Món cháo khoái khẩu hễ trời lạnh là ai cũng sốt sắng tìm ăn và những điều cần ghi nhớ rõ để tránh “nạp” cả ổ sán, rước bệnh vào người
Món cháo mang tên cháo lòng vốn được nhiều người vô cùng ưu ái bởi độ thơm ngon, béo ngậy cực hợp khi trời trở lạnh. Nhưng việc khuất mắt trông coi có thể khiến bạn nạp cả ổ sán vào bụng.
Trong danh sách những món ăn vỉa hè gây sốt theo mùa, cháo lòng là món ăn không thể thiếu trong tâm trí nhiều người mỗi độ trời chuyển lạnh. Một bát cháo lòng bốc khói nghi ngút đánh tan cái giá lạnh đang vây quanh người ăn, cơ thể cứ ấm nóng dần lên, người cứ tỉnh dần ra, hồng hào, tươi tắn. Tuy nhiên, món cháo lòng nơi vỉa hè thực chất không hề “lành”. Khi ăn cháo lòng, chuyên gia khuyến cáo những điểm cần lưu ý sau, tránh nguy cơ nhiễm giun sán, nhất là khi ăn cháo lòng vỉa hè.
Món cháo lòng nơi vỉa hè thực chất không hề “lành”.
Nội tạng lợn ăn kèm cháo lòng – Hãy kiểm soát để tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), bản thân món cháo lòng làm từ nước hầm xương hay nước luộc lòng được làm sạch và đun nấu kỹ thì không có vấn đề gì xảy ra cho sức khỏe. Vấn đề nằm ở chỗ, khi ăn cháo lòng không thể thiếu những món nội tạng lợn đi kèm.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nội tạng động vật như lòng lợn ăn kèm trong bát cháo chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Lượng chất này cao gấp nhiều lần so với thịt. Nếu thường xuyên ăn lòng lợn sẽ làm tăng mỡ máu, gây hại cho tim mạch.
Lòng lợn ăn kèm – Nơi khu trú của vô số loại ký sinh trùng, giun sán đứng đầu danh sách
Không chắc chắn đồ ăn kèm có đảm bảo vệ sinh nơi vỉa hè, đường phố hay không, chỉ biết, khi ăn cháo lòng, lòng lợn chỉ được nhúng ở dạng trần để đảm bảo độ ngon. Điều này tăng nguy cơ nạp cả búi sán vào cơ thể người thưởng thức.
“Đối với những loại lòng lợn, nội tạng đi kèm trong bát cháo lòng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng còn khiến cơ thể nhiễm các loại vi khuẩn có hại như Salmonella, E.Coli, Listeria monocytogenes hay tụ cầu… cực nguy hiểm, có thể gây ngộ độc thực phẩm cấp tính.
Đó là chưa kể khi làm lòng lợn, nhiều người bán hàng vô lương tâm có thể cho thêm chất tẩy trắng để món lòng trông sạch, trắng và không còn mùi hôi của lòng. Lòng lợn thối sau khi được tháo dỡ sẽ được tẩy rửa hóa chất, được phù phép lại tươi roi rói, thơm ngon đúng điệu.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, hiện nay tình trạng sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa giúp lòng lợn trắng sáng, không còn mùi hôi thối làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn là chuyện rất phổ biến và vô cùng nhức nhối.
Video đang HOT
Đối với những loại lòng lợn, nội tạng đi kèm trong bát cháo lòng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng còn khiến cơ thể nhiễm các loại vi khuẩn có hại như Salmonella, E.Coli, Listeria monocytogenes hay tụ cầu…
Vậy, khi ăn cháo lòng cần chú ý những điều gì?
Chuyên gia khẳng định, cháo lòng dù ngon đến mấy cũng đừng chỉ xét theo tiêu chí ngon, trước hết ăn uống cần đảm bảo sạch sẽ đã. Để ăn cháo lòng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tốt cho sức khỏe cần chú ý các tiêu chí sau:
- Chỉ ăn ở những cửa hàng có uy tín, nắm rõ được nguồn gốc của lòng lợn hàng ngày.
- Nhìn bằng mắt: Lòng lợn ngon có ống ruột căng phẳng phiu và tròn, ruột non có màu trắng hồng, nhẵn nhụi, không có mùi lạ.
- Khi sờ: Lòng có sự đàn hồi, độ dẻo dính. Nếu không có hoặc xuất hiện những nốt u cục như hạt gạo thì không được mua vì dễ là lợn bệnh.
Cháo lòng dù ngon đến mấy cũng đừng chỉ xét theo tiêu chí ngon, trước hết ăn uống cần đảm bảo sạch sẽ đã.
- Cháo lòng dù rất ngon nhưng chỉ nên ăn nhiều nhất 2 lần mỗi tuần, không nên ăn nhiều vì lượng calo, cholesterol quá cao. Khi ăn cháo lòng có thể giảm bớt việc ăn lòng lợn, nội tạng lợn để giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu được thì tốt nhất nên tự làm lòng lợn, nấu cháo lòng và thưởng thức tại nhà để mọi thứ trong tầm kiểm soát.
- Nhóm đối tượng không nên ăn cháo lòng: Phụ nữ mang thai, người bị cảm, cơ thể mệt mỏi, người đang gặp vấn đề tiêu hóa, đường tiêu hóa kém. Đối với những người béo phì hoặc mắc bệnh tim mạch thì kiêng hẳn cháo lòng là việc làm đáng được khuyến khích.
Đây là thói quen sử dụng tủ lạnh nguy hiểm mà rất nhiều người Việt đang phạm phải, không sớm thay đổi bệnh tật sẽ tìm đến gia đình bạn
Tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu của mọi gia đình nhưng chúng có thể gieo rắc bệnh tật nếu bị sử dụng theo 2 cách tai hại sau đây.
Tủ lạnh có thể được coi là một trong những tiến bộ công nghệ vĩ đại nhất hiện nay. Giữa lịch trình công việc hiện đại, chúng ta đã có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm dễ dàng mà không sợ hư hỏng, chúng ta cũng có thể tích trữ thực phẩm mà không phải đi chợ nhiều lần...
Dù vậy, tủ lạnh không phải là một món đồ "vạn năng" như nhiều người vẫn nghĩ, không phải món đồ vật nào chúng ta cũng có thể tích trữ trong tủ lạnh và cũng chẳng phải chúng ta muốn để nó trong tủ bao lâu cũng được. Để không gây hại cho sức khỏe, bạn cần tránh 2 sai lầm khi sử dụng tủ lạnh dưới đây
1. Nhét thực phẩm vào tủ lạnh mà không quan tâm đến hạn sử dụng
Nhiều người cho rằng tủ lạnh là nơi an toàn nhất để bảo quản thực phẩm bởi chúng luôn ở nhiệt độ thấp, vì thế đồ ăn sẽ giữ nguyên ở trạng thái tươi ngon mà không sợ hư hỏng. Nhưng sự thật là thực phẩm càng để lâu trong tủ lạnh thì càng mất giá trị dinh dưỡng, thậm chí tủ lạnh sẽ là ổ vi khuẩn nếu bạn không bảo quản thức ăn đúng cách.
Theo nhà dinh dưỡng học Pooja Malhotra làm việc tại Ấn Độ: Trong quá trình thực phẩm được làm lạnh, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ mất dần, thậm chí chúng còn bị hao hụt màu sắc, hương vị, kết cấu. Dù nhiệt độ thấp có thể kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm nhưng các gia đình không nên quá lạm dụng vì có thể gây lãng phí đồ ăn, thậm chí dẫn dến một số vấn đề về ngộ độc thực phẩm cho người ăn.
Bàn về vấn đề bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, ThS.BS Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Ngay cả khi để thức ăn trong ngăn đá, vi sinh vật cũng chỉ ở dạng không hoạt động chứ chúng không chết đi. Đến khi chuẩn bị nấu nướng, chúng ta cho thực phẩm ra ngoài tủ lạnh thì vi sinh vật lại phát triển và hoạt động bình thường.
Với ngăn mát cũng vậy, thậm chí nếu chị em nội trợ bảo quản lẫn thức ăn sống với chín, hoặc thức ăn còn nóng mà cho luôn vào tủ lạnh thì không những tốn kém tiền điện mà còn biến tủ lạnh thành ổ vi khuẩn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm ở trong tủ đá với nhiệt độ là -18 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng. Còn các thực phẩm bảo quản ở ngăn mát với nhiệt độ 5 độ C tối đa sử dụng chỉ nên là một tuần.
2. Nhét tất cả các thực phẩm mình có vào tủ lạnh
Nhiều người cho rằng tủ lạnh là nơi an toàn và sạch sẽ nhất trong nhà vì thế quyết định cất tất cả mọi đồ ăn mình có vào đây để bảo quản nhưng thực tế tủ lạnh lại được chứng minh là một trong những món đồ bẩn nhất nhà bếp.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức An toàn và Sức khỏe cộng đồng NSF cho thấy các ngăn đựng rau và thịt trong tủ lạnh là những khu vực bẩn hàng đầu trong nhà bếp, có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh nhất.
Nghiên cứu cho thấy có trung bình 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong tủ lạnh, thậm chí còn bẩn hơn nhà vệ sinh. Vi khuẩn trong tủ lạnh đến từ nguồn thực phẩm sống như thịt, rau củ... chủ yếu các vi khuẩn này là Salmonella, Listeria, Escherichia coli, Staphylococcus aureus...
Nghiên cứu cho thấy có trung bình 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong tủ lạnh, thậm chí còn bẩn hơn nhà vệ sinh.
Một số loại thực phẩm không nên cất vào tủ lạnh kẻo sinh bệnh, biến chất là:
- Trứng vỡ: Vỏ trứng có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Thời gian bảo quản trứng vỡ trong tủ lạnh có thể gây nhiễm khuẩn chéo từ trứng sang các thực phẩm khác, nguy hiểm hơn khi vi khuẩn này xâm nhập vào bên trong trứng.
- Trứng đã rửa: Trên trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc, lớp màng này có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở bên ngoài. Quá trình rửa sẽ làm lớp màng này sẽ bị mất đi và khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong. Nếu sau khi rửa trứng, bạn không ăn luôn mà cất vào tủ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn trứng.
Nếu sau khi rửa trứng, bạn không ăn luôn mà cất vào tủ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn trứng.
- Rau ăn thừa: Rau xào là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chúng sẽ trở thành "thuốc độc" nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Một thí nghiệm được thực hiện bởi "Viện kiểm định chất lượng công nghệ và thực phẩm" tỉnh Chiết Giang cho thấy rau được nấu chín bảo quản trong tủ lạnh tăng lượng nitrite lên đáng kể.
- Quả chuối: Chuối bảo quản trong tủ lạnh, chúng có thể bị thâm đen, hư thối, biến chất, phát tán mùi và giảm các chất dinh dưỡng.
- Cà chua: Cà chua khi được làm lạnh sẽ bị hỏng lớp màng bên trong, làm thay đổi hương vị và kết cấu ban đầu của chúng. Lúc này, ăn cà chua không chỉ kém hấp dẫn mà còn ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tiềm ẩn rủi ro sức khỏe.
- Dưa hấu: Đừng bao giờ cất dưa hấu trong tủ lạnh vì sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu của loại quả này. Thay vào đó, bạn có thể bảo quản dưa hấu ở nhiệt độ phòng. Như vậy, dưa hấu sẽ giữ được trọn vẹn chất chống oxy hóa của chúng. Tuy nhiên, nếu dưa hấu đã được cắt thành các miếng, bạn nên cất chúng vào tủ lạnh và hãy bọc kín lại để dưa không bị nhiễm mùi từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
- Quả bơ: Các lợi ích quý giá cho sức khỏe của bơ có thể bị mất đi nếu như chúng được bảo quản quá lâu trong tủ lạnh. Nhiệt độ thấp của tủ sẽ khiến bơ lâu chín, khiến chúng rắn lại, không ngọt bùi nữa.
Nhiệt độ thấp của tủ sẽ khiến bơ lâu chín, khiến chúng rắn lại, không ngọt bùi nữa.
- Hải sản: Hải sản rất ngon và bổ nhưng nếu được lưu trữ trong tủ lạnh qua đêm sẽ gây nguy hại cho sức khỏe bởi hải sản lưu trữ trong thời gian dài sẽ sản sinh ra các loại vi khuẩn, làm biến chất protein, gây nguy hiểm cho gan và thận.
- Hành khô, tỏi: Cả hành khô và tỏi đều không nên cất trong tủ lạnh bởi sẽ khiến chúng mọc mầm, mất mùi vị hoặc bị hỏng. Bạn nên cất chúng ở một nơi râm mát kẻo chúng có thể mọc mầm.
- Bánh mì: Ở nhiệt độ tủ lạnh, bánh mì sẽ trở nên khô, cứng, thậm chí bị hỏng một cách rất nhanh chóng.
Điểm danh 7 loại vi khuẩn gây ngộ độc Những vi khuẩn gây ngộ độc có thể có trong nguồn nước, môi trường đất, trong ruột động vật (gia súc, gia cầm),.. Nếu vô tình hấp thụ phải có thể gây ra ngộ độc với những biểu hiện nguy hiểm như suy hô hấp, thậm chí là tử vong! TS.DS Phạm Đức Hùng (từng là thực tập sinh tại Đại học Harvard,...