Món bánh Tét chữ Phát Lộc độc đáo cho ngày Tết
Món bánh Tét chữ Phát Lộc độc đáo có vị thơm nhẹ của lá dứa, gạo nếp dẻo, vị ngọt nhẹ lại rất đẹp mắt.
Món bánh tuyệt vời và độc đáo này chắc chắn không thể thiếu trong mâm cơm cúng gia tiên trong những ngày cuối năm này.
Món bánh Tét chữ Phát Lộc độc đáo
Nguyên liệu làm món bánh Tét chữ Phát Lộc độc đáo:
2kg gạo nếp ngon
.600g đậu xanh.
Lá cẩm, lá dứa.
Nước cốt dừa, đường trắng, muối.
Lá chuối.
Khuôn chữ cái.
Cách làm món bánh Tét chữ Phát Lộc độc đáo:
Bước 1:
Gạo nếp vo sạch, ngâm với một chút muối khoảng 6 tiếng rồi vớt ra để ráo nước.Lá cẩm, lá dứa rửa sạch, đem xay nhuyễn để lấy nước cốt màu tím và xanh. Bạn nhớ để riêng từng loại.Lá chuối rửa sạch từng lá, để ráo nước.Đỗ xanh đem ngâm khoảng 3 tiếng.
Bước 2:
Đem trộn gạo nếp với nước cẩm và nước lá dứa để tạo màu.Nếp trộn với nước lá cẩm sẽ có màu tím, nếp trộn với nước lá dừa sẽ có màu xanh nhẹ. Bạn nhớ để riêng từng loạiSau đó đem nếp đã trộn với lá cẩm/ lá dừa trộn thêm với nước cốt dừa và một chút đường rồi đem xào lên khoảng 1 tiếng cho màu lá cẩm, lá dừa và nước cốt dừa thấm đều vào hạt gạo.
Đem trộn gạo nếp với nước cẩm và nước lá dứa để tạo màu
Bước 3:
Đỗ xanh đem hấp chín, sau đó nghiền thật nhuyễn rồi trộn thêm với 1 chút đường.Sau đó bạn nặn đậu xanh thành 1 khúc hình trụ, đường kính khoảng 5-6cm, nhớ lăn thật chặt tay để đậu thật mịn khi cắt không bị vỡ.
Bước 4:
Nếp ngâm với lá cẩm bạn đem dàn đều ra một mặt phẳng, sau đó cũng nặn thành khúc hình trụ đường kính khoảng 8-9 cm. Nhớ lăn thật chặt tay để hạt nếp bám thật mịn, khi trổ chữ sẽ không bị vỡ.
Đem gạo nếp dàn đều ra một mặt phẳng
Cắt khuôn bánh thành từng khoanh dày khoảng 3cm rồi bạn dùng khuôn chữ cái ấn sâu vào khuôn bánh để tạo chữ hoặc bạn có thể dùng dao nhọn để tạo chữ.
Cắt khuôn bánh thành từng khoanh dày
Video đang HOT
Bước 5:
Đỗ xanh bạn cũng cắt thành từng khoanh giống như vậy, rồi cũng dùng khoanh để tạo chữ.Sau đó tách chữ cái đó ra, đặt vào phần khoanh chữ của nếp cẩm, sao cho vừa vặn thật đẹp.Bạn làm tương tự với những khoanh bánh khác để có đủ 2 chữ phát lộc.
Đặt chữ vào phần khoanh chữ của nếp cẩm
Bước 6:
Dàn đều phần nếp đã xào lá dứa ra trên miếng lá chuối để gói bánh, sau đó xếp ngay ngắn từng khoanh bánh nếp cẩm lên trên. Bạn nhớ xếp cho đúng thứ tự nhé.
Cuộn phần nếp lá dừa lại để bao trọn phần nếp cẩm bên trong
Sau đó khéo léo cuộn phần nếp lá dừa lại để bao trọn phần nếp cẩm bên trong rồi gói kín lá chuối ở bên ngoài lại.Dùng lạt gói bánh thật chắc lại xếp bánh vào nồi, đổ ngập nước.Đun bánh khoảng 8 tiếng là bánh chín, khi cắt bánh ra sẽ được chữ phát lộc đẹp mắt.
Lưu ý khi làm món bánh Tét chữ phát lộc:
Lá chuối bạn nên để cho lá héo bớt đi như vậy lá sẽ mềm và dễ gói hơn.Bánh này đòi hỏi bạn phải khá khéo tay, phần đậu xanh và nếp cẩm bạn phải nặn thật chặt tay như vậy bánh mới đẹp.Ngoài chữ phát lộc bạn có thể làm những chữ khác ý nghĩa theo ý mình
Chúc bạn thành công và ăn ngon miệng nhé!
15 món ăn quen thuộc vào ngày Tết ở miền Trung
Chẳng thua kém gì hai miền Nam, Bắc, món ăn ngày Tết miền Trung vẫn vô cùng phong phú đấy nhé. Giờ bạn hãy cùng tìm hiểu xem 15 món ăn quen thuộc mà nhà nào cũng ăn vào ngày tết ở miền Trung có những gì nha.
Trải dọc khắp Việt Nam ta là ba miền Bắc - Trung - Nam với điều kiện địa lý mỗi nơi mỗi khác. Ẩm thực ngày Tết cũng vậy, mỗi miền sẽ mang những nét độc đáo riêng mà không thể lẫn vào đâu được. Mỗi khi Tết cổ truyền đến, nhà nhà lại đoàn viên bên nhau, cùng nhau làm nên các món ăn đặc trưng trong dịp này.
Dẫu trong năm có khó khăn, trắc trở thế nào đi nữa thì khi Tết về, mọi thứ đều phải được chuẩn bị tươm tất nhất có thể. Không riêng gì hai miền còn lại, Tết ở miền Trung cũng có rất nhiều món ăn hấp dẫn lắm đó. Giờ chúng ta hãy cùng khám phá 15 món ngon ngày Tết miền Trung ngay nào.
1 Bánh Tét
Có nhiều nét khá tương đồng với bánh chưng nhưng bánh tét là lại có dạng hình trụ giống giò và được gói bằng lá chuối thay vì lá dong. Muốn thưởng thức, bạn có thể dùng dây lạt để cắt thành khoanh tròn, có thể ăn ngay hoặc đem rán lên, rồi ăn kèm với dưa món. Đây chính là loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết ờ miền Trung đó nha.
2 Dưa món
Dưa món là món ăn được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau gồm: Cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải trắng, củ kiệu, su hào,... và đem đi muối chua. Đây cũng chính là món ăn kèm cùng bánh chưng, bánh tét đấy.
Đảm bảo dưa món sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những bữa ăn ngày Tết chứa dầu mỡ. Vị chua chua ngọt ngọt từ dưa món sẽ xoa dịu đi phần nào cảm giác ngán cũng như kích thích sự thèm ăn nè.
Bạn có thể tham khảo cách làm dưa kiệu theo kiểu miền Trung mới lạ, đơn giản, hấp dẫn ngay tại nhà để đảm bảo sức khỏe nhé.
3 Bò kho mật mía
Bò kho mật mía mang hương vị t hơm nồng, cay cay từ gừng, quế và ớt. Trong đó còn xen lẫn vị giòn ngọt tự nhiên của bắp bò kết hợp trong cái đậm đà, thơm dịu từ mật mía. Tất cả cùng nhau hòa quyện một cách hoàn hảo, mặn mặn, ngọt ngọt và rất ngon miệng.
Bò kho mật mía thường hiện diện trong mâm cơm của người miền Trung vào dịp Tết cổ truyền. Chỉ nghĩ thôi là đã thèm, là nhớ cái Tết của miền Trung.
4 Thịt ngâm mắm
Nguyên liệu chính của thịt ngâm mắm có thể là thịt lợn hay thịt bò tùy thích. Sau khi sơ chế xong sẽ đem ngâm vào nước mắm đường đã được pha nấu theo tỷ lệ nhất định. Khi thưởng thức, bạn hãy cắt lát và ăn kèm với dưa món là ngon hết sảy luôn.
Đặc biệt, món này còn có thể "dự trữ" trong nhiều ngày. Điều này cũng tương tự như cách người dân miền Trung cố gắng chống chọi với mưa lũ hằng năm. Và món thịt heo ngâm mắm thể hiện rất rõ đặc tính này.
5 Tôm chua
Nếu ai đã từng ghé Huế thì chắc hẳn cũng đã một lần nghe qua hoặc thưởng thức món tôm chua. Đây chính là món được xem như đặc sản tinh tế và vô cùng hấp dẫn đó nha. Thậm chí chúng xuất hiện hầu hết ở mọi mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Trung.
Tôm chua sẽ bao gồm đa dạng nguyên liệu khác nhau như: Củ riềng, tỏi, ớt, khế, quả vả một số rau thơm. Sự hấp dẫn của món ăn đến từ phong vị đậm đà, ngọt bùi và một xíu chua chua, cay cay. Tất cả cùng hòa quyện vào nhau để tạo nên một món ăn độc nhất vô nhị và vô cùng bắt miệng này.
6 Xôi đậu xanh
Luôn hiện diện trong mâm cơm cúng giao thừa, xôi đậu xanh là một trong những món không thể thiếu trong ngày Tết miền Trung. Xôi nấu không quá dẻo, khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận rõ được vị bùi bùi của từng hạt đậu kết hợp cùng vị thơm thơm từ nếp.
Chẳng cần cầy kỳ, cao sang gì, xôi đậu xanh vẫn được "vét sạch" mỗi dịp Tết đến Xuân về khắp nẻo đường miền Trung.
7 Giò bò
Cứ mỗi độ Xuân về, trên mâm cỗ của ba miền đều xuất hiện món giò thịt, trong đó miền Trung phổ biến nhất là giò bò. Giò Bò ở đây có rất nhiều tiêu sọ nên thơm hơn giò của hai miền còn lại. Giò bò miền Trung dùng hoàn toàn thịt bò để làm, không thêm bất cứ nguyên liệu nào khác nên cực kỳ đậm vị bò.
Từng khoanh giò màu đỏ hồng đặc trưng với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay khiến người ăn kích thích vị giác vô cùng.
8 Bánh in
Với người miền Trung, mỗi độ Tết đến là nhà nhà đều làm bánh in. Chúng sở hữu màu sắc nhẹ nhàng và rất dễ vỡ.
Để chế biến, bạn phải rang bột năng, bột nếp và vài chiếc lá dứa hoặc lá cẩm để tạo màu sắc và mùi thơm. Sau đó trộn với nước đường, đổ hỗn hợp vào khuôn và chờ ít nhất 15 phút rồi mới lấy bánh ra. Đặc biệt, trong dịp Tết, bánh in thường được làm theo dạng hình tròn nhằm mang ý nghĩa cho sự đủ đầy, đoàn viên.
9 Nem chua
Người ta hay bảo rằng có chả thì phải có nem. Vì thế, nem chua thường đi kèm với chả lụa hiện diện trên mâm cơm ngày Tết. Với sắc hồng hào được bọc qua lớp lá ổi và gói bên ngoài bằng lá chuối, nem chua thường mang hương vị dịu nhẹ và khá mịn màng. Bạn có thể ăn kèm với tép tỏi cho tăng thêm phần hương vị nè.
10 Bánh thuẫn (bánh thửng)
Bánh thuẫn có hương vị khá giống với bánh bông lan nè. Chúng thường được làm từ bột (bột bình tinh, bột năng,...) pha với trứng. Sau đó, đem nướng trên than đỏ bằng loại khuôn đặc biệt dành riêng cho bánh thuẫn. Khi bánh chín sẽ tỏa ra một mùi thơm nức cả gian bếp, miếng bánh nở vàng, bông xốp và cực kỳ hấp dẫn luôn.
11 Bánh lăn
Đây là món bánh đặc sản của vùng đất Quảng Nam, thường được sử dụng để cúng gia tiên vào các dịp lễ tết. Nguyên liệu chính của món ăn này chính là đường vàng, quất, gừng, dừa...Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị hòa quyện với nhau, bánh rất mềm và dẻo, phù hợp để ăn nhâm nhi cùng gia đình vào ngày Tết đến.
12 Gà luộc lá chanh
Thịt gà dai mềm, được hấp cùng lá chanh để tăng hương thơm và độ ngọt thịt luôn là một món ăn không thể thiếu ở ngày Tết miền Trung.
Người miền Trung thường ăn kèm món này với muối tiêu chanh hoặc muối ớt vừa ngon vừa đậm đà.
13 Tré
Là một món ăn truyền thông của miền Trung, tré vì vậy không thể nào thiếu vắng trên mâm cỗ ngày Tết.
Tré được làm từ bì lợn, thịt đầu heo cùng các loại gia vị nên rất đậm đà. Đây là món ăn nhâm nhi đãi khách vô cùng phù hợp cho những ngày Tết.
14 Thịt heo kho củ cải
Biến tấu trên nền món thịt kho tàu quen thuộc, món thịt heo kho củ cải vẫn có màu sắc hấp dẫn, hương vị đậm đà nhưng sẽ bớt ngấy hơn vì được thêm vào củ cải.
15 Mứt gừng
Món mứt gừng thơm ngon, có ít vị cay nồng cũng là một món ngon đặc trưng của ngày Tết miền Trung. Mứt gừng ngon không được quá non hay quá già, sau khi làm mứt vẫn giữ được vị nồng cùng hương thơm của gừng mới là đúng điệu.
Người miền Trung quen với bão nên có tính tiết kiệm và cần cù...,thích vị cay để giữ ấm cơ thể vì vậy những món ăn đều thể hiện rõ nét thói quen ăn uống cũng như khẩu vị của người dân nơi đây.
Hy vọng qua chia sẻ trên đây, bạn sẽ biết thêm được các món ăn quen thuộc mà nhà nào cũng ăn vào ngày tết ở miền Trung nhé. Dù là miền nào đi nữa thì ngày Tết luôn được chuẩn bị mọi thứ chu toàn nhất để ước mong năm mới bình an, mọi điều thuận lợi.
7 bí quyết luộc bánh chưng, bánh tét xanh, chắc, bảo quản lâu Bánh chưng, bánh tét là những món ăn không thể thiếu vào dịp Tết cổ truyền. Hôm nay Bách hóa XANH xin tiết lộ 7 bí quyết luộc bánh chưng, bánh tét xanh, chắc, bảo quản lâu mà có lẽ các bạn sẽ cần đến. Nào cùng tìm hiểu thôi! Qua nhiều thế hệ, những kinh nghiệm để luộc món bánh chưng -...