“Món ăn sang chảnh” rẻ chưa từng có được rao bán ngập tràn trên chợ mạng
Những ngày gần đây, trên nhiều hội nhóm xuất hiện người rao bán cá hồi Sa Pa – món ăn được coi là đắt đỏ với những dòng trạng thái “giải cứu cá hồi”…
Dịch Covid-19 khiến cho cá hồi ế ẩm
Theo tìm hiểu của , những ngày gần đây trên nhiều hội nhóm, xuất hiện nhiều dòng trạng thái rao bán cá hồi Sa Pa.
Chia sẻ với PV, chị Kim một người rao bán cá hồi cho biết: “Chưa bao giờ cá hồi Sa Pa lại rẻ đến như vậy, tôi có người bác ở Sa Pa nuôi nhiều cá hồi nhưng giờ không bán được nên tôi đành vào các hội nhóm đăng bài bán để “giải cứu cá hồi” giúp bác. Giá bán ra cũng rẻ hơn nhiều so với siêu thị ngày thường là 290.000 đồng/1kg”.
Trong khi đó, anh Vượng rao bán cá hồi cũng thông tin: “Do dịch Covid-19 khách du lịch lên Sa Pa sụt giảm mạnh, hoạt động của các nhà hàng, khách sạn khó khăn khiến cho các trang trại nuôi cá hồi Sa Pa lâm vào cảnh lao đao bởi không có nơi tiêu thụ. Bởi, phần lớn cá hồi phục vụ nhu cầu khách du lịch, giá bán cũng tương đối cao nên thị trường bình dân khó tiếp cận.
Tuy nhiên, hiện nay, giá đã xuống thấp, với thương hiệu đã được xây dựng nếu có kênh tiêu thụ tại các đô thị trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận có thể giải quyết phần nào khó khăn cho người dân nuôi cá hồi. Tôi rao bán cá hồi giúp người thân của mình trên Sa Pa, nhận vận chuyển về Hà Nội”.
Mặc dù giá cá hồi Sa Pa hiện được rao bán với giá dao động từ 200-290.000 đồng/1kg, tuy nhiên theo tìm hiểu của PV, người dân cũng không mấy hào hứng.
Chị Linh (Hà Nội) cho biết: “Tôi thấy có mấy người bạn của mình rao bán giải cứu cá hồi Sa Pa, một phần cũng muốn mua cho con làm ruốc, nhưng giá lại rẻ thì phân vân về chất lượng. Ngoài ra, gia đình tôi cũng đông người đợt dịch này cũng chẳng kiếm được là bao nên chúng tôi cũng phải cân nhắc, tính toán”.
Tương tự, chị Thuỷ (nội trợ ở Hà Nội) cho rằng thấy cá hồi rẻ chưa từng thấy, thế nhưng để đặt mua nguyên cân chị cũng phải cân nhắc: “Thật sự là cá hồi so với giá trước khi chưa giải cứu thì rẻ tầm một nửa, nhưng tính ra vẫn cao. Nên đây cũng không phải món gia đình tôi có thể dùng mỗi ngày. Tôi cũng đã cân nhắc để đặt mua một chút thôi làm ruốc cá cho hai con nhỏ”.
Đại diện sở NN&PTNT Lào Cai nói gì?
Trước thông tin liên quan đến việc “giải cứu cá hồi Sa Pa”, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lào Cai.
Ông Nguyễn Xuân Nhẫn cho biết, hội Cá nước lạnh tỉnh Lào Cai cũng đã có báo cáo về tình hình sản xuất, cung ứng nuôi trồng thủy sản nước lạnh (cá hồi, cá tầm) trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong điều kiện dịch Covid -19.
Theo đó, tình hình nuôi trồng thủy sản nước lạnh trong tháng 3/2020 và những khó khăn tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 150 cơ sở nuôi cá nước lạnh, trong đó có 08 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản với thể tích ước đạt 03 tháng đầu năm 55.000 m3 chủ yếu nuôi tại các huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn…. Sản lượng thủy sản ước đạt 375 tấn.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh được cung ứng chủ yếu cho thị trường Sa Pa thông qua các nhà hàng, quán ăn và các cơ sở bán cá nước lạnh tại thị trấn Sa Pa, một số cung ứng ra thị trường thành phố Lào Cai, thị trường Hà Nội. Đầu năm 2020 do ảnh hướng của dịch Covid -19 đã tác động mạnh đến sản xuất, cung ứng thủy sản nước lạnh trên địa bàn tỉnh làm cho giá bán cá hồi, cá tầm hiện nay giảm mạnh khoảng 150,000 – 170.000 đồng/ kg (giảm khoảng 40%).
Đến nay sản phẩm thủy sản cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi) cơ bản không tiêu thụ được, lượng cá đến thời điểm xuất bán còn khoảng 250 tấn nhưng vẫn phải tiếp tục nuôi duy trì dẫn đến phát sinh chi phí, thiếu vốn sản xuất cho các hội viên nuôi trồng thủy sản nước lạnh. Hình thức tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong mùa dịch chủ yếu là bán hàng qua online nên sản lượng tiêu thụ thấp.
Video đang HOT
Trước tình hình này, sở Công thương tỉnh Lào Cai cũng đã có văn bản gửi sở NN UBND huyện Bát Xát, thị xã Sa Pa; Hiệp hội cá nước lạnh Lào Cai với nội dung, nhằm tiêu thụ cá nước lạnh cho các hộ sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, ngày 06/4/2020, Sở Công Thương Lào Cai đã có văn bản số 469/SCT-TM gửi Sở Công Thương, các doanh nghiệp phân phối, siêu thị trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước để đề nghị hỗ trợ tiêu thụ mặt hàng cá nước lạnh của Lào Cai.
Đến ngày 16/4/2020, đã có các siêu thị, cửa hàng tiện ích, doanh nghiệp phân phối như BigC Hà Nội, BigC Vĩnh Yên, BigC Phú Thọ, Hapro mart, Vinmart… liên hệ trực tiếp với các trang trại, cơ sở nuôi cá nước lạnh của tỉnh để xem xét ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tùy nhu cầu thực tế các chuỗi siêu thị có lượng đặt hàng theo số lượng khác nhau (mỗi đơn vị đặt từ 2 tạ đến 2 tấn/ngày), giá bán tại một số cơ sở ở thị xã Sa Pa đang thông báo tới các đơn vị phân phối là 200.000đ/kg (cá tươi tại trang trại, chưa bao gồm chi phí vận tải, bốc xếp, bảo quản…).
Cùng với đó, ông Nguyễn Xuân Nhẫn cho biết, sở NN&PT tỉnh Lào Cai cũng đã đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Trong đó, đề nghị hội cá nước lạnh tỉnh Lào Cai thống kê rà soát lại chính xác toàn bộ số hộ nuôi cá hiện nay, đánh giá về hiện trạng: Quy mô, số lượng, sản lượng, số cá đến thời điểm xuất bán, giá thành tại cơ sở nuôi trồng…
Tổ chức trao đổi, thảo luận với các Hội viên tìm kiếm thị trường tiêu thụ; chế biến các sản phẩm từ cá (ruốc, cá sấy, tháo tiết bảo quản lạnh…); Tổ chức lại sản xuất từ khâu giống, nuôi, chế biến, tiêu thụ… một cách khoa học, bền vững. Chủ động, phối hợp với các bên liên quan tổ chức quảng bá trên các phương tiên thông tin đại chúng, trên các trang mạng chính thống để tìm các kênh tiêu thụ sản phẩm.
“Chúng tôi cũng đề nghị hội Nông sản tỉnh Lào Cai tăng cường thông tin, quảng bá, giới thiệu để liển kết tiêu thụ cho người nuôi trồng cá nước lạnh của tỉnh; Phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh, Sở Công thương để tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh”, ông Nhẫn cho hay.
Đồng thời, ông Nhẫn cũng cho biết: “Đối với UBND thị xã Sa Pa, UBND huyện Bát Xát, chúng tôi đề nghị quan tâm chỉ đạo hệ thống ngân hàng trên địa bàn trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện để giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi xuất cho các tổ chức, cá nhân nuôi cá nước lạnh có vay vốn ngân hàng. Phối hợp với các sở, ngành đưa danh mục cá nước lạnh vào đối tượng được hưởng hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, tác động ảnh hưởng của thị trường…”.
L.T
Quá khứ "đen tối" của tôm hùm: Từ món ăn rẻ mạt có cho không cũng chả thèm thành thứ đồ sang chảnh trị giá bạc triệu/kg
Tôm hùm trước khi trở thành thực phẩm sang chảnh đã có một quãng thời gian dài bị coi là rẻ mạt.
Nhắc đến tôm hùm, tất mọi người từ già trẻ gái trai, phương Đông phương Tây đều sẽ một mực cho rằng đó là món ăn xa xỉ của giới nhà giàu. Trong các khách sạn hạng sang, người ta thường để tôm hùm ở vị trí trang trọng nhất của menu cũng như đặt cho nó mức giá không phải ai cũng dám nhìn vào. Tất nhiên, vị của món ăn này rất ngon nếu không muốn nói là cực phẩm dưới đôi bàn tay chế biến của những vị đầu bếp tài ba.
Tuy nhiên, theo những ghi chép được lưu lại thì lịch sử phát triển của tôm hùm để trở nên sang chảnh như ngày hôm nay là rất dài. Phải mất đến tận 150 năm để tôm từ một món ăn "rác" chỉ dành cho tù nhân,người hầu được ngồi chễm chệ trên bàn tiệc của những thực khách lắm tiền nhiều của.
Tôm hùm đã có một lịch sử phát triển dài hơi để đến được vị trí như ngày nay.
Món ăn chỉ được cho vào bụng khi quá đói và tuyệt vọng
Tài liệu ghi chép lại rằng, vào thế kỷ 17, khi những người châu Âu đầu tiên hành hương đến New England (nước Mỹ ngày nay), họ đã chứng kiến sự bùng nổ của tôm hùm. Loài giáp xác này phát triển mạnh mẽ đến nỗi không được tôn trọng và hiếm khi người ta ăn nó. Vậy thì làm thế nào để xử lý những con tôm cứ sau bão là dạt vào bờ và tạo nên mùi hôi thối khi chết? Câu trả lời là cho tù nhân và người hầu.
Tình trạng này kéo dài đến tận thế kỷ 18, khi những người làm công quyết không ăn tôm hùm nữa, họ thậm chí còn thêm cả điều khoản chỉ dùng tối đa 3 lần/tuần loại thực phẩm này vào thỏa thuận lao động. Nguyên nhân được cho là những bữa ăn của họ được chế biến từ tôm hùm đã chết, lúc này enzyme trong bụng của nó thấm sang các bộ phận khác khiến cho thịt của nó bị rữa ra và bốc mùi hôi thối. Nếu ăn những con tôm này, không những vị giác khó chấp nhận mà nguy cơ mắc bệnh cũng rất cao.
Những con tôm hùm khi chết sẽ bốc mùi rất kinh khủng.
Vì lẽ đó, tôm hùm đã trở thành loại thức ăn mà khi người ta quá đói, quá tuyệt vọng thì mới được cho vào bụng. Nhưng sự thật thì các nhà ẩm thực đã phát hiện ra rằng, hóa ra do thức ăn được làm từ những con tôm hùm chết đã gây ra ký ức kinh hoàng đó. Thời kỳ ấy, không ai có thể tưởng tượng rằng hương vị bản chất thực sự của tôm hùm sẽ đạt đến tuyệt đỉnh khi chế biến chúng theo cách nấu ngay khi còn sống.
Tôm hùm sẽ ngon nhất khi chế biến lúc còn sống, các chuyên gia ẩm thực đã nói như vậy.
Rất nhiều năm sau, con người mới thấy được giá trị của tôm hùm
Qua đó, có thể thấy bản thân tôm hùm là món ngon nhưng lại không có cơ hội để chứng minh giá trị với con người. Và cho đến tận thế kỷ 19, loại tôm này vẫn phải chịu sự kỳ thị lan rộng đến nỗi cửa nhà ai mà có vỏ tôm hùm thì người ta sẽ mặc định đó chính là "dấu hiệu của sự nghèo đói và suy thoái". Sau đó, đến thời kỳ nội chiến Mỹ, khi đồ hộp rất phổ biến thì có một công ty tên là Burnham&Morrill biến tôm hùm thành đồ ăn chế biến sẵn và bán ra thị trường. Người ta bắt đầu ưa chuộng hơn vì ít nhất chúng giàu đạm và giá lại rẻ.
Lúc này, tôm hùm thay vì bị coi như rác thì đã có những chiếc tàu đi đánh bắt xa bờ để có được những con tôm tươi ngon hơn. Dẫu vậy, với mức giá thậm chí còn rẻ hơn cả những hộp đậu thì tôm hùm vẫn chưa được người Mỹ đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Dù có giá trị hơn một chút nhưng tôm hùm vẫn chưa được ưa chuộng vào thời kỳ này.
Dần dần, qua nhiều năm, khi người Mỹ thấy tôm hùm quen thuộc hơn thì những người yêu thích tôm đóng hộp bắt đầu tìm nguồn tươi sống để thưởng thức. Lúc ấy, các nhà hàng cũng đưa tôm vào phục vụ trong menu.
Như một lẽ tự nhiên, có cung thì ắt có cầu, mà cung cao quá thì cầu sẽ không kịp, việc đánh bắt quá nhiệt tình đã dẫn đến tình trạng giá tôm bị đẩy lên cao từ sau Thế chiến thứ II. Lúc này, từ món ăn nhà nghèo, tôm hùm bỗng dưng trở nên cao quý.
Tôm hùm đã cuộc bứt phá từ thực phẩm nhà nghèo trở nên sang chảnh.
Năm 2012, việc đánh bắt gặp nhiều thuận lợi vì nước biển trở nên ấm hơn. Nguyên nhân được cho là do tôm hùm nước lạnh lại thích nước ấm hơn vì nó khuyến khích sự tăng trưởng của chúng. Lúc này, cung vượt quá cầu nên giá tôm đã giảm xuống mức gần đấy.
Sau đó, vào những năm 2015-2016, với nhu cầu cao đột ngột của tầng lớp trung lưu Trung Quốc thì giá tôm lại tăng. Dù vậy, chúng cũng nhanh chóng được bình ổn khi người ta chủ động nuôi trồng được loại hải sản này.
Giá tôm hùm đã có nhiều biến động qua các thời kỳ.
Sự phong phú trong cách chế biến tôm hùm ngày nay
Giá tôm hùm ngày nay dù là nuôi trong nước hay nhập khẩu từ Mỹ hay Canada nếu tính theo giá trị Việt Nam Đồng thì sẽ ở mức trên 1,2 triệu đồng mỗi kg. Nguyên nhân được cho là do tôm hùm phát triển chậm, ăn nhiều, khi mắc bệnh dễ lây lan và trứng của chúng thì rất khó để nuôi.
Thêm vào đó, việc giữ tôm hùm sống trong quá trình vận chuyển cũng là một thách thức bởi tôm cần môi trường mát, ẩm và phải có đủ oxy. Nếu không đảm bảo được những yếu tố này thì ai cũng biết món ăn sẽ trở nên như thế nào rồi đó.
Giá tôm hùm cao vì cả việc nuôi lẫn vận chuyển đều khó.
Quá trình chế biến tôm hùm cũng không dễ, một là vì quá đắt đỏ nếu làm hỏng thì sẽ đi tong cả đống tiền, hai là vì để cho ra một món ăn ngon từ tôm hùm cũng là việc không phải đầu bếp nào cũng làm được. Những món ăn như salad tôm hùm, tôm hùm nướng hay cháo tôm hùm đều đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao thì mới có thể cho ra sản phẩm ngon lành được.
Chế biến một món ăn từ tôm hùm không hề dễ, nó yêu cầu phải có tay nghề cực cao.
Theo Nhịp Sống Việt
"Mánh khóe" của nhà hàng khiến 10 gia đình đi ăn thì 9 nhà phải chi nhiều tiền hơn dự kiến Bày thức ăn trong đĩa lớn, sử dụng ly cao và mỏng, đặt tên món ăn sang chảnh... là những "mánh khóe" các nhà hàng thường sử dụng để "móc tiền" trong túi bạn. 1. Tạo ảo giác trên hình chụp món ăn Bạn có thể nhìn thấy những hình ảnh minh họa, trong đó có 2 đĩa cùng kích vỡ, thể tích,...