“Mắt tròn mắt dẹt” với sản vật núi rừng Tây Nguyên có cách chế biến có một không hai
Khi mùa mưa đến người M’Nông lên rừng hái rau sạch rồi “thụt” vào ống tre, tạo thành món đặc sản lạ kỳ khiến thực khách không khỏi tò mò được một lần nếm thử.
Canh thụt – đặc sản của người M’Nông ở Đắk Nông.
Đầu mùa mưa Tây Nguyên, người M’Nông ở Đắk Nông rủ nhau vào rừng tìm nguyên liệu nấu canh thụt. Canh thụt là món ăn truyền thống của ngươi M’Nông được chế biến từ các nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên. Món ngon có công dụng bồi bổ sức khỏe, trị trướng bụng, đầy hơi, giải rượu, rất tốt cho các bà mẹ mới sinh, người già sức yếu và những em bé còi xương…
Từ xưa đến nay, hầu như người M’nông nào cũng biết chế biến và xem đây là món ăn “khoái khẩu”, là đặc sản của dân tộc mình. Tuy nhiên đây không phải món ăn quen thuộc, có mặt thường xuyên trên mâm cơm của người Tây Nguyên mà chỉ được chế biến để thết đãi khách quý hoặc làm lễ vật dâng cúng, không thê thiêu trong ngày lễ, hội truyền thống.
Nguyên liệu chế biến “canh thụt” là các loại rau dại của núi rừng Tây Nguyên, mọc ở khắp nơi. Tính ra ít nhất phải có đến 10 nguyên liệu để có thể chế biến món lạ Tây Nguyên, bao gồm: lá bép (hay con goi la la nhip), đọt mây, cà đắng, ớt xiêm rừng, cá suối hoặc thịt động vật. Người M’nông xem đây la nhưng sản vật quý mà núi rừng ban tặng cho họ từ bao đời.
Nguyên liệu nấu canh thụt.
Khac vơi cach nâu canh bôi (một mon ăn truyên thông cua ngươi M’nông), nguyên liệu thường là la bep gia, nhưng canh thut thì dùng la bep non, không qua gia để nấu. La bep non sau ngay mưa rât sach, không cân rưa qua nươc đê chê biên mới giư đươc hương vi đăc trưng. Đot mây sau khi lấy tư rưng vê thi boc tach vo, chi lây phân đot non phia trên.
Cà đắng rừng la loại qua nhỏ, vị ngọt, khác hơn so với loại to, màu xanh đậm, sọc trắng, có vi đăng ma ngươi M’nông, Ê đê hay chế biến món “cà đắng cá khô”. Loai ca đăng nay đã đươc ngươi M’nông “thuân hoa”, trông nhiêu trong vươn nha. Ớt xiêm xanh qua nho, co vi cay va thơm rât đươc ưa chuông là loại gia vị đặc biệt, không thể thiếu của món canh thụt.
Một nguyên liệu không thể thiếu của canh thụt là cá hoặc thịt động vật. Cac loai ca nho thương băt đươc nơi khe suôi, được lam sach, sơ chê, nương qua than hông lam giam đi mui tanh. Khi nâu mon canh thut, cac loai ca nho nay se đươc cho vao nguyên con, không phai bo xương. Ngươi M’nông con dung môt sô nguyên liêu khac để thay thê cá như thit heo, thit ga, thit chim, thit soc, da trâu, da bo khô…
Nói chung, nguyên liêu nấu canh thụt như đot mây, ca đăng hay ca, thịt… được sử dụng nhiều hay ít thì tuy theo sơ thich cua môi gia đinh. Môt vât dung không thê thiêu đê nâu mon ăn nay phải kể đến ống lồ ô. Ông lô ô đươc chon lưa ky cang, không non cũng không quá gia, dai hơn 1m.
Video đang HOT
Bên cạnh những nguyên liệu độc đáo, cách chế biến có một không hai chính là nét riêng, mang đến cái tên lạ kỳ của món canh này.
Món canh được nấu trong ống lồ ô.
Đầu tiên là chọn ống lồ ô và phải chọn loại ống không non cũng không già quá. Người nấu sẽ dùng loại dao thật sắc để khoét trên miệng ống sao cho nước trong thân ống không bị tràn ra ngoài trong suốt quá trình nướng. Đây là một công đoạn quan trọng, làm nên hương vị đặc trưng của canh thụt, so với các món ăn chế biến từ lá bép, cà đắng khác.
Kế đến, người nấu sẽ sử dụng một thanh tre để nhồi các nguyên liệu vào bên trong ống lồ ô, lần lượt cà đắng, lá bép, cá, đọt mây. Việc nhồi các nguyên liệu cũng phải làm cẩn trọng, không được nhiều quá hoặc ít quá.
Tiếp nữa, một bếp lửa sẽ được nhóm lên và các ống lồ ô sẽ được dựng đứng lên để “nướng”. Việc “nướng” kéo dài khoảng 30 phút và ống lồ ô sẽ được xoay tròn để các nguyên liệu bên trong chín đều.
Người nấu sẽ dùng thanh tre thụt tới thụt lui cho đến khi nhuyễn nhừ.
Cuối cùng, người nấu sẽ dùng thanh tre thụt tới thụt lui cho đến khi nhuyễn nhừ trước khi có được những bát “canh thụt” thơm ngon, mang đậm màu sắc, hương vị của núi rừng Tây Nguyên.
Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm thấy mùi thơm của lá bép, vị cay của ớt, vị bùi, béo của đọt mây. Đặc biệt, khi ăn miếng đầu tiên, thực khách sẽ thấy có vị đắng của đọt mây tưởng như khó ăn, nhưng vị ngọt sẽ nhanh chóng lan tỏa, khiến muốn ăn thêm miếng nữa, và rồi đâm “nghiện” lúc nào không biết. Ngồi ăn canh thụt mà được thưởng thức rượu cần thì đúng là mỹ vị chốn núi rừng.
Theo Người đưa tin
"Sợ tái mặt" xem quá trình chế biến đặc sản Sapa, du khách rỉ tai nhau nhất định phải thử một lần
Lòng, phèo, thịt ngựa, đổ chung vào xào trong chảo cũ với 12 loại gia vị, tạo ra một món đặc sản khó ngửi, khó nuốt nhưng lại là thứ níu chân du khách miền xuôi mỗi lần đến với đất núi Tây Bắc.
Thắng Cố là món ăn truyền thống của người H'Mông, có nguồn gốc từ vùng núi Hà Giang, phía Đông Bắc và dần được ưa chuộng bởi toàn bộ những người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Người Hà Nội tự hào về phở bao nhiêu thì người dân vùng Tây Bắc cũng bấy nhiêu tự hào về món thắng cố của mình.
Món thắng cố truyền thống của người H'Mông được làm từ thịt ngựa. Khi nấu thì không bỏ bất cứ phần nào trên cơ thể ngựa, kể cả phần ruột già. Dần về sau, món thắng cố được các dân tộc sống lân cận học theo và cải biến thành các món thịt trâu, bò, lợn và bỏ thêm nhiều các loại gia vị khác nhau để tạo ra nhiều hương vị khác nhau đặc trưng của mỗi vùng. Tuy nhiên, món thắng cố ngon nhất vẫn là món thắng cố ngựa truyền thống của bà con dân tộc H'Mông ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa.
Thắng cố được chế biến rất đơn giản nhưng để nấu ngon miệng thì vẫn cần bí quyết riêng cũng như kinh nghiệm. Ngày nay sau khi mổ ngựa, người ta sẽ làm sạch sẽ tất cả thịt và lục phủ ngũ tạng của con ngựa, chặt ra từng miếng nhỏ và ướp gia vị khoảng 15-30 phút.
Nấu thắng cố phải sử dụng bếp lửa than. Nhóm bếp đến khi than "rực hồng", dùng một cái chảo lớn (chảo phải cũ không được dùng chảo mới), cho tất cả các thứ như thịt thủ, thịt mông, tim, gan, lòng... vào chảo cùng lúc, xào lăn. Đặc biệt phải dùng chính mỡ có trong thịt để xào, không thêm mỡ ở ngoài. Khi miếng thịt se se cạnh, người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ.
Người vùng cao nấu thắng cố trong chảo lớn.
Để nồi nước dùng được ngon, đầu bếp người Mông phải cẩn trọng múc từng muỗng bọt ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, thịt, xương, được cho vào sau cùng và đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau.
Gia vị truyền thống để nấu thắng cố gồm: muối, thảo quả, địa điền, Quế, Lá chanh nướng thơm tán nhỏ. Những loại gia vị này ướp vào thịt trước lúc đem xào để mang lại vị thơm và hương vị đậm đà trong từng miếng thịt. Một số loại gia vị đặc trưng khác cũng được cho vào nồi nước dùng thắng cố như hoa hồi, quế chi, sả, gừng, đẳng sâm, kỳ tử, ý dĩ, hạt sen, ngải cứu... Tính ra để nấu thắng cố cần đến 12 loại gia vị núi rừng.
Bên cạnh đó, cách chế biến cũng khác nhau tùy từng vùng. Như vùng Bắc Hà sẽ sử dụng nhiều gia vị, còn vùng Si Ma Cai lại dùng ít gia vị hơn. Vì vậy hương vị thắng cố của từng vùng cũng khác nhau.
Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao thường rất lớn, đủ cho vài chục người ăn. Những bát thắng cố được múc ra phục vụ thực khách từ những chảo lớn sóng sánh thịt nạc, thịt mỡ và lục phủ ngũ tạng.
Ăn thắng cố với một số người là một thử thách vì mùi vị của nó hơi khó chịu khi lần đầu nếm thử. Ai lần đầu ăn cũng không quen vì có mùi hôi nhưng rất bùi. Nghiện mùi hôi bùi mà lại có vị đắng của món ăn đó, một dư vị tuyệt vời của ẩm thực vùng cao.
Từ trước tới nay, người ta vẫn luôn cho rằng thắng cố của đồng bào vùng cao không sạch sẽ và có mùi khó chịu là do phần nội tạng được làm chưa sạch. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm vì mùi vị khó chịu ấy chính là do một loại gia vị đặc biệt được sử dụng khi nấu. Và chính loại gia vị này đã làm nên món ăn đặc trưng của đồng bào vùng cao.
Thắng cố chứa rất nhiều gia vị, mỗi vùng có cách chế biến khác nhau
Nội tạng ngựa được chế biến sạch có mùi thơm, giòn giòn, quyện với mùi cay nồng của các loại rau nhúng như cải mèo, cải ngồng, cải lẩu,... chấm với loại nước chấm đặc biệt làm từ ớt Mường Khương.
Thắng cố nguyên bản của người dân tộc ở các phiên chợ thường hơi khó ăn, còn trong các nhà hàng, thắng cố đã được cải biên đi nhiều để phù hợp với khẩu vị người Kinh.
Thắng cố có thể ăn cùng với mèn mén, bánh ngô nướng và đặc biệt, đừng bỏ qua rượu ngô thơm lừng. Ăn thắng cố phải nhâm nhi với rượu ngô Bắc Hà hoặc rượu San Lùng, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết tinh từ tinh hoa của núi rừng.
Trong không khí se lạnh của Sa Pa, thực khách sẽ vừa xuýt xoa trước nồi lẩu thắng cố đậm tình dân tộc, vừa tận hưởng vị cay tê nơi đầu lưỡi của rượu vùng cao để mà thấy yêu hơn vùng núi rừng Tây Bắc thơ mộng này.
Món ăn của mỗi vùng miền thường mang đậm những nét riêng, bản sắc riêng của người dân bản địa. Món thắng cố Sa Pa cũng vậy, nó như toát lên sự nồng hậu, mến khách của người dân vùng núi cao Sa Pa và để lại những ấn tượng khó phai trong lòng mỗi du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Bá Di (Tổng hợp)
Theo Người đưa tin
Trước khi rán, ướp với nguyên liệu này đảm bảo cá giòn, không sát chảo Cá rán là món ăn được nhiều người yêu thích, tuy nhiên, chế biến làm sao để cá vàng giòn, không bắn dầu hay sát chảo thì không phải ai cũng biết. Cá rán không cẩn thận rất dễ bị sát chảo - Ảnh: Minh họa Cá sát chảo hay bắn dầu lúc rán luôn là vấn đề làm khiến chị em khó...