Mặn mòi mắm mực mùa mưa
Sinh ra và lớn lên tại một làng chài ven biển nên từ tuổi thơ, cô đã nếm qua hầu hết các loại mắm được chế biến từ các loài hải sản. Bên cạnh mắm nhỉ, người làng cô còn sáng tạo ra nhiều loại mắm khác: Mắm nêm, mắm cái, mắm nục, mắm thu, mắm ruột, mắm ruốc…
Trong tất cả các loại mắm dân làng chài sản xuất ra, mẹ cô không những đều làm được mà còn làm ngon nức tiếng cả làng. Người làng khen mẹ có đôi tay muối mắm khéo nhất làng chài. Những loại mắm mẹ muối cô đều rất thích, đặc biệt hơn cả là mắm mực. Nguồn nguyên liệu chính để làm ra loại mắm mực được dân làng ở đây gọi là mực mành – loại mực có thân nhỏ, ngắn chỉ bằng ngón tay út, được khai thác bởi ngư dân hành nghề lưới mành. Khi mực còn tươi nguyên, người ta dùng để nấu canh ngọt, nhưng chỉ trong vòng 12 giờ, sau khi rời khỏi biển, mực sẽ bị dập túi nên chỉ có thể dùng làm nguyên liệu để muối mắm. Sản lượng loại mực này không nhiều nên ít khi xuất hiện ở các chợ, chỉ đủ cung cấp cho dân làng làm mắm.
Mắm mực có hương vị đặc trưng riêng không lẫn với bất cứ loại mắm nào khác. Mẹ cô, với kinh nghiệm nhiều năm, cùng sự khéo léo của đôi tay cũng như cái duyên với nghề muối mắm đã làm nên những thố mắm mực ngon tuyệt. Mắm mực mẹ muối chỉ trong 2 tuần là ăn được, nhưng để càng lâu càng đậm đà hơn. Những con mực muối lâu ngày thành mắm nhũn đi chứ không tan vào trong nước. Nước mắm mực có màu đen sánh quánh đặc lại như một thứ hồ lỏng. Mỗi lần đem ra sử dụng, cô thường quết một hợp chất gồm: Tỏi, ớt, bột ngọt, đường, sau đó cho ít nước chanh cùng ít nước sôi để nguội và cho ra tô rồi bỏ mắm mực vào khuấy đều. Tô nước mắm mực sau khi hoàn tất tỏa ra thứ hương vị nồng thơm đặc trưng của biển cả, kích thích mọi ngõ ngách vị giác của con người, thúc giục mọi thành viên trong gia đình quây quần lại với nhau thưởng thức một bữa cơm đầm ấm. Mắm mực đặc biệt ngon khi ăn cùng cơm nóng hoặc chấm rau muống luộc, đọt rau lang luộc. Cũng chính vì thế mà mắm mực luôn là bạn đồng hành thân thiết với người làng chài khi mùa mưa đến.
Video đang HOT
Mùa mưa, tiết trời se lạnh tạo cho hương vị mắm mực quyện lại lan tỏa. Nó như một chất kết dính vô hình mở ra cho con người cơ hội cần được gần nhau để sưởi ấm cho nhau. Với riêng cô, chính mắm mực mẹ làm là chất xúc tác, là một mối mai se duyên lành để cô có được một mái ấm hạnh phúc như bây giờ. Dẫu phải rời xa làng chài theo chồng về thành phố nhưng năm nào cũng vậy, không đợi đến dịp lễ, Tết mà cứ đến mùa mưa là cả nhà lại về thăm làng chài. Vào mùa mưa, làng chài như được gom lại, người dân trong làng có nhiều thời gian rỗi để gặp gỡ tụ họp, san sẻ với nhau nhiều hơn. Tình làng nghĩa xóm vì vậy mà cũng lên men ấm nồng như để góp thêm phần gia vị cho mắm mực mặn mòi hơn trong mùa mưa gió.
Đặc sản mắm mực kinh dị của người Nhật
Có mùi thối nồng tới mức không phải ai cũng chịu được, shiokara là món làm từ mực cắt nhỏ ngâm với ruột mực, muối và gạo trong 6 tháng.
Shiokara, một món ăn có mùi rất "dị" của ẩm thực Nhật, được làm từ hải sản cắt miếng nhỏ (thường là mực) và ngâm với chính nội tạng của chúng cùng 10% muối và 30% bột gạo. Các nguyên liệu khác làm món này là sốt ớt shichimi, wasabi, rượu gia vị mirin hoặc vỏ quả yuzu bào... để tăng hương vị. Để làm mắm mực shiokara ngon các nguyên liệu trên phải được lên men trong vòng 6 tháng.
Shiokara có mùi thối nồng, vừa mặn vừa cay, trông nhớt và bầy nhầy, rất khác biệt với hầu hết món ăn phương Tây. Tuy nhiên, món này chỉ được phục vụ với khẩu phần nhỏ để ăn và uống cùng nhiều đồ khác, đặc biệt là cơm trắng và rượu sake. Ban đầu, shiokara trông không hấp dẫn lắm nhưng bạn phải tìm hiểu để xem có loại shiokara nào phù hợp với khẩu vị của mình. Shiokara ngoài mực còn có thể làm từ cua, cá hồi, cá ngừ, lươn, hàu...
Món mắm mực đặc trưng này của người Nhật đã có từ hàng thế kỷ trước. Vào thế kỷ 11, khi người Viking ăn món cá mập lên men thì người Nhật lại quen thuộc với mắm mực shiokara như một cách dự trữ thức ăn cho mùa đông. Khi thực phẩm chưa đa dạng, món ăn này có thể cung cấp cho người Nhật protein, các loại vitamin và khoáng lại rất ít calo và chất béo có hại cho sức khỏe.
Người Nhật thường ăn shiokara với cơm trắng và rượu sake. Ảnh: wiki.
Với lịch sử đánh bắt hải sản lâu dài của Nhật, mắm mực shiokara có lẽ là một trong những kiểu mắm đầu tiên được tạo ra mà vẫn còn phổ biến tới ngày nay. Vì món ăn này mặn mà càng ăn sẽ càng khát, và bạn sẽ gọi thêm nhiều rượu sake hơn để thưởng thức. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là ăn shiokara mà say rượu mới tốt nhưng sake thực sự là đồ uống không thể thiếu khi ăn ở Nhật. Và các nhà hàng, quán rượu izakaya còn phục vụ món này cho bạn trước cả khi rượu được mang ra.
Kết hợp đồ uống và ăn của Nhật có thể là một thử thách đối với các thực khách lạ. Và shiokara thật sự là một món "thử gan" với nhiều du khách khi tới Nhật Bản. Theo Yukari Sakamoto (tác giả cuốn sách ẩm thực "Food Sake Tokyo"): "Shiokara là món ăn khó nuốt với nhiều thực khách. Mực sống lên men cùng chính phần ruột của nó là món có mùi vị khó ngửi, nhưng giàu dinh dưỡng".
Izakaya là các quán rượu nhỏ, truyền thống của Nhật, nơi mọi người có thể ăn uống tụ họp, với không gian ấm cúng. Món mắm mực shiokara là một trong những món ăn nhẹ đi kèm khi người Nhật nhắm rượu tại đây. Ảnh: nytimes.
Thịt heo đèo mắm mực Ngoài những món ăn đặc trưng của người Quảng Ngãi, quê tôi còn có sản vật đặc biệt của vùng ven biển miền Trung, đó là mắm mực. Món ăn trông có vẻ xấu xí với màu đen xì và mặn chát vị biển ấy lại song hành cùng đời sống của con người nơi đây từ thuở nào. Mắm mực không xa...