Mách bạn cách làm 3 loại dưa muối tuyệt ngon cho Tết này
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Từ xưa đến nay, dưa hành là món ngon ăn kèm không thể thiếu trong mỗi độ
Tết đến xuân về. Món ăn dân dã, bình dị với vị chua chua mằn mặn này lan tỏa trong từng vị giác. Trong bài viết này, Quán Xưa xin giới thiệu tới các bạn cách làm 3 món dưa muối tuyệt ngon để chiêu đãi cả nhà Tết này nhé.
Dưa hành của người Bắc, dưa món miền Trung, dưa kiệu miền Nam là 3 món ăn dân dã nhưng không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới.
1. Dưa hành của miền Bắc
Tuy là món ngon bình dị và dân dã, nhưng khi muối dưa hành bạn cần phải khéo léo trong việc lựa chọn và chế biến các nguyên liệu. Bởi hành là thành phần chính của món ăn, được lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt bỏ rễ và muối chua.
Chọn hành để muối, bạn nên chọn những củ hành nhỏ, khi muối sẽ giòn và ngon hơn. Đặc biệt, bạn nên chọn những củ hành có màu trắng ngà, giòn mà không ủng nước. Dưa hành chua giòn đượm vị lại dễ ăn kèm với các món khác như bánh chưng, thịt mỡ. Đây sẽ là món “giải ngấy” tuyệt hảo cho Tết này.
Video đang HOT
2. Dưa món miền Trung
Nếu dưa hành góp mặt trong ngày Tết của người miền Bắc, thì dưa món là thành phần không thể thiếu trong ngày đầu năm của người miền Trung. Trên mâm cỗ Tết của người miền Trung ta thường thấy đĩa dưa món bên cạnh bánh tét. Vị chua giòn đậm đà của dưa món này sẽ đem đến hương vị rất riêng cho ngày Tết cổ truyền đang tới gần.
Khác với dưa hành chỉ có một nguyên liệu duy nhất, dưa món của người miền Trung là sự pha trộn của nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu… được ngâm chua mặn, khi ăn lại hơi giòn giòn.Đặc biệt, nước mắm làm dưa món cũng rất quan trọng với vị đậm đà của nước mắm, hòa quyện với đường cát và nước lạnh, được nấu sôi và để nguội sẽ đem đến hương vị ngây ngất khó quên.
Rửa sạch lọ thủy tinh và lau khô, xếp các nguyên liệu vào trong lọ, nếu muốn ăn cay thì cho thêm vài quả ớt phơi khô vào. Sau đó đổ nước mắm đã nấu vào ngập mặt dưa rồi đậy nắp lại. Dưa món để trong khoảng 3 ngày là có thể dùng được.
3. Dưa kiệu miền Nam
Nhắc đến cái Tết của người miền Nam, ngoài những món như bánh tét, thịt kho tàu, khổ qua dồn thịt… thì củ kiệu ngâm chua là món ăn đặc trưng trong ngày Tết ở đây. Không như dưa món của người miền Trung dùng để ăn với bánh tét, củ kiệu của người miền Nam là một món ăn hoàn toàn riêng biệt. Một đĩa củ kiệu thêm ít tôm khô, đường cát trắng cùng vài lát hột vịt bắc thảo là cánh phụ nữ và trẻ em đã có món ăn ngon cho ngày Tết. Riêng với cánh đàn ông, chỉ cần đĩa củ kiệu điểm xuyết vài con tôm khô là cũng đủ kéo dài câu chuyện bên những ly rượu mừng xuân.
Chế biến củ kiệu rất đơn giản. Củ kiệu tươi mua về ngâm qua nước tro một đêm để giảm bớt mùi hằng. Sau đó làm sạch rễ và lá, cho lên trên mâm hoặc cái sàng và đem phơi, nếu trời nắng to chỉ cần phơi trong một buổi là được. Cho củ kiệu vào lọ thủy tinh, một lớp kiệu một lớp đường cát trắng, đậy kín lọ lại để kiệu tự ra nước, trong khoảng từ mười ngày đến hai tuần là dùng được. Củ kiệu được kết hợp với tôm khô tạo thành một món ăn rất ngon miệng với vị chua ngọt lại bùi bùi rất đặc trưng và ngon miệng.
Theo Quanxua
Thơm ngon bún cá An Giang
Những ai đã từng thưởng thức bún cá là món ăn dân dã tại An Giang thì chắc hẳn sẽ muốn ăn lần hai.
Du lịch An Giang ngoài việc thưởng lãm danh lam thắng cảnh như: rừng tràm Trà Sư, khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, khu du lịch Núi Sam, lễ hội viếng Bà Chúa Xứ... du khách còn được thưởng thức món ăn bình dân như: cơm tấm, mắm Châu Đốc, đường - chè - nước Thốt Nốt. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là món bún cá, ăn một lần rồi sẽ chẳng thể nào quên.
Bún cá là món ăn dân dã mang đậm chất vùng sông nước An Giang mà ai ăn một lần lại muốn ăn lần hai.
Bún cá nấu thì không quá khó, nhưng nó đòi hỏi sự khéo léo, kỳ công. Nước lèo sẽ được nấu từ nước luộc cá (có nhiều người bán còn cho thêm xí quách vào nấu để nước tăng thêm vị ngọt). Nấu sao mà nồi nước lèo phải trong, có vị ngọt của cá và đặc biệt không tanh mùi cá. Với món bún cá đòi hỏi người nấu phải chọn con cá lóc đồng còn tươi sống, thì khi nấu thịt cá mới có thể ngon và ngọt.
Cá sau khi luộc chín, gỡ lấy phần nạt và bỏ đi phần đầu và xương cá. Khi bóc cá đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng vì nếu xương cá còn sót lại thì rất dễ bị hóc xướng cá. Phần nạc cá sẽ được ướp gia vị cùng với bột nghệ (hoặc nghệ tươi tùy theo người nấu) và xào sơ cho thấm gia vị để lấn át mùi tanh của cá.
Tô bún cá dọn ra bắt mắt với màu vàng ươm của cá lóc đồng, bắp chuối cắt mỏng và màu xanh của rau muống và rau răm. cạnh bên tô bún là cái đầu cá lóc nóng hồi đặc biệt kèm với chén muối ớt và chanh làm cho món bún lại càng thêm thu hút.
Bún cá An Giang có nước lèo trong mang vị ngọt của cá và đặc biệt không tanh.
Thưởng thức món bún cá có thể vào buổi sáng sớm nhưng ngon miệng nhất là lúc trời chiều tối sau một ngày mệt nhọc du hành các khu danh lam thắng cảnh ở An Giang. Húp xì xà xì xụp tô bún cá nóng hổi, với vị béo béo, ngòn ngọt của cá, vị thơm của rau răm, và dòn dòn của rau muống - rau chuối, cùng với vị mằn mặn, cay cay, chua chua của chén muối ớt, toàn bộ hòa quyện vào nhau làm cho người thưởng thức bay đi hết cả mệt nhọc trong ngày.
Nếu có dịp du lịch An Giang, bạn nên thưởng thức món bún cá, món ăn dân dã mang đậm chất vùng sông nước mà ai ăn một lần lại muốn ăn lần hai. Bún cá thì được bán cả ngày ở nhiều nơi của An Giang với giá chỉ 15.000 đồng/tô. Còn nếu không có dịp đến An Giang thì bạn có thể ghé tại 46/12 Âu Dương Lân - quận 8, TP HCM, tại đây món bún cá vẫn giữ nguyên được hương vị đặc thù của xứ An Giang, từ nước lèo cho đến miếng cá, các loại rau hay chén nước chấm.
Theo Internet
Ba món dân dã trên đường rong ruổi phố núi Pleiku Miếng thịt bò khô có vị đặc trưng khác lạ hay cơm lam dẻo thơm ăn cùng gà nướng vàng óng là món bạn nên thử khi đến Pleiku, Gia Lai. Một lần ghé thăm Tây Nguyên, ngoài việc băng qua những đường đèo ngoạn mục, tản bộ trên các con phố ngoằn ngoèo lên xuống để ngắm hoa cà phê nở trắng...