mik có thể tự di chuyển từ nhà đến trường để dạy con chữ cho học trò nghèo. Tuy nhiên, việc vệ sinh cá nhân thầy vẫn phải nhờ đồng nghiệp và học sinh hỗ trợ.

"Mặc dù bất hạnh hơn những người khác nhưng mình may mắn có gia đình, đồng nghiệp và các em học sinh ở cạnh bên. Mình hy vọng rằng có thể mang con chữ đến với học sinh nghèo để các em vươn lên, sau này có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mình cũng rất hạnh phúc khi cậu con trai mới lên 7 tuổi nhưng rất hiểu chuyện. Ở nhà cháu là người giúp đỡ mình trong việc vệ sinh cá nhân và dọn dẹp nhà cửa. Do đó, dù có đau đớn, cực khổ thế nào chỉ cần có con bên cạnh là mọi mệt mỏi đều tan biến. Mình sẽ cố gắng kiên cường để làm chỗ dựa vững chắc cho con", thầy A Mik nói.

Thầy Phan Đình Kiên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Đăk Rơ Wa, cho biết, mặc dù đôi chân bị khiếm khuyết nhưng thầy A Mik luôn cố gắng, nỗ lực trong công tác dạy học. Bên cạnh đó, thầy A Mik là một trong những người tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Qua đó, giúp các em học sinh dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức. Đồng thời thầy A Mik cũng thường xuyên học hỏi, trau dồi và nâng cao năng lực chuyên môn.

Vị hiệu trưởng còn cho hay, thầy A Mik cũng là người truyền cảm hứng cho giáo viên và học sinh trong trường cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

"Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thầy A Mik nhà trường bố trí cho thầy dạy ở tầng trệt. Khi đến môn học của thầy A Mik học sinh sẽ chủ động di chuyển xuống lớp học", thầy Kiên nói.

https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/mong-cho-hoc-tro-ngheo-tu-mo-rong-co-them-nhieu-bua-com-hanh-phuc-ldlVVv5nR.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ bố nhảy xuống giếng cứu con: Gần 2 giờ đấu tranh với "tử thần"Vụ bố nhảy xuống giếng cứu con: Gần 2 giờ đấu tranh với "tử thần"
2 giờ trước
Ý Nhi gặp thất bại ở MW, trượt tay đặt cách top 40, fan đoán bạn trai ảnh hưởng?Ý Nhi gặp thất bại ở MW, trượt tay đặt cách top 40, fan đoán bạn trai ảnh hưởng?
3 giờ trước
Thiếu gia nhà bầu Hiển lên chức "bố" lần 3, vẫn giấu kín mẹ của con, tiếp tục làm bố đơn thân nghìn tỷ?Thiếu gia nhà bầu Hiển lên chức "bố" lần 3, vẫn giấu kín mẹ của con, tiếp tục làm bố đơn thân nghìn tỷ?
59 phút trước
Vụ chạy chứng chỉ hành nghề: Khởi tố 4 bác sĩ, phát hiện thêm 18 người đáng nghiVụ chạy chứng chỉ hành nghề: Khởi tố 4 bác sĩ, phát hiện thêm 18 người đáng nghi
3 giờ trước
Ảnh đế công khai hình bị ép "yêu" đồng giới, đàn em sa sút đi cọ toilet thuêẢnh đế công khai hình bị ép "yêu" đồng giới, đàn em sa sút đi cọ toilet thuê
1 giờ trước
Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?
2 giờ trước
Chu Thanh Huyền tung ảnh xinh như "búp bê sống", vóc dáng nuột nà bảo sao Quang Hải mê mệt, chi chục tỷ tặng xeChu Thanh Huyền tung ảnh xinh như "búp bê sống", vóc dáng nuột nà bảo sao Quang Hải mê mệt, chi chục tỷ tặng xe
1 giờ trước
Công chúa Đất Việt quyền lực, đứng sau thao túng loạt Anh Trai, Em xinh, là ai?Công chúa Đất Việt quyền lực, đứng sau thao túng loạt Anh Trai, Em xinh, là ai?
4 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bố vợ doanh nhân của Đoàn Văn Hậu bất ngờ lộ diện, có còn phong độ như lúc đưa Doãn Hải My vào lễ đường?

Bố vợ doanh nhân của Đoàn Văn Hậu bất ngờ lộ diện, có còn phong độ như lúc đưa Doãn Hải My vào lễ đường?

Sao thể thao

7 phút trước
Nhắc đến bố vợ hot nhất làng bóng đá Việt Nam phải kể đến bố vợ của hậu vệ Đoàn Văn Hậu. Bố của Doãn Hải My, ông Doãn Hải Sơn thu hút sư chú ý khi xuất hiện ở đám cưới con gái cuối năm 2023 với vẻ ngoài bảnh bao, trẻ trung hơn so với tu...
Drama giảm cân: Tìm bà dì bí ẩn "phốt" Ngân 98, Ngân Collagen động thái kỳ lạ

Drama giảm cân: Tìm bà dì bí ẩn "phốt" Ngân 98, Ngân Collagen động thái kỳ lạ

Netizen

27 phút trước
Mọi thông tin liên quan vụ đấu tố giữa Ngân 98 và Ngân Collagen vẫn đang được dân tình dành nhiều quan tâm. Và nhân vật chiếm sự chú ý không kém chính là bà dì của nhân viên Ngân Collagen.
Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?

Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?

Sao âu mỹ

49 phút trước
Sau khi những tin nhắn được công khai, khán giả không khỏi thương xót cho bạn gái cũ Diddy - Cassie Ventura. Cô yêu đương vật vã trong khi ông trùm vô cảm, xem như công cụ.
Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM

Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM

Tin nổi bật

1 giờ trước
Tổ Cảnh sát chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ Công an TPHCM giải cứu thành công cô gái 19 tuổi bị mắc kẹt trong thang máy ở quận 1.
Rò rỉ mật khẩu khiến các cuộc tấn công mạng đang gia tăng nhanh chóng

Rò rỉ mật khẩu khiến các cuộc tấn công mạng đang gia tăng nhanh chóng

Thế giới số

1 giờ trước
Nguy cơ rò rỉ mật khẩu bắt nguồn từ nhiều kênh khác nhau, trong đó các vụ vi phạm bảo mật tại doanh nghiệp và tổ chức chiếm phần lớn khiến hàng triệu tài khoản bị xâm phạm hàng năm.
Xiaomi Civi 5 Pro lộ diện: Trang bị chip Snapdragon 8s Gen 4, màn hình OLED 120Hz, camera Leica, pin 6.000mAh

Xiaomi Civi 5 Pro lộ diện: Trang bị chip Snapdragon 8s Gen 4, màn hình OLED 120Hz, camera Leica, pin 6.000mAh

Đồ 2-tek

1 giờ trước
000mAh một nâng cấp lớn so với pin 4700mAh trên CIVI 4 Pro đảm bảo bạn có thể quẩy cả ngày dài mà không lo hết pin. Sạc nhanh 67W cũng tiếp tục được giữ lại, giúp nạp đầy năng lượng trong thời gian ngắn.
G-Dragon bị "phản bội"

G-Dragon bị "phản bội"

Nhạc quốc tế

1 giờ trước
Bị phản bội ngay trước mặt, G-Dragon không giấu được cảm xúc. Khoảnh khắc đu idol độc lạ của người fan này lập tức gây bão MXH.
Nữ hoàng showbiz tiêu tiền như nước: Nhận cát -xê cả thùng tiền mặt, tiêu mãi không hết

Nữ hoàng showbiz tiêu tiền như nước: Nhận cát -xê cả thùng tiền mặt, tiêu mãi không hết

Sao châu á

2 giờ trước
Baek Ji Young tâm sự với 2 đàn em về việc quản lý tài sản. Đồng thời, cô cũng chẳng ngại ngần chia sẻ về quá khứ vung tay quá trán của mình.
Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ

Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ

Pháp luật

2 giờ trước
Cơ quan điều tra làm rõ, dữ liệu điện tử trích xuất từ điện thoại di động của ông Trần Anh Quang (TGĐ Tập đoàn Thuận An) và những người liên quan đã cho thấy hành vi phạm tội của các bị can.
Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số

Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số

Du lịch

2 giờ trước
Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng của Mỹ - Travel Off Path đã gọi tên Đà Nẵng trong top 5 điểm đến dành cho dân du mục kỹ thuật số có chi phí hợp lý nhất tại châu Á năm 2025.
Bí ẩn chợ ma: Mở nửa đêm, phạm luật liền trả giá, có người kiếm tận 300 triệu

Bí ẩn chợ ma: Mở nửa đêm, phạm luật liền trả giá, có người kiếm tận 300 triệu

Lạ vui

2 giờ trước
Giữa lòng một thành phố châu Á nhộn nhịp, tồn tại một khu chợ kỳ lạ chỉ hoạt động vào ban đêm và hoàn toàn biến mất khi trời sáng. Tại đây, có người kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng, nhưng cũng có kẻ phải trả giá đắt vì lỡ phạm luật.