Mối hiểm họa từ hút thuốc lá liên tục 40 năm
Theo thống kê, có đến hơn 80% các trường hợp ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc lá. Trong thuốc lá có đến hơn hai nghìn chất độc hại dẫn đến sự tăng sinh bất thường của tế bào.
Khoảng hai tháng gần đây, ông L.V.L., 59 tuổi, quê ở Hà Giang xuất hiện ho nhiều, ho có đờm đặc kèm theo đau ngực. Ông L. đã đến một bệnh viện tại Hà Nội khám và kết quả được chuẩn đoán u phổi phải. Trước đó qua khai thác tiền sử, bệnh nhân có tới hơn 40 năm sử dụng thuốc lá liên tục.
Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn, bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa Medlatec kiểm tra lại. Tại đây, ông được các chuyên gia chỉ định sinh thiết u phổi dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính.
Thủ thuật này được ThS, BSNT Đào Danh Vĩnh – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và BSCKI Nguyễn Bá Phong – Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh trực tiếp thực hiện. Sau ba ngày, kết quả mô bệnh học là ung thư biểu mô vảy xâm nhập.
Việc chẩn đoán sớm bản chất khối u đã giúp bệnh nhân được chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh, để từ đó ông sĩ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Trường hợp của bệnh nhân L.V.L., chỉ là một trong số rất nhiều ca mắc ung thư phổi do hút thuốc lá.
Video đang HOT
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư ở phụ nữ (chỉ sau ung thư vú). Mỗi năm có hơn 20 nghìn người mắc ung thư phổi, trong đó có đến 17 nghìn người đã tử vong, 56 người mắc mới mỗi ngày. Đáng báo động hơn là tình hình mắc bệnh này có xu hướng ngày càng tăng.
Thực tế cho thấy, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc căn bệnh quái ác này, tuy nhiên, có những đối tượng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn như người hút thuốc lá (chủ động và thụ động). Theo thống kê, có đến hơn 80% các trường hợp ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc lá. Trong thuốc lá có đến hơn hai nghìn chất độc hại dẫn đến sự tăng sinh bất thường của tế bào. Không chỉ thuốc lá mà hút thuốc lào cũng khiến nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.
Trong không khí có rất nhiều tác nhân có thể gây ung thư phổi, như: bụi mịn và các khí độc CO, NOx,… Chất lượng không khí xấu, cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên chính là lá phổi. Người có ngành nghề trực tiếp tiếp xúc với hóa chất thường xuyên: thợ sơn, công nhân sản xuất pin, linh kiện điện tử,… cũng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.
BS Vĩnh cho biết, ung thư phổi là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời thì có thể kéo dài thời gian sống, thậm chí chữa khỏi.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh ung thư phổi diễn biến thầm lặng, bệnh nhân cần đi thăm khám để được tư vấn chuyên sâu tại các cơ sở y tế chuyên khoa, nếu xuất hiện các triệu chứng sau: Ho kéo dài hơn hai tuần; Ho ra máu, máu lẫn đờm, máu thường sẫm màu. Đây là yếu tố tiên lượng xấu, nên khi xuất hiện những triệu chứng trên, bệnh nhân nên đi khám ngay.
Bệnh nhân có biểu hiện đau ngực, uống thuốc giảm đau không thuyên giảm, khó thở, mệt mỏi, sút cân, đau đầu, yếu liệt tay, chân; Các dấu hiệu liên quan đến nội tiết như: Sưng đau các khớp nhỡ và nhỏ, sạm da, móng tay và móng chân khum, ngón dùi trống, thay đổi tâm tính, hay lo lắng, nóng giận, trầm cảm cũng cần đến cơ sở y tế thăm khám sớm.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tỷ lệ tử vong đứng thứ 4 trên thế giới
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những căn bệnh không lây nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới.
Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: BVCC).
Theo ThS.BS Phan Thanh Thuỷ, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thông thường là bệnh nhân nam giới có độ tuổi trên 40 và có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào. Bên cạnh đó, cũng có một số ít những bệnh nhân là nữ giới và không chỉ những bệnh nhân hút thuốc chủ động mà cả những trường hợp hút thuốc thụ động cũng mắc bệnh. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường, khói bụi nghề nghiệp, hít phải khói từ bếp rơm, rạ cũng là yếu tố nguy cơ khởi phát và làm tiến triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý từ đường hô hấp, tiến triển dai dẳng và kéo dài. Nó sẽ gây ra bệnh lý ở đường hô hấp và bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, thậm chí có những trường hợp nếu không được xịt những loại thuốc cắt cơn và không có các thuốc điều trị dự phòng kịp thời thì cơn khó thở của bệnh nhân sẽ dẫn đến suy hô hấp, gây nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra những biến chứng tại phổi như tràn khí màng phổi hay các biến chứng về tim mạch như suy tim.
Nam giới hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao (Ảnh: BVCC).
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có dấu hiệu rất dễ nhận biết như ho, khạc đờm lâu ngày. Ban đầu có thể bệnh nhân chỉ có thể ho ngắt quãng, nhưng về sau triệu chứng ho của bệnh nhân sẽ tăng lên và ho kéo dài. Bệnh nhân thường ho 3 tháng trên 1 năm và trong 2 năm liên tiếp.
Khó thở cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh. Đáng chú ý, khó thở ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có đặc điểm là khó thở dần theo thời gian. Lúc đầu bệnh nhân chỉ khó thở khi gắng sức, nhưng sau đó những triệu chứng khó thở sẽ nặng dần lên và bệnh nhân sẽ thấy khó thở, thậm chí cả khi nghỉ ngơi. Giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân không làm gì cũng thấy khó thở.
Dấu hiệu cuối cùng ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gặp phải là nhiễm trùng về phổi tái đi tái lại nhiều lần.
Người bệnh mắc bệnh này phải điều trị lâu dài (Ảnh: BVCC).
Với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sai lầm thường gặp nhất là người bệnh chưa hiểu được khi đã mắc bệnh này là phải dùng thuốc thường xuyên và thăm khám định kỳ. Vì thế mà nhiều trường hợp khi bệnh tiến triển thì dừng thuốc, không đi khám bệnh dẫn đến những đợt cấp nặng.
Sai lầm thứ hai hay mắc phải là sai lầm về kỹ thuật sử dụng những dụng cụ phun hít của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể không biết cách sử dụng hoặc sử dụng sai kỹ thuật, dẫn đến việc phân phối thuốc vào phổi chưa được tốt. Chính vì vậy, bệnh nhân phải đi khám định kỳ hàng tháng và mỗi lần khám, các bác sĩ đều sẽ phải kiểm tra lại kỹ thuật sử dụng dụng cụ phun hít của bệnh nhân để đảm bảo bệnh nhân sử dụng đúng liều lượng, đúng cách.
Để phòng tránh căn bệnh này, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân tuyệt đối không hút thuốc vì đây là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh. Phải giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giữ ấm họng vào mùa lạnh để phòng tránh những đợt cấp, đợt bội nhiễm có thể tăng nặng. Khi ra đường, phải có biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang để tránh hít phải những khói bụi độc hại.
Thời điểm hút thuốc lá nguy hiểm nhất Những người hút thuốc lá ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể đối mặt với nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư đầu và cổ đang ngày càng tăng cao so với những người hút vào thời điểm muộn hơn trong ngày. Có nhiều chất độc hại trong khói thuốc lá. Ảnh: Nguồn internet Nhà khoa học Joshua Muscat,...