Mẹ sau sinh có ăn cá mè được không?
Cá mè là thức ăn rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên có nhiều thắc mắc đặt ra chị em sau sinh có nên ăn cá mè không?
Lợi ích sức khỏe từ cá mè
Cá mè thịt chắc, vị ngọt, béo nhưng không ngấy. Khéo léo chế biến, các bà nội trợ có thể nấu được những món ngon như cá mè kho tiêu, cá mè kho dưa cải, canh cá mè nấu chua… Thịt cá có nhiều protid; mỡ cá có nhiều acid béo không no; mật cá chứa sterol.
Trong Đông y, cá mè còn gọi là liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. Bộ phận dùng làm thuốc là thịt, mỡ và mật cá.
Cá mè vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tủy, nhuận phế, ích tỳ vị. Trong sách thuốc cổ có ghi: Thịt cá mà trắng có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hòa ngũ tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt.
Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư hàn, ăn kém, đau bụng, đầy bụng, da thô ráp, tróc da và da khô. Người cao tuổi dùng cá mè thường xuyên chống được đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn.
Sau sinh ăn cá mè được không?
Video đang HOT
Trên một diễn đàn sức khỏe, nhiều mẹ thắc mắc, phụ nữ sau sinh có ăn cá mè được không. Bởi dinh dưỡng là vấn đề bất cứ sản phụ nữ cũng quan tâm hàng đầu, cá là thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên mới sinh có được ăn cá, cụ thể là cá mè hay không.
Đây là câu hỏi được đại đa số các chị em sau sinh quan tâm, thắc mắc.
Theo y học cổ truyền, cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị, khoẻ gân cốt, thích hợp đối với phụ nữ sau đẻ thiếu sữa, đau đầu do phong hàn, chóng mặt, hoa mắt, nhiều đờm, gân cốt yếu, tỳ vị hư hàn, tiêu hoá kém, chán ăn,…
Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, phụ nữ sau sinh nên ăn cá mè.
Món ăn thuốc từ các mè để các mẹ tham khảo.
Dùng trong các trường hợp hư huyết sau sinh và thiếu sữa :
Bài 1 : 1 con cá mè khoảng 500gr, hạt mướp khoảng 30g, lấy khoảng bột nghệ vàng 10g, và gia vị vừa đủ. Cá mè làm sạch, cắt khúc, ướp gia vị và nghệ vàng băm nhỏ, thêm hạt mướp nấu thành canh, mỗi ngày ăn 1 lần.
Bài 2 : Cá mè 1 con 500g, mướp 30g, bột gia vị, gừng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, rửa sạch xắt khúc. Cá mè làm sạch, cho vào nồi cùng với gừng, bột gia vị, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa tới chín nhừ là được. Ăn cá uống canh trong ngày.
Dùng cho người phù nề, tiểu tiện ít
Nguyên liệu: 1con cá mè, 30g đậu đỏ.- Cách chế biến: Cá mè làm sạch, đậu đỏ ngâm nước rửa sạch và cho vào nồi hầm nhừ cùng với cá mè. Dùng ăn liền trong khoảng 4-5 ngày.
Theo www.phunutoday.vn
2 người dù thèm đến mấy cũng không được ăn thịt ếch
Khi đời sống ngày càng phát triển thì con người càng chú trọng vấn đề sức khỏe. Vậy đối với loại thịt ếch sẽ đem lại công dụng gì và những ai không nên ăn loại thực phẩm này, cùng nhau tìm hiểu nhé!
Công dụng của thịt ếch
Thịt ếch từ lâu đã được biết đến với nhiều tác dụng chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe. Theo Đông Y, thịt ếch được biết đến với vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, cường tráng, an thai, lợi tiểu, chữa cam tích ở trẻ em, suy dinh dưỡng , phiền nhiệt, hư lao, chứng ngứa lở... Giúp cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon ngủ ngon mỗi ngày. Bổ sung thịt ếch vào thực đơnhàng ngày cũng là một cách để bạn giải đáp những thắc mắc làm thế nào để tăng cân.
Thịt ếch có màu trắng, nạc, ngon như thịt gà với thành phần dinh dưỡng phong phú: protein, chất béo, đường, canxi, phốt-pho, kali, natri, sắt, đồng, magiê, vitamin A, B, D, E, canxi, ... cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân nhanh hơn. Một chiếc đùi ếch chứa 73g calories, 16g protein, giúp bạn bổ sung năng lượng và protein nạc vào cơ thể. Thịt ếch là món ăn giàu dinh dưỡng mà không bị béo.
Thịt ếch rất tốt cho những trẻ hay ra mồ hôi trộm, biếng ăn, yếu mệt, chậm phát triển, hay ho sốt. Khi dùng cho trẻ em và người già, chỉ lấy thịt ở 2 đùi để tránh xương (gây hóc).
Những người không nên ăn thịt ếch
Trẻ quá nhỏ tuổi, có sức đề kháng kém: Theo các tài liệu nghiên cứu, do ếch sống ở ngoài đồng ruộng nên tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam cao đến 75%. Loại ấu trùng ký sinh độc hại trong thịt ếch có tên là giun đầu gai, sau khi chui xuống dạ dày sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp nơi trong cơ thể.Loài ấu trùng này di chuyển đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó. Vì vậy, bệnh nhân sẽ có những cơn đau nhói, thậm chí đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. Nếu ấu trùng di chuyển đến da sẽ tạo thành những cục u, khi sờ thấy nhúc nhích dưới da và thay đổi vị trí nhanh chóng, biến mất nhanh; đôi khi sưng phù và đỏ ngứa ở nhiều vùng nên bệnh nhân dễ bị chẩn đoán nhầm là dị ứng da.
Phụ nữ mang thai: Nguy hiểm hơn cho phụ nữ mang thai, vì khi bị nhiễm, ấu trùng sán sẽ gây nhiễm bệnh cho cơ thể mẹ và thai nhi, ấu trùng sán còn có thể xuyên qua bào thai xâm nhập vào thai nhi và có thể gây nguy hại cho thai. Đó chưa kể là hiện nay ếch còn bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu ở ruộng đồng, người đánh bắt ếch dùng mồi tẩm chất gây mùi mạnh, trong đó có mã tiền (một đông dược độc) để dễ đánh bắt ếch...rất nguy hại cho cả mẹ và thai nhi.
Như hiện nay, ếch còn chịu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tại các đồng ruộng. Ngoài ra, để đánh bắt ếch, người ta thường dùng mồi tẩm hạt mã tiền để kích thích ếch, dễ đánh bắt hơn. Trong hạt mã tiền có chứa chất độc hại, người ăn phải có thể bị lên cơn co giật kiểu uốn ván, hô hấp bị co giật kéo dài, thậm chí tử vong vì ngạt thở. Ngoài ra, ăn thịt ếch sống bị nhiễm độc, gây tổn hại cho thần kinh của người dùng, đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Hãy đọc bài viết này để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của cả gia đình nhé!
Theo www.phunutoday.vn
TQ: Bắt được cá mè vua "thành tinh", lớn nhất trong 50 năm Một người đàn ông Trung Quốc mới đây đã câu được con cá mè khổng lồ, lớn nhất trong 50 năm qua ở vùng hồ Đan Giang Khẩu, tỉnh Hồ Bắc. Người đàn ông Trung Quốc mới đây câu được con cá mè khổng lồ. Theo Sina, một người đàn ông câu được một con cá mè khổng lồ sống trong môi trường...