Bé trai nhập viện trong tình trạng bỏng nặng vùng ngực, bụng, cánh tay và bong tróc da toàn thân sau khi đổ tô mì tôm lên người.
Tối 14/5, BSCKI Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết các bác sĩ vừa điều trị cho bệnh nhi 2 tuổi, ở Long An , bị bỏng nặng.
Gia đình bệnh nhi cho biết trước đó, bé bị bỏng nước sôi nấu mì tôm do đùa nghịch cùng anh trai. Gia đình đã đưa bé đi nhiều nơi thăm khám nhưng không được nhập viện.
Khi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, tình trạng bỏng của bé đã ở độ 2-3, toàn thân đau rát. Vết bỏng lan rộng ở vùng ngực, bụng bên bên trái, lan khắp đùi trái, bóng nước to rộng, bong tróc da, mủ vàng trên bề mặt. Bỏng vùng bẹn rộp bóng nước, vùng đầu cổ trái bong tróc da, diện tích bỏng hơn 20%.
Bé trai bỏng nặng khắp vùng ngực do đùa nghịch nước sôi. Ảnh: BSCC.
Theo bác sĩ Vũ, ngay khi tiếp nhận bệnh nhi, ê-kíp thủ thuật lập tức xử trí vết bỏng, tiến hành cắt lọc, loại bỏ dị vật vảy da, vảy tiết trên cơ thể. Bé được băng lại toàn bộ diện bỏng, rửa sạch mô chết và nhiễm trùng , bù mất nước và giảm đau tích cực.
Sau một tuần điều trị tại khoa Ngoại tổng hợp, bệnh nhi được xuất viện, diện tích bỏng đã lành hơn 80%. Các bác sĩ cũng hướng dẫn người nhà tích cực tập vật lý trị liệu cho bé do các khớp tay, khuỷu tay, nách của bé có dấu hiệu co rút gân, nguy cơ yếu liệt.
Bác sĩ Vũ cho biết bỏng nước sôi là một hình thức bỏng nhiệt , gây đau rát và để lại những tổn thương đau đớn, tỷ lệ tử vong rất cao. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, vết bỏng có thể bị nhiễm trùng , dẫn đến tử vong.
Phụ huynh phải tuyệt đối thận trọng khi chăm sóc trẻ, không treo hoặc để bất kỳ vật dụng nào phía trên vị trí đặt nôi hoặc giường bé nằm, không để phích nước sôi, ổ cắm điện trong tầm tay của trẻ.
Với những bé đã biết đi, không cho bé xuống khu vực bếp vì lửa và thức ăn nóng luôn là hiểm họa khó lường đối với trẻ.
Khi trẻ không may bị bỏng, người lớn cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay vòi nước để rửa, không dùng nước đá hoặc nước lạnh. Điều này sẽ làm cho da đỡ nóng, bớt bị mất nước và giảm đau, giảm diện tích da bị tổn thương.
Sau đó, cha mẹ đưa các bé đến khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp.
Ca phẫu thuật tiêu hóa cho trẻ sinh non và nhẹ cân nhất Việt Nam
Vừa chào đời, bé sơ sinh nặng 1,2 kg tiếp tục trải qua ca phẫu thuật suốt 2 giờ để tái thông ruột non.
Tối 8/5, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết các bác sĩ vừa phẫu thuật cho bé sơ sinh chỉ nặng 1,2 kg, sinh non 9 tuần.
Trước đó, sản phụ quê Quảng Nam buộc phải chấm dứt thai kỳ vì chuyển dạ sinh non khi thai mới 29 tuần tuổi. Sau ca mổ bắt con, bé sơ sinh được chuyển cấp tốc từ Bệnh viện Hùng Vương qua Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vì thai được chẩn đoán dị tật teo ruột non bẩm sinh.
Bé sơ sinh nhập viện trong tình trạng thở yếu, phải thở áp lực dương, bụng chướng căng, ọc nhiều dịch xanh và chưa bài tiết phân su.
Đánh giá tình trạng bệnh nhi rất nặng, các bác sĩ khoa Hồi sức sơ sinh, Gây mê và Ngoại tổng hợp đã phối hợp phẫu thuật cho bé. Sau 2 giờ, bé được khâu nối 4 đoạn ruột "tí hon" vừa giãn, vừa teo, giải quyết thông tắc kịp thời.
Bé sơ sinh hồi phục khả quan sau phẫu thuật. Ảnh: BSCC.
ThS.BS Tạ Huy Cần, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Trưởng kíp mổ, nhận định đây là trường hợp gây mê khó khăn vì trẻ non tháng, cân nặng thấp, chức năng hô hấp, tuần hoàn chưa hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, bé phải được mổ khẩn để thông suốt chỗ tắc, tránh để xoắn hay hoại tử ruột, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân diễn tiến nhanh.
Hiện tại, sau thời gian điều trị và chăm sóc tích cực tại khoa Hồi sức sơ sinh, tổng trạng bé khá dần, thở máy hiệu quả, dinh dưỡng sữa qua đường ruột hoạt động tốt.
Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp trẻ sinh non tháng và nhẹ cân nhất được gây mê và phẫu thuật đường tiêu hóa thành công tại Việt Nam.
Bác sĩ Cần cho biết thêm teo ruột non bẩm sinh (hay bít tắc lòng ruột non bẩm sinh) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ không được chẩn đoán từ trong bụng mẹ và can thiệp sớm, các triệu chứng sẽ được phát hiện trong vòng một hoặc hai ngày sau sinh như trẻ không chịu bú, nôn, bụng phình to...
"Trẻ cần được theo dõi, đưa đến các cơ sở y tế đủ điều kiện để chẩn đoán, phẫu thuật cấp cứu. Nếu chậm trễ, trẻ có thể bị tử vong hay để lại các biến chứng nặng liên quan đến dinh dưỡng, phát triển thể chất và chất lượng cuộc sống sau này", bác sĩ Cần nói.
Làm gì để an toàn sức khỏe học sinh mùa nắng nóng? Học sinh các tỉnh thành đã trở lại trường sau kỳ nghỉ dài tránh dịch Covid-19. Khác với mọi năm, hiện nay khi thời tiết các miền nắng nóng gay gắt, học trò bắt đầu đến trường. Vậy làm thế nào đảm bảo sức khỏe học sinh? Học sinh mang khẩu trang, rửa tay trước khi vào lớp trong ngày trở lại trường...
Tin mới nhất
Bánh chưng rán sau Tết - Những mối nguy tiểm ẩn cho sức khỏe
11:08:13 08/03/2021
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền. Tuy nhiên, bánh chưng có thể chứa nhiều chất béo, khi rán bằng dầu mỡ thì lượng chất béo sẽ còn tăng cao hơn, từ đó tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm lợi
11:06:46 08/03/2021
Lợi là phần ngoài cùng của vùng quanh răng, lợi tiếp xúc với thức ăn, các vi khuẩn, nấm, virus có trong miệng nên rất dễ bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm lợi xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa hệ thống đề kháng của lợi và tấn công của vi...
"Mỗi em bé khỏe mạnh chào đời là động lực để tôi tiếp tục say mê cống hiến"
10:58:46 08/03/2021
Hành trình làm khoa học của chỉ lắm chông gai, song cũng mang lại nhiều trái ngọt khi chị giúp nhiều gia đình chào đón thêm những em bé khỏe mạnh.
Lý do tại sao thực phẩm giàu omega-3 tốt cho phổi của bạn
10:54:52 08/03/2021
Bổ sung những thực phẩm giàu omega-3 như cá béo, quả óc chó, hạt chia… vào chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện sức khỏe phổi của bạn theo cách tốt nhất có thể.
Ăn bơ: Giảm béo bằng chất béo
10:50:27 08/03/2021
3/4 lượng calorie có trong quả bơ là chất béo. Tuy nhiên, loại quả này chứa chất béo có lợi cho sức khỏe và có rất ít đường, rất tốt để sử dụng trong chế độ ăn kiêng.
Cần lưu ý gì trước, trong và sau khi tiêm vaccine COVID-19?
10:46:53 08/03/2021
Chuyên gia y tế cho biết những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vaccine COVID-19 và nhận định rằng, những người đã khỏi bệnh, đang mắc COVID-19 phải sau 6 tháng mới được tiêm vaccine.
Chồng quá "yếu" mỗi khi quan hệ, bác sĩ nhìn thân hình liền đoán ra nguyên nhân
10:43:51 08/03/2021
Nếu hai vợ chồng kết hôn mãi lâu không có con, đừng vội vàng trách người vợ, vấn đề có thể là ở người chồng.
Món ăn ngon từ cá lóc cải thiện sức khỏe
10:41:12 08/03/2021
Cá lóc là thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt, như cá lóc nấu canh chua, cá lóc kho tộ, cá lóc nướng trui, cá lóc hấp, bánh canh cá lóc…
Ung thư lưỡi dễ nhầm viêm loét
10:33:41 08/03/2021
Bệnh nhân nữ 46 tuổi, được bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP HCM chẩn đoán ung thư lưỡi sau thời gian bị viêm loét lưỡi, uống thuốc không khỏi.
Ăn 5 phần rau quả mỗi ngày sống thọ hơn
10:29:48 08/03/2021
Theo dõi dữ liệu hơn 100.000 người trong suốt 30 năm, một nhóm nhà nghiên cứu rút ra kết luận là ăn 5 khẩu phần trái cây, rau một ngày có thể kéo dài tuổi thọ.
Thường xuyên xì hơi có phải là dấu hiệu của bệnh gan?
10:25:28 08/03/2021
Xì hơi là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, tuy nhiên nhiều người lo ngại xì hơi quá nhiều lần trong ngày có thể do gan kém. Điều này liệu có đúng?
Nguy cơ ung thư khi dùng đũa sử dụng một lần không rõ nguồn gốc
10:20:56 08/03/2021
Đũa ăn một lần đã trở nên quá quen thuộc trong bữa ăn của nhiều người. Vậy nhưng những đôi đũa ăn liền không rõ nguồn gốc vẫn trôi nổi trên thị trường, có chứa các chất độc dưới đây không phải ai cũng biết.
Cách ngâm chanh đào trị ho cho thời tiết giao mùa
10:18:43 08/03/2021
Cách ngâm chanh đào trị ho cho thời tiết giao mùa
Góp phần cải thiện ngay tình trạng huyết áp cao với 5 loại đồ uống này
10:11:08 08/03/2021
Bổ sung một số loại đồ uống từ thiên nhiên có thể giúp ổn định huyết áp cho người bị huyết áp cao hiệu quả.
Người mắc chứng rối loạn tâm thần có thể nhanh già hơn
09:40:37 08/03/2021
Theo một nghiên cứu được công bố 3.3.2021 trên tạp chí y khoa JAMA Psychiatry, Mỹ, việc trải qua các rối loạn tâm thần có thể dẫn đến sức khỏe thể chất kém hơn và lão hóa nhanh hơn ở tuổi trưởng thành.
Cách đi bộ vào buổi sáng giúp cơ thể vừa tỉnh táo, vừa khỏe khoắn chỉ với 4 bước rất dễ thực hiện
08:41:09 08/03/2021
Thuộc nằm lòng 4 nguyên tắc đi bộ sau đây là bạn sẽ thấy cơ thể dẻo dai và tràn đầy năng lượng rõ rệt.
Nên chườm lạnh hay chườm nóng khi bị đau lưng?
06:08:31 08/03/2021
Nên chườm lạnh hay chườm nóng? Khi nào, như thế nào và trong bao lâu để giảm đau lưng là những câu hỏi còn gây nhiều tranh luận và không phải lúc nào cũng có quy tắc.
Những thực phẩm của mùa xuân rất tốt cho gan không nên bỏ qua
06:06:17 08/03/2021
Đông y xem mùa xuân là thời điểm lý tưởng để chăm sóc và cải thiện sức khỏe gan khi nhiều loại rau quả bổ dưỡng sinh sôi và phát triển tốt vào thời gian này.
Phẫu thuật khối u tuyến giáp lớn hơn mức bình thường cho bệnh nhân 71 tuổi
21:32:30 07/03/2021
Bệnh nhân nữ, 71 tuổi đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) khám với biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Cơn đau thất thường khiến bé gái mới lớn suýt phải cắt bỏ phần phụ
20:37:40 07/03/2021
Xoắn phần phụ ở bé gái là một bệnh lý tự nhiên, nhưng nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới hoại tử và phải cắt bỏ phần phụ, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này.
Siêu thực phẩm có thể giúp giảm cân?
20:31:54 07/03/2021
Kết hợp các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cùng với tập thể dục thường xuyên, có thể giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân lành mạnh.
Ăn chay khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?
20:28:34 07/03/2021
Ăn chay trong thai kỳ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi, tuy nhiên, nếu không có chế độ ăn hợp lý có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng cho thai nhi do thiếu Vitamin B12, chất đạm hay DHA...
Điểm danh các bệnh lý hay gặp ở trẻ
20:26:30 07/03/2021
Mùa đông - xuân với khí hậu đặc trưng mát mẻ, se lạnh ở miền Nam hoặc lạnh vừa ở miền Bắc làm cho độ ẩm trong không khí cao.
[Sống khoẻ] Cà gai leo trị bệnh gan
20:23:12 07/03/2021
Cà gai leo còn có tên gọi khác như: Cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà quýnh, cà gai dây, cà lù.
Người phụ nữ 24 tuổi tưởng bị bóng đè, lâu ngày đi khám mới phát hiện mắc căn bệnh nguy hiểm ít gặp
20:21:18 07/03/2021
Người phụ nữ 24 tuổi thường cảm giác mệt mỏi, tê bì và bị bóng đè, khi tình hình trở nên nghiêm trọng và đi khám thì phát hiện mắc chứng bệnh nguy hiểm hiếm gặp.
Những sai lầm khi ăn hải sản không phải ai cũng biết
20:16:40 07/03/2021
Những món chế biến từ hải sản luôn hấp dẫn các thành viên trong gia đình. Thế nhưng bạn cần biết cách ăn hải sản đúng để đảm bảo hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng, tránh những tác động xấu đến sức khỏe.
Đau đầu sau khi tiêm vaccine COVID-19 có bất thường?
20:14:26 07/03/2021
Hiện đã bắt đầu có những báo cáo về tác dụng phụ của vaccine ngừa COVID-19, trong đó nhức đầu là hiện tượng khá phổ biến.
Bẻ ngón tay có bị viêm khớp không? Nguyên nhân gây viêm khớp do đâu?
20:10:07 07/03/2021
Nguyên nhân gây viêm khớp có phải do thói quen thường xuyên bẻ ngón tay của bạn? Thực hư thế nào hãy cùng tìm hiểu nhé.
3 cách sử dụng gừng trị đầy bụng, khó tiêu
20:05:15 07/03/2021
Ngoài việc được sử dụng làm các gia vị cho món ăn, gừng còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau đặc biệt là dùng để chữa các bệnh về tiêu hoá.
‘Cô bé’ viêm nhiễm tái đi tái lại, bác sĩ chỉ ra thủ phạm là thói quen của vợ hoặc chồng
20:02:53 07/03/2021
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Vì nhiều lý do, khách quan cũng như chủ quan mà nhiều khi bệnh đã được điều trị nhưng vẫn tái đi tái lại.