Mách mẹ công thức nấu 12 món cháo ăn dặm cho bé 9 tháng dễ làm lại giàu dinh dưỡng
Từ khi sinh đến 9 tháng tuổi, trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhưng từ sau 9 tháng trở đi, thông thường trẻ sẽ được cho ăn dặm bổ sung vì lúc này, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Chế dộ ăn dặm cho bé rất quan trọng
Từ sau 9 tháng trở đi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, trong đó có nhu cầu về năng lượng, nhu cầu về sắt, nhu cầu về vitamin A. Sau 6 tháng cho con bú, lượng sắt từ sữa mẹ sẽ không đáp ứng được nhu cầu của trẻ và sự thiếu hụt này cần bù đắp từ các nguồn thức ăn bổ sung khác.
Sữa mẹ cũng chỉ cung cấp đủ vitamin A cho trẻ trong thời gian 9 tháng sau sinh, còn sau đó trở đi, nhu cầu của trẻ sẽ tăng lên và chắc chắn, nếu chỉ bú mẹ, trẻ sẽ bị thiếu hụt vitamin A.
Ở lứa tuổi từ khi sinh đến 2 tuổi, trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất. Dưới 9 tháng tuổi, bộ máy tiêu hoá của trẻ chỉ quen với chế độ ăn hoàn toàn lỏng là sữa mẹ. Nhưng bé sẽ phải được ăn dặm từ tháng thứ 9, chuyển từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc và cứng dần. Do vậy, khi cho trẻ ăm dặm, đầu tiên, chỉ nên cho bé ăn cháo, bột nấu loãng.
Tuy nhiên, cho trẻ ăn bổ sung không có nghĩa là thôi bú mẹ. Các thức ăn hoặc nước uống thêm chỉ có chức năng bổ sung chứ không cho chức năng thay thế sữa mẹ. Các bà mẹ cần lưu ý, những thức ăn bổ sung này phải là những thực phẩm tốt, an toàn và tươi ngon.
12 món cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
1. Cháo cá quả mồng tơi
- Cá quả làm sạch, lọc lấy 1 phần thịt đen luộn/ hấp chín, bỏ da bỏ xương. Nghiền nát xào với hành
- Mồng tơi tháu nhỏ
- Nấu cháo chín thì cho cá quả và rau vào
- Soi 5 phút là được
2. Cháo trứng gà khoai lang
- Khoai lang băm nhỏ hấp chín hoặc cho vào cùng nấu với cháo
- Cháo và khoai chín thì cho lòng đỏ trứng vào, đun sôi 4- 6 phút rồi tắt bếp
- Múc cháo ra bát cho 1 thìa cafe dầu oliu vào. (bé trên 1 tuổi mới nên ăn lòng trắng).
3. Cháo tôm mướp
- Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, sống lưng và chỉ bụng rồi băm nhỏ
- Hành khô băm nhỏ phi thơm rồi cho tôm vào xào, rồi cho mướp đã băm nhỏ vào
- Mướp và tôm chín thì cho cháo vào nấu nhừ
4. Cháo chim bồ câu hạt sen đậu xanh gạo nếp
- Chim bồ câu làm sạch, lọc thịt ở phần ức
Video đang HOT
- Hạt sen ngâm nước nóng 3-4 tiếng cho mềm
- Cho hạt sen, gạo nếp, đậu xanh và xương chim vào nồi, nấu đến nhừ
- Thịt chim thái nhỏ phi với hành
- Cháo chín thì gắp bỏ xương chim ra cho thịt chim vào nấu sôi lại là được
5. Cháo thịt bò khoai tây cà rốt
- Thịt bò thái nhỏ xào với dầu ăn, thêm tỏi.
- Cà rốt, khoai tây thái nhỏ cho nấu cùng cháo
Cháo chín cho thịt bò vào nấu sôi cùng là được
6. Cháo cá hồi cà rốt cà chua thì là
- Cá hồi rửa sạch bỏ lớp da rồi ngâm với sữa tươi không đường 20 – 30 phút. Cá ngâm xong rửa lại rồi đem hấp với chút xả hoặc gừng, cá chín thì lấy thịt dằm nát.
- Cà chua bỏ hột băm nhuyễn. Cà rốt hấp và tán nhuyễn.
- Cháo chín thì cho cá hồi, cà rốt, cà chua vào, sôi lại thì cho thì là vào để sôi 3 phút. Cho 1 thìa cafe dầu ăn vào.
7. Cháo cá chép rau ngót phô mai rắc
- Cá chép rửa sạch đem hấp đến khi chín thì gỡ cá xé nhuyễn.
- Rau ngót rửa sạch, trần qua nước sôi rồi băm nhuyễn.
- Phi thơm hành rồi cho thịt cá chép vào xào. Bắc cháo lên rồi cho thịt cá chép và rau ngót vào, để sôi lại xong tắt bếp. Múc ra bát rồi rắc phô mai rắc lên.
8. Cháo gà ngô ngọt măng tây
- Ức gà rửa sạch thái nhỏ rồi xào lên với chút hành
- Gà chín thì cho ngô đã thái dọc vào xào
- Sau đó cho cháo vào nấu sôi khi nào chín thì cho măng tây đã thái nhỏ (chỉ lấy phần non) vào nấu sôi 6 phút.
9. Cháo yến mạch cá hồi bí đỏ
- Cá hồi rửa sạch bỏ lớp da rồi ngâm với sữa tươi không đường 20 – 30 phút. Cá ngâm xong rửa lại rồi đem hấp với chút xả hoặc gừng, cá chín thì lấy thịt dằm nát.
- Bí đỏ hấp chín tán nhuyễn. Cho yến mạch vào nấu sôi, rồi cho cá hồi, bí đỏ vào nấu sôi 5 phút. Cháo chín thì cho 1 thìa dầu oliu.
10. Cháo đậu xanh gạo thịt heo cải thìa
- Đậu xanh rửa sạch để nguyên vỏ ngâm với nước nóng 30 phút rồi nấu cùng gạo
- Đậu xanh va cháo nhừ thì cho thịt heo đã băm nhuyễn (trần qua nước sôi cho hết máu) vào, tiếp theo cho cải thìa đã băm nhuyễn vào, nấu sôi 5 phút.
11. Cháo thịt gà bí đỏ đậu Hà Lan
- Đậu Hà Lan rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài
- Cho đùi gà, bí đỏ, đậu hà lan vào nấu cùng cháo cho đến khi nhừ
- Thịt gà chín thì thái nhỏ rồi cho vào cháo. Nấu sôi 3 phút.
12. Cháo thịt bò cải thảo
Thịt bò băm nhuyễn xào lên với chút tỏi, thịt chín thì cho cải thảo đã băm nhỏ vào sau đó cho cháo trắng vào nấu sôi 5 phút.
Theo www.phunutoday.vn
14 loại thực phẩm gọi sữa về ướt áo các bà đẻ nên bổ sung
Các bà mẹ đang cho con bú có thể ăn và uống hầu hết tất cả những gì họ thích. Lưu ý, cần lựa chọn những thực phẩm dưới đây, bởi tác dụng không ngờ mà nó mang lại có lợi cho cả mẹ và bé.
Bổ sung ngay các chất dinh dưỡng
Carbohydrate Đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, nếu thiếu mẹ sẽ có cảm giác hụt hơi, kiệt quệ sau bữa ăn, vì vậy mẹ nên sử dụng các thực phẩm giàu carbonhydrate như ngũ cốc, các loại đậu, hạt, trái cây sấy, tinh bột, bánh mì
Sắt Thiếu máu do thiếu sắt là triệu chứng phổ biến ở các bà mẹ trong giai đoạn hậu sản vì sau sinh lượng máu mất đi khá nhiều gây nên tình trạng mệt mỏi kéo dài. Mẹ hãy bổ sung thực phẩm giàu sắt từ các loại nước trái cây, thịt đỏ. Các vitamin trong nước trái cây sẽ thúc đẩy quá trình hấp thụ chất sắt trong cơ thể diễn ra nhanh và mạnh hơn.
Protein Lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình mang thai và cho con bú theo khuyến cáo cho người Việt Nam phụ nữ mang thai cần cung cấp
Chất béo Lượng chất béo ăn vào không được khuyến cáo tăng trong thời gian cho con bú, ngoại trừ các axit béo không no chuỗi dài đa nối đôi (LC_PUFAs) như DHA, ARA. Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé.
Vitamin và khoáng chất Việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết trong thời gian cho con bú, vitamin và khoáng chất giúp tăng chất lượng sữa mẹ có thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của em bé.
Gợi ý 14 thực phẩm có lợi cho mẹ tốt cho con
1/ Bột yến mạch
Ngoài công dụng lợi sữa cho các bà mẹ trẻ, yến mạch còn là một nguồn cung cấp axit folic, chất xơ, chất đạm tuyệt vời, chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa có lợi giúp ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
2/ Thực phẩm giàu canxi
Với những mẹ đang cho con bú, can-xi là một trong những dưỡng chất không thể thiếu.Sữa và các sản phẩm được làm từ sữa để cung cấp đầy đủ Canxi hằng ngày cho mẹ và bé
3/ Đậu lăng và các loại đậu khác
Các loại đậu và đậu lăng không chỉ là loại thực phẩm giàu đạm, canxi, magie và các loại vitamin B mà còn là nguồn cung cấp dồi dào chất sắt. Chính điều này đã đưa "gia đình" họ đậu vào danh sách những loại thực phẩm lý tưởng không thể thiếu trong giai đoạn cho con bú.
4/ Chất béo có lợi từ trái bơ
Trái bơ rất giàu chất béo có lợi và vitamin c, kali và chất xơ. Ngoài ra nó giúp giữ nước cho da, bôi trơn các tế bào và sản sinh ra nguồn năng lượng sạch cho cơ thể.
5/ Các loại hạt
Bằng cách chăm chỉ ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega 3 như hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, quả óc chó, mẹ không chỉ đảm bảo sữa của mình sẽ đầy đủ các chất béo thiết yếu như DHA, có tác dụng hỗ trợ cho sự phát triển trí não mà còn đáp ứng tốt cho nhu cầu cơ thể mình.
6/ Cá hồi hoặc cá chẽm
Trong khi hạt hướng dương và quả óc chó cung cấp a-xít béo omega-3 chuỗi ngắn thì những loại cá nước lạnh như cá hồi hay cá chẽm sẽ là nguồn cung cấp tuyệt vời cho các loại a-xít béo omega-3 chuỗi dài.
7/ Kiwi và các loại quả mọng
Kiwi, quả mâm xôi, quả việt quất và dâu tây chứa đầy đủ vitamin C mà mẹ sữa nào cũng cần. Ngoài ra, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu đã chỉ ra rằng vitamin C trong sữa mẹ có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng ở trẻ nhỏ.
8/ Rau có lá xanh
Rau có lá xanh như rau cải xoăn, bắp cảu, củ cải, bông cải xanh, rau chân vịt... là một nguồn đa sinh tố tự nhiên, chúng rất giàu vitamin A, C va K, canxi, sắt, đạm, xơ và chất oxy hóa. Riêng một khẩu phần ăn rau chân vịt đã có thể cung cấp tất cả nhu cầu vitamin A cần thiết cho một ngày của mẹ.
9/ Gạo lứt
Gạo nguyên cám hay gạo lứt được xem là những thực phẩm tuyệt vời cho chế độ dinh dưỡng lành mạnh và bổ dưỡng cho mẹ đang cho con bú. Không chỉ cung cấp vitamin B và khoáng chất quan trọng như sắt, gạo lứt còn bổ sung một lượng chất xơ và đạm đáng kể, giúp ổn định cũng như bổ sung lượng đường cần thiết trong máu.
10/ Các loại nấm
Nấm là nguồn vitamin D, đạm và vi khoáng tự nhiên dồi dào.
11/ Muối i-ốt
Muối i-ốt cần thiết cho quá trình sản xuất hoóc-môn của tuyến giáp và là điều kiện để đảm bảo thần kinh bé phát triển một cách bình thường.
12/ Trứng
Nếu đã thức suốt đêm để chăm con khóc hay cho bé bú, mẹ nên bắt đầu ngày mới hôm sau bằng món trứng. Nhớ đừng bỏ lòng đỏ đi mẹ nhé! Vì như vậy chúng ta đã vô tình bỏ mất phần bổ dưỡng nhất của trứng như choline, vitamin B quan trọng cho sự phát triển trung tâm ghi nhớ ở bộ não trẻ sơ sinh.
13/ Bánh mì làm từ bột mầm ngũ cốc
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ sữa nên đưa bánh mì làm từ bột mầm ngũ cốc vào thực đơn của mình vì nó có hàm lượng đạm và chất xơ cao hơn những loại bánh mì khác. Những mẹ cho con bú ăn loại bánh mì này sẽ kiểm soát tốt hơn chứng trầm cảm, cơn giận dữ, sự khó chịu, mệt mỏi của mình cũng như có hệ miễn dịch tốt hơn so với các mẹ khác không dùng nó.
14/ Nấm men dinh dưỡng
Đây là loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao và khuyên các mẹ đang cho con bú nên dùng. Mẹ có thể bồi bổ sức khỏe của mình bằng cách thêm men này vào nước sốt, nước thịt hầm, rắc lên trên bỏng ngô hay món mì ý vì nó sẽ giúp bổ sung nhanh lượng vitamin B và đạm cho cơ thể thông qua món án.
Theo www.phunutoday.vn
Các mẹo nhỏ mẹ nên biết khi cho bé ăn dặm để nhận được sự hợp tác từ bé Sau 6 tháng đầu đời, mẹ nên bắt đầu tìm hiểu về ăn dặm đầu tiên của bé yêu. Làm sao để bé thích nghi với thực phẩm mới trong giai đoạn quan trọng này, hợp tác để ăn ngoan chóng lớn... là những vấn đề các mẹ thắc mắc và lo lắng nhất. Khi cho trẻ ăn thức ăn mới - Trong...