Mẹo ăn gạo lứt tốt cho sức khỏe và không gây đầy bụng, khó tiêu
Gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết nhưng tại sao ăn gạo lứt không đúng cách có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa ở một số người?
1. Chất xơ trong gạo lứt có lợi gì?
Gạo lứt nổi tiếng là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Chất xơ này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, nhất là hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng, giảm cholesterol và duy trì ổn định lượng đường trong máu.
Ăn chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Những người muốn giảm cân nên lựa chọn tiêu thụ gạo lứt thường xuyên để kiểm soát lượng thức ăn và calo nạp vào cơ thể hiệu quả hơn.
Ngoài hàm lượng chất xơ và magie cao, chất chống oxy hóa trong gạo lứt là chất dinh dưỡng có giá trị có lợi cho sức khỏe tim mạch, có tác dụng làm giảm huyết áp và cholesterol. Do đó, những người mắc bệnh tim mạch nên bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn uống của mình.
Gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng và hàm lượng chất xơ cao.
Chất xơ cùng các chất dinh dưỡng có lợi khác của gạo lứt cũng giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, phù hợp với chế độ ăn của những người bị bệnh đái tháo đường. Theo ThS.BS. Nguyễn Thu Yên, chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường, ăn gạo lứt đã được chứng minh là giúp hỗ trợ hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn tốt hơn ở những người mắc bệnh đái tháo đường, thậm chí có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2.
Video đang HOT
Những lợi ích này được cho là nhờ chất xơ, tinh bột cháy chậm, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cũng như khả năng giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của gạo lứt có liên quan đến bệnh đái tháo đường và phòng chống béo phì.
2. Tại sao ăn gạo lứt lại gây đầy bụng, khó tiêu?
Việc ăn gạo lứt bị đầy bụng là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là với những người mới tập ăn gạo lứt. Nguyên nhân chủ yếu là do gạo lứt chứa lượng chất xơ cao hơn nhiều so với gạo trắng.
Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu cơ thể chưa quen hoặc tiêu thụ quá nhiều nó có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, vì chất xơ hấp thụ nước từ ruột nên khi ăn gạo lứt mà không uống đủ nước cũng dễ gây khó tiêu và táo bón.
Đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc đang gặp các bệnh lý về tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… thường khó tiêu hóa gạo lứt hơn. ThS. Nguyễn Thu Yên cũng lưu ý, vì chứa nhiều chất xơ gây khó tiêu nên người đang bị rối loạn tiêu hóa, bị khó tiêu hoặc mới phẫu thuật đường tiêu hóa không nên ăn gạo lứt.
Nên ăn cơm gạo lứt từ từ để tránh đầy bụng, khó tiêu.
3. Mẹo ăn gạo lứt dễ tiêu hóa
Ăn từ từ, ít một: Việc ăn quá nhiều gạo lứt trong một lần hoặc ăn thường xuyên quá mức có thể gây ra đầy bụng. Do đó bạn nên thay thế một phần gạo trắng bằng gạo lứt và tăng dần lượng gạo lứt theo thời gian để cơ thể thích nghi.
Ngâm và nấu chín kỹ: Trước khi nấu gạo lứt nên ngâm gạo bằng nước ấm ít nhất khoảng 1 – 2 tiếng. Quá trình ngâm nước giúp loại bỏ asen trong gạo và các chất gây khó tiêu giúp gạo mềm để dễ nấu. Nếu gạo lứt không được nấu chín kỹ, hạt gạo vẫn cứng và khó tiêu hóa nên cần nấu gạo lứt cho đến khi mềm và hạt nở đều sẽ dễ ăn và dễ tiêu hơn.
Ăn chậm, nhai kỹ: Vỏ cám của gạo lứt cứng hơn so với gạo trắng khó tiêu hóa hơn nên cần nhai kỹ cơm gạo lứt trước khi nuốt để giảm bớt gánh nặng cho tiêu hóa.
Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh bình thường cần uống 8 ly nước (khoảng 2 lít nước) mỗi ngày để bảo đảm đủ nước cho nhu cầu cơ thể, đặc biệt khi ăn thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt. Cần lưu ý tránh uống nước có gas vì loại đồ uống này làm tăng không khí vào hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy hơi và khó chịu nhiều hơn.
Có nên ăn cơm trong cả 2 bữa mỗi ngày?
Bạn có thể ăn cơm 2 bữa mỗi ngày nhưng cần cân nhắc loại gạo và lượng hấp thụ.
Gạo là lương thực chính ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Người dân thường ăn cơm trong tất cả bữa chính mỗi ngày. Tuy nhiên, khi các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường lan rộng, một số người bắt đầu e ngại ăn nhiều cơm có thể dẫn mất cân bằng lượng đường trong máu, làm tăng cân, tác động xấu tới sức khỏe.
Cơm là món ăn hằng ngày của người dân nhiều nước châu Á. Ảnh: AI
Có nên ăn 2 bữa cơm/ngày?
Tiến sĩ Manjari Chandra, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng (Bệnh viện Max Gurugram - Ấn Độ), nhận định: "Nhiều nước coi gạo là ngũ cốc chính vì chứa carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết mọi người đều ổn khi ăn cơm hơn 1 lần mỗi ngày miễn là lượng tiêu thụ vừa phải. Nhưng bạn cũng nên nghĩ đến loại gạo, lượng gạo và mức độ cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn".
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Chandra cảnh báo ăn cơm nhiều lần trong ngày có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho những người đang cố gắng kiểm soát cân nặng hoặc có vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường. Các nhóm này phải theo dõi lượng carbohydrate nạp vào cơ thể và nên cân nhắc chuyển sang ngũ cốc nguyên cám.
Với những người mắc bệnh tiểu đường, Tiến sĩ Shibal Bhartiya (Bệnh viện Marengo Asia Gurugram, Ấn Độ) cho rằng họ có thể ăn cơm nhưng cần phải chú ý tới lượng cơm, thực phẩm ăn cùng. Nếu bạn bổ sung nhiều rau, protein nạc và chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống, việc ăn cơm 2 lần/ngày là phù hợp.
Thêm vào đó, gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt khác có chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng.
Loại gạo nào tốt hơn?
"Mặc dù gạo trắng được tiêu thụ thường xuyên hơn nhưng có ít chất dinh dưỡng và chất xơ hơn gạo lứt. Sử dụng nhiều gạo trắng có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì gạo lứt là ngũ cốc nguyên hạt nên có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn, do đó là lựa chọn tốt hơn", Tiến sĩ Chandra giải thích.
Ở các nước châu Á, có nhiều loại gạo dài - ngắn, màu sắc, hương vị khác nhau do giống lúa, cách chế biến... Bởi vậy, người dân có thể thoải mái lựa chọn, thay đổi loại gạo mình thích và tốt cho sức khỏe nhất.
"Sự cân bằng là yếu tố quyết định. Một chế độ ăn nhiều gạo, đặc biệt là gạo trắng, dễ dẫn đến lượng calo tiêu thụ quá mức, gây tăng cân hoặc các vấn đề trao đổi chất khác", Tiến sĩ Chandra kết luận.
Hàm lượng calo trong cơm phụ thuộc vào loại gạo và khẩu phần ăn. 100g cơm trắng cung cấp 130 calo, cơm gạo lứt cung cấp ít hơn một chút - 110 calo. Tuy nhiên, gạo lứt giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn, là lựa chọn lành mạnh, cung cấp năng lượng ổn định.
Ba không khi ăn cơm Một số thói quen của nhiều người có thể gây hại sức khỏe như ăn cơm chan canh, mua gạo trắng tinh hay để cơm nguội bên ngoài quá lâu. Không ăn gạo trắng bóc Gạo là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào, đặc biệt là B1 tốt cho hệ thần kinh, tim và B2 tham gia vào quá trình chuyển hóa...