Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và không vào mẹ?
Mẹ bầu cần ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và an toàn mà cơ thể mẹ không bị tăng cân quá nhiều là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa.
Trong quá trình mang thai, mọi bà mẹ đều mong muốn đem lại sự tăng trưởng và phát triển tối ưu cho thai nhi. Vậy làm thế nào để bổ sung chất dinh dưỡng cho con mà không bị cơ thể mẹ hấp thu?
Mỗi giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng khác nhau cho cả mẹ lẫn thai nhi. Có rất nhiều mẹ bầu thường có quan niệm là phải ăn cho cả hai người và không quan tâm đến cân nặng của bản thân mà chỉ nghĩ ăn gì cho thai nhi tăng cân nhanh. Thế nhưng, các mẹ cần hiểu rằng cân nặng thai nhi sẽ phụ thuộc vào chất lượng bữa ăn của người mẹ.
Các mẹ không nhất thiết phải ăn nhiều. Bởi vì phụ nữ mang thai trung bình chỉ cần khoảng 300 calo mỗi ngày so với trước khi mang bầu. Bên cạnh đó, cần đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khi mang thai. Điều này sẽ giúp mẹ và bé tăng cân đúng mức theo từng giai đoạn thai kỳ.
Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh?
1. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
2. Các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và bé
Các vitamin nhóm A, B, C, D, E, K: Có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên hàng ngày.Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…Axit folic: Đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau có màu xanh thẫm, súp-lơ, các loại đậu…Omega 3: Trong thành phần dầu ăn, dầu oliu và mỡ cá…Protein: Có trong các loại thực phẩm như cá, gà, thịt, trứng và đậu, giúp cho quá trình tạo cơ, xương và tạo máu.Sắt: Rất quan trọng trong sự tạo máu, vận chuyển oxy, có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc trong các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả tự nhiên như đậu đỗ…Kẽm: Rất giàu trong cá, hải sản, thịt gia cầm và sữa. Kẽm là nguyên tố cần thiết để đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu của em bé. Kẽm còn đóng vai trò nhất định cho sự phát triển của trẻ trước và sau sinh.Iốt: cần bổ sung iốt để hoàn thiện sự phát triển não bộ của trẻ.
Khi mang thai, cần tăng cân bao nhiêu là đủ?
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai
Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu nên tăng trong khoảng 1,5 – 2kg mỗi tháng. Nên kiểm tra cân nặng đều đặn và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ tăng ít hơn 1kg hay quá 3kg mỗi tháng.Tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nên lưu ý rằng “ăn cho 2 người” không đồng nghĩa là “ăn gấp đôi”, điều quan trọng là người mẹ phải có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo đủ năng lượng (lưu ý không được ăn quá ngọt hay quá béo).Thời gian mang thai KHÔNG phải là khoảng thời gian thích hợp cho việc giảm cân, giữ dáng.Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỷ lệ sinh non, tăng tỷ lệ sinh mổ.Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy sinh dưỡng, tăng tỷ lệ sinh non.
Theo Hellobacsi
Video đang HOT
Thực phẩm cực độc với mẹ bầu, tránh cho xa kẻo hại cả hai mẹ con
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ, mẹ bầu cũng cần chú ý những món ăn nên hạn chế. Vậy mẹ bầu nên kiêng ăn những món gì đảm bảo sức khỏe và an toàn cho thai nhi?
Ảnh minh họa: Internet
Rau ngót
Một trong những thực phẩm mẹ bầu cần tránh trong thời gian mang thai đó là rau ngót. Bởi, trong rau ngót có chứa chất Papaverin có tác dụng gây kích thích cơ trơn tử cung, khiến tử cung co thắt. Do vậy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên ăn rau ngót, đặc biệt những người có tiền sử sinh non, sảy thai, động thai, hiếm muộn, đang mang thai 3 tháng đầu càng phải tránh xa món rau này.
Dứa
Quả dứa (nhất là dứa xanh) chứa chất bromelain có khả năng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Do vậy, mẹ bầu nên kiêng loại quả này trong thời kỳ đầu bầu bí.
Trứng sống, trứng chần
Nhiều người cho rằng ăn trứng gà sống thì rất là tốt, nhất là vào buổi sáng. Nhưng theo các bác sĩ, trứng sống không phải là món ăn bổ dưỡng đối với phụ nữ mang thai. Bởi nếu ăn trứng sống, bà bầu sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn salmonella gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở thai nhi.
Ngoài ra, các loại sốt có chứa thành phần trứng như sốt mayonnaise, sốt rau trộn... cũng là những thực phẩm mà các thai phụ nên tránh. Bạn chỉ nên ăn trứng khi nó đã được nấu chín.
Các món ăn cá sống như sushi có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cho thai nhi, nguy hiểm đến thai nhi. Trong các món cá sống lượng vi khuẩn khá lớn ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tương tự với các món cá xông khói cũng không hề an toàn cho mẹ bầu. Cá nên được nấu chín rồi mới ăn để đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa: Internet
Thịt tái
Thịt sống cũng là loại thực phẩm cần được cho vào "danh sách đen" cấm ăn của các mẹ bầu. Vì một miếng bít tết sống hay thịt bò tái hoặc gà chưa nấu chín kỹ thì đều mang theo vi khuẩn Listeria. Do đó, trước khi ăn, mẹ nên chắc chắn rằng món thịt đã được nấu chín hoàn toàn.
Pate
Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.
Đồ buffet
Nhiều người rất thích ăn buffet nhưng bạn phải cẩn trọng vì có thể các món ăn này đã được chế biến quá lâu. Đảm bảo sử dụng món ăn được chế biến trong vòng 2 giờ.
Lạc
Theo thống kê của các nhà khoa học Anh cho biết cứ 100 người thì lại có 2 người dân bị dị ứng với đậu phộng, vì thế các bà mẹ đang mang thai dễ có nguy cơ bị dị ứng với đậu phộng, nhất là những gia đình có người thân có tiền sử bị dị ứng đậu phộng thì càng cần phải cẩn thận. Nguyên nhân là vì trong đậu phộng có chứa chất đạm dị ứng có thể đi vào bào thai và gây ra việc dị ứng khiến khi sinh con ra con bạn sẽ bị dị ứng với loại này. Vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ nên căn nhắc với thực phẩm này.
Giá đỗ, rau mầm
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.
Rau răm
Có tác dụng kích thích tiêu hóa, gây co bóp cơ trơn. Do đó, ăn nhiều rau răm có thể gây sẩy thai.
Thịt sống cũng là loại thực phẩm cần được cho vào "danh sách đen" cấm ăn của các mẹ bầu. Vì một miếng bít tết sống hay thịt bò tái hoặc gà chưa nấu chín kỹ thì đều mang theo vi khuẩn Listeria. Do đó, trước khi ăn, mẹ nên chắc chắn rằng món thịt đã được nấu chín hoàn toàn. Ảnh minh họa: Internet
Dưa muối
Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Trong quá trình muối dưa cà, đặc biệt là 1-2 ngày đầu (muối xổi) các vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric. Khi hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần tức là độ chua tăng lên sẽ rất có hại có sức khỏe mẹ bầu.
Cá sống
Các món ăn cá sống như sushi có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cho thai nhi, nguy hiểm đến thai nhi. Trong các món cá sống lượng vi khuẩn khá lớn ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tương tự với các món cá xông khói cũng không hề an toàn cho mẹ bầu. Cá nên được nấu chín rồi mới ăn để đảm bảo an toàn.
Cá chứa lượng thủy ngân cao
Mặc dù cá có chứa nhiều omega 3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung 340g/ tuần. Tuy nhiên nên biết chọn lựa loại cá tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu cần tránh các loại cá chứa nhiều chất thủy ngân như cá mũi kiếm, cá mập, các thu vua, cá walleye. Đối với cá đóng hộp thì có thể dùng 340g/ tuần.
Các loại pho mai mềm
Phomai mềm được chế biến từ sữa không được diệt khuẩn, chứa nhiều vi khuẩn. Các loại phomai mềm như phô mai xanh, camembert, feta, brie, phô mai kiểu Mexico (blanco, fresco và decrema) nên được tránh không ăn trong thai kỳ.
Theo thống kê của các nhà khoa học Anh cho biết cứ 100 người thì lại có 2 người dân bị dị ứng với đậu phộng, vì thế các bà mẹ đang mang thai dễ có nguy cơ bị dị ứng với đậu phộng, nhất là những gia đình có người thân có tiền sử bị dị ứng đậu phộng thì càng cần phải cẩn thận. Ảnh minh họa: Internet
Thịt nguội, thịt hun khói
Đây là các loại thực phẩm dễ bị lây nhiễm chéo vi khuẩn từ các thực phẩm khác. Cần được chế biến cẩn thận nếu mẹ bầu thực sự thích ăn và nên ăn rất ít, hạn chế tối đa.
Chất ngọt nhân tạo
Các chất làm ngọt như Saccharin, Stevia, Cyclamate, Sucralose, Aspartame đều được xem là không an toàn đối với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên dùng với một lượng nhỏ thôi.
Gan động vật
Mặc dù gan động vật chứa nhiều vitamin A, nhưng nếu mẹ bầu ăn quá nhiều có thể gây dị dạng thai nhi. Đồng thời, gan vốn là cơ quan giải độc, nơi chứa nhiều chất độc hại trong cơ thể lợn, gà... nên hạn chế ăn.
Rau sống
Các loại rau ăn sống như rau mầm, giá, xà lách... là những loại rau được rất nhiều người ưa thích, nhưng nó là loại rau mà các mẹ bầu nên tránh bởi chúng luôn chứa các vi khuẩn salmonella, listeria và e.coli - gây hại cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Do đó, bạn nên chế biến, nấu chín các loại rau này trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu cũng cần tránh xa rượu và các loại đồ uống chứa cồn để không gây tổn thương cho thai nhi, đặc biệt là hội chứng ngộ độc rượu thai nhi. Ảnh minh họa: Internet
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Đồ chiên rán đặc biệt là thức ăn nhanh chứa nhiều các chất béo không lành mạnh khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu phải làm việc quá sức gây đầy hơi, khó tiêu, dễ bị ợ chua. Ngoài ra, các loại chất béo này có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá mức dẫn tới nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ.
Cà phê, đồ uống có cồn
Cà phê luôn nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh của phụ nữ mang thai, bởi theo các nhà nghiên cứu, caffein có thể làm tăng nhịp tim của thai nhi. Và những thai phụ tiêu thụ từ 200mg caffein trở lên mỗi ngày có nguy cơ sảy thai cao gấp 2 lần so với những người không dùng.
Mẹ bầu cũng cần tránh xa rượu và các loại đồ uống chứa cồn để không gây tổn thương cho thai nhi, đặc biệt là hội chứng ngộ độc rượu thai nhi.
Theo Tienphong
Quan hệ tình duc trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Trong ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những khó khăn bởi sự lớn lên của thai nhi. Thời điểm này thì quan niệm về việc quan hệ tình dục còn có nhiều tranh cãi. Sự thay đổi cuộc sống tình dục của mẹ bầu như thế nào trong 3 tháng cuối thai kỳ? - Trong 3...