Món bún cá miền Tây ngon đậm đà
Món bún cá chúng ta có thể thưởng thức ở nhiều nhà hàng, quán ăn tại nhiều nơi khác nhau trên mọi miền đất nước, đặc biệt là ở Sài Gòn.
Thế nhưng, không ở đâu có được hương vị đậm đà đặc trưng như khi bạn ăn tại đồng bằng và do chính những cô, những dì gốc miền Tây chế biến
Món bún cá miền Tây ngon đậm đà
Món bún cá miền Tây mang vị ngon đậm đà:
Để có món bún cá đặc trưng và tô bún bốc khói, tỏa hương thơm ngào ngạt, ngọt đến tê đầu lưỡi, người làm phải trải qua công đoạn chế biến rất tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian.
Nhiều quán ăn có tiếng ở miền Tây đều có riêng bí quyết chọn cá và thực hiện theo một quy trình chế biến theo đúng “bí quyết gia truyền” để “cho ra” thương hiệu của mình.
Cách nấu món bún cá miền Tây ngon:
Video đang HOT
Cách nấu nước dùng:
Để nấu nước dùng cho nồi bún cá, người ta dùng xương ống heo nấu sôi rồi hạ lửa nhỏ, cứ như vậy nấu liu riu cho đến khi nước dùng trong vắt, vàng ánh.
Khi nước đã được mới cho cá lóc ruộng làm sạch vào luộc trong nước dùng. Cá vừa chín tới, vớt ra lóc thịt để riêng. Sau đó lọc lại nồi nước và bắt đầu nêm nếm.
Hương vị chuẩn của nồi bún cá là do màu sắc, mùi vị của thứ nước mắm Phú Quốc đỏ au, thơm lừng.
Có lẽ ở cạnh biển nên trong tô bún cá phải có vài con tôm thẻ. Tôm thẻ làm sạch, lột vỏ rồi ướp với nước mắm, đường, tiêu và chút tỏi. Quan trọng cũng chính là nước mắm ngon và thời gian ướp phải đủ để nước mắm và đường thấm vào tôm. Sau đó mang tôm kho như kho tàu nhưng độ lửa nhỏ và kéo dài hơn. Con tôm thấm nước mắm và gia vị trở nên căng cứng vừa hơi măn mẳn nhưng có vị ngọt đặc trưng kiểu Nam Bộ.
Cách làm bún:
Bún được làm từ khuôn ép rơi vào nồi nước luộc được vớt lên, “bắt” thành nhiều cọng khít nhau, uốn cong lại, ngay ngắn theo hình quả trám.
Từ những cọng bún đẹp mắt ấy, người ta “xé” ra thành từng sợi trắng tinh, trải vào lòng tô sau khi đã sắp sẵn rau muống chẻ, giá sống cùng rau thơm.
Tiếp theo, cho thịt cá (tô đặc biệt còn được “hưởng” bộ lòng cá) và tôm um lên trên mặt, sau cùng chan nước lèo ngập mặt bún.
Thưởng thức món bún cá:
Với tô bún trước mặt, bạn cho ớt bằm vào, vắt thêm miếng chanh rồi cầm đũa trộn đều. Có một điều đặc biệt là khi ăn bún cá chỉ chỉ có thể sử dụng loại nước mắm “mặn” không chế biến. Nhìn tô bún bốc khói nhưng chưa vội ăn mà phải cho thêm ớt và củ kiệu ngâm chua bằm nhuyễn rồi mới bắt đầu thưởng thức.
Miếng cá lóc đồng ngọt thanh hòa cùng vị đậm đà của con tôm thẻ, thêm chút chua nồng của củ kiệu và cái cay xé lưỡi đầy cố ý của ớt như đẩy đưa món bún cá lên tới mức ngon tuyệt.
Húp miếng nước lèo nóng hổi, hương vị sông ngòi, biển cả như đong đầy trong từng muỗng… Món bún cá đã làm phong phú thêm cho bún, món ăn quen thuộc của người Việt ở khắp nơi.
Khó quên bún cá miền tây
Từ Kiên Giang, tô bún cá đến với miền đất Hậu Giang và làm say lòng bao thực khách. Cái quán nhỏ nằm trong con hẻm nhỏ ở phường III, thành phố Vị Thanh, chuyên bán bún cá sáng nào cũng kín chỗ.
Nhìn đơn giản vậy, nhưng thưởng thức một lần sẽ rất khó quên
Lúc trước, nghe mấy đứa bạn rủ đi ăn bún cá, tôi từ chối ngay, không thèm đợi nhóm bạn giải thích: "Chắc giống bún nước lèo thôi, nấu với mắm chứ có gì mà lạ, mình nấu còn ngon hơn, thịt cá nhiều hơn nữa kia". Cứ nghĩ ở miền Tây này, cái gì có cá chắc liên quan tới... mắm. Rồi một dịp tình cờ tạt vô hẻm 147, ở khu vực 6, phường III, kêu tô bún cá ở cái quán có tên dung dị Sa-Kê quán, lại thấy quá bất ngờ bởi vị đậm đà và cái ngon khó lẫn vào đâu của tô bún, với vị hơi ngọt đúng "gu" ẩm thực của người miền Tây...
Tô bún cá Kiên Giang có ít chả cá chiên vàng, cá lóc tươi luộc, đôi khi có vài miếng chả cá tươi hấp nữa. Theo giới thiệu của cô Nguyễn Thị Vân, chủ quán, thì đây là chả cá thu chính hiệu. Với cách chế biến khéo léo, cùng vài bí quyết riêng, miếng chả cá dai, giòn, rắn chắc, nhưng rất tươi mềm bên trong.
Cái hồn của tô bún cá ngoài cá lóc, còn là những con tôm tươi rói, tròn lẳn, đỏ au được xào sơ qua với ít dầu hột điều, thêm chút gạch tôm và mấy cái trứng vịt đánh tan ra, tạo nên những miếng trứng dai giòn, đậm đà. Tô bún cá cũng không thể thiếu hành phi, quan trọng nhất là phi hành sao cho thật thơm, giữ được màu xanh mướt. Nước dùng không nêm nếm quá nhiều bột ngọt, mà phải ngọt thanh từ xương cá lóc, xương ống heo. Khi dọn ra ăn, thêm một chút bắp chuối bào lẫn bắp cải trắng phau, cùng mớ giá, hòa sắc với vài miếng hẹ, chút rau răm sẽ rất tuyệt vời. Tô bún cá muốn ngon, nước dùng phải thật nóng, thêm chút ớt băm, chút tắc (hạnh), nước mắm ngon, xì xụp húp một hồi mồ hôi ra nhễ nhại, hít hà một hơi thấy khỏe cả người. Cũng ngộ, bún cá ăn với tắc mới ngon, còn ăn với chanh thì mùi vị hơi bị... lãng. Bà chủ quán còn tiết lộ rằng, ăn bún cá phải thêm ít nước mắm vùng Phú Quốc, mới đậm vị. Ở Kiên Giang, tô bún cá lúc nào cũng có lớp mỡ màng phía trên, với những cái trứng cá li ti, làm cho tô bún thêm phần hấp dẫn...
Thấy thì tưởng dễ nấu, nhưng để nấu đúng chuẩn bún cá Kiên Giang không hề đơn giản. Bí quyết nằm ở sự tận tâm, nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, mọi thứ phải tươi ngon... Để rồi, ăn được một lần lại thấy khó quên quá tô bún cá đậm đà...
Trưa nay ăn gì: nạp năng lượng đầu tuần với bún cá Châu Đốc "ngon khó cưỡng" Bên cạnh những món bún nức tiếng gần xa như bún mắm, bún nước lèo... miền Tây sông nước còn nổi tiếng với bún cá Châu Đốc. Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều nguyên liệu khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi. Bữa trưa đầu tuần thú vị cùng bún cá Châu Đốc. Ảnh: Dương Thủy Bún...