Mách bạn 10 phương pháp điều trị bỏng hiệu quả
Bạn có thể bị bỏng nhiệt bất cứ lúc nào nếu không chú ý, đặc biệt là vào mùa hè, khi ta thường mặc quần áo thoáng và mỏng.
Nước mát: Nước mát là biện pháp sơ cứu đầu tiên cần áp dụng khi bị bỏng nhiệt cấp độ một, tức là vết bỏng chỉ ảnh hưởng đến lớp da bên ngoài và không gây phồng rộp. Nước mát sẽ giúp làm sạch và làm mát vết bỏng. Tuyệt đối đừng dùng đá lạnh.
Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau giúp giảm cảm giác đau rát khi bị bỏng và cảm giác ngứa ngáy khi vết bỏng ăn da non. Đối với vết bỏng nặng, bác sĩ có thể sẽ kê những loại thuốc giảm đau liều cao hơn.
Chất gây tê: Các loại chất gây tê thường được sử dụng đối với vết bỏng cấp độ một, giúp ngăn truyền tín hiệu cơn đau từ các dây thần kinh tại vết bỏng đến não bộ.
Nha đam: Nha đam giúp làm dịu vết bỏng bởi nó có tác dụng như một chất kháng viêm, giảm sưng và giảm đau. Nha đam còn giúp cấp ẩm cho vùng da tổn thương, giúp vết thương mau lành hơn.
Kháng sinh: Bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh để điều trị bỏng và ngăn nhiễm trùng. Người bị bỏng cấp độ một hoặc hai có thể dùng kháng sinh dạng bôi ngoài da, còn người bị bỏng cấp độ ba cần dùng kháng sinh dạng uống.
Video đang HOT
Gạc: Dùng gạc phẫu thuật băng lỏng quanh vết bỏng cấp độ một hoặc hai giúp ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Cần lưu ý không băng quá chặt để tránh gạc dính vào vết thương, đồng thời cần thay gạc thường xuyên.
Axit hyaluronic: Axit hyaluronic có thể được dùng cho tất cả các vết thương hở, kể cả vết bỏng. Chất này giúp cấp ẩm cho da và đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Ghép da: Tuyệt đối không tự điều trị vết bỏng cấp độ ba tại nhà, bởi điều trị sai cách có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Đối với vết bỏng nặng, có thể sử dụng biện pháp ghép da để thay thế vùng da tổn thương và ngăn biến dạng vĩnh viễn.
Da nhân tạo: Nếu như không thể dùng da của chính người bị bỏng để cấy ghép vào phần da bị bỏng hoặc nếu diện tích vùng bỏng quá lớn, các bác sĩ có thể sử dụng da nhân tạo để tiến hành cấy ghép.
Cảnh giác với những mẹo chữa bỏng sai lầm: Hẳn là bạn đã từng thấy những mẹo chữa bỏng lan truyền trên mạng như dùng trứng gà sống hay kem đánh răng. Những mẹo sai lầm như vậy không những không giúp điều trị vết bỏng mà còn gây nguy cơ nhiễm trùng./.
11 cách trị loét miệng tại nhà hiệu quả bạn cần biết
Ai đã từng bị loét miệng mới cảm nhận được sự khó chịu mà tình trạng bệnh này mang lại. Tuy nhiên, có những phương thuốc tại nhà giúp bạn xử lý vấn đề, theo Bold Sky.
Ai đã từng bị loét miệng mới cảm nhận được sự khó chịu mà tình trạng bệnh này mang lại - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là 11 cách giúp bạn trị loét miệng tại nhà hiệu quả:
1. Đá lạnh
Để viên đá trên vết loét miệng. Đá sẽ gây tê khu vực, làm giảm đau và viêm, giúp bạn bớt đi cảm giác khó chịu tức thì.
2. Bột phèn chua
Bột phèn được làm từ sulfate nhôm kali, được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị loét miệng. Nhôm có đặc tính làm se và cầm máu, có thể giúp làm co các mô và tăng tốc quá trình làm lành vết thương bằng cách giảm viêm, theo Bold Sky.
3. Súc nước muối
Muối có đặc tính kháng khuẩn và khử vi trùng. Nó có thể làm giảm đau và tình trạng viêm do loét miệng gây ra, đồng thời giúp làm khô vết loét.
4. Mật ong
Mật ong sở hữu đặc tính kháng khuẩn và khử vi trùng. Nó có thể giúp thu nhỏ kích thước vết loét, giảm đau và sưng đỏ, theo một nghiên cứu được công bố hồi năm 2014, theo Bold Sky.
5. Baking soda
Baking soda (bột nở) có tính kiềm nên sẽ giúp trung hòa a xít gây kích ứng, đồng thời hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn bên trong miệng. Điều này giúp vết loét mau lành hơn.
6. Nha đam
Nha đam (hay còn gọi là lô hội) có các đặc tính kháng viêm giúp chữa lành nhanh chóng các vết loét miệng. Theo một nghiên cứu, gel nha đam có hiệu quả trong việc thu nhỏ kích thước loét, giảm đau và viêm, theo Bold Sky.
7. Dầu dừa
Sự hiện diện của a xít lauric trong dầu dừa có tác dụng giảm đau và sưng, đồng thời giúp bạn đỡ khó chịu.
8. Tỏi
Tỏi có tác dụng giảm loét miệng nhờ sự hiện diện của allicin, một hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và khử vi trùng, theo Bold Sky.
9. Hoa cúc
Hoa cúc có các đặc tính kháng viêm, chống ô xy hóa và làm se nhẹ. Nó được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị vết thương, vết loét, vết bầm tím, bỏng và các bệnh khác.
10. Vitamin B12
Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước có thể giúp điều trị vết loét. Loại vitamin này hiện diện trong các loại thực phẩm như gia cầm, trứng, cá, thịt và các sản phẩm từ sữa. Hãy đưa những loại thực phẩm vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn để giảm loét.
11. Xô thơm
Xô thơm (còn gọi là ngải đắng) là một loại thảo dược chứa các đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, khử trùng và làm se giúp điều trị hiệu quả chứng loét miệng, theo Bold Sky.
4 Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian dễ kiếm 4 Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian dễ kiếm, không chỉ có tác dụng nhanh mà còn rất hiệu quả trong phòng ngừa bệnh trĩ tái phát. Điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng đá lạnh Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì chườm đá lạnh rất phù hợp với những đối tượng có vết thương tụ...