Mắc những bệnh này nên kiêng ăn trứng vì ‘độc’ vô cùng
Trứng là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với một số người ăn trứng sẽ không tốt, đặc biệt là người đang mang một số bệnh sau đây.
Ảnh minh hoạ: Internet
Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo các chuyên gia dinh dưỡng những người có bệnh tiểu đường không nên hạn chế ăn.
Người đang sốt
Đối với, những người bị sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng những người có bệnh tiểu đường không nên hạn chế ăn. Ảnh minh hoạ: Internet
Người mắc bệnh tim mạch
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Western (Canada) cho thấy rằng, những người có tiền sử bệnh tim mạch nếu thường xuyên ăn nhiều hơn 3 quả trứng/tuần có thể làm các mảng bám ở thành động mạch dày lên, thu hẹp không gian bên trong động mạch, khiến máu chảy qua khó khăn hơn, buộc trái tim phải bơm mạnh hơn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ngoài ra, hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà cũng không tốt cho người bị bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành vì làm thu hẹp, tắc nghẽn động mạch vành.
Người mắc bệnh sỏi mật
Video đang HOT
Trứng gà là thức ăn có hàm lượng đạm rất cao, trong khi đó, do sự kích thích của viên sỏi lâu ngày trong túi mật, chức năng co bóp của túi mật của người bệnh sẽ yếu dần, nếu người bệnh dùng thức ăn có hàm lượng đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, khiến túi mật vốn đã bị bệnh phải làm việc quá tải, từ đó sinh ra các triệu chứng lâm sàng như: gây đau đớn, nôn mửa.
Người bị tiêu chảy
Ngoài ra, người bị tiêu chảy cũng cần kiêng kỵ trứng vì đây thực phẩm giàu đạm và chất béo, người bệnh ăn vào sẽ làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.
Hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà cũng không tốt cho người bị bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành vì làm thu hẹp, tắc nghẽn động mạch vành. Ảnh minh hoạ: Internet
Người bị bệnh gan
Trứng vịt và lòng đỏ trứng gà là thực phẩm có chứa hàm lượng mỡ và cholesterol cao.
Theo phân tích, trong 100g trứng vịt có chứa 14,7g mỡ, còn chất protein chỉ có 13g, lượng cholesterol là 634mg, hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng cao tới 1522mg.
Chúng đều tiến hành trao đổi chất trong gan, kết quả càng tăng thêm gánh nặng cho gan, không có lợi cho việc khôi phục chức năng của gan, vì vậy người viêm gan và gan nhiễm mỡ không nên ăn.
Người cơ địa dị ứng
Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi.
Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Vì vậy, nếu cơ địa dị ứng với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi. Ảnh minh hoạ: Internet
- Chỉ ăn trứng đã nấu chín kỹ: Trứng gà, trứng vịt hay trứng cút đi chăng nữa thì khi chưa nấu chín kỹ (như trứng chần, trứng tráng sơ qua…) sẽ có hàm lượng dinh dưỡng thấp và khiến cơ thể khó tiêu hóa. Hơn nữa, trứng chưa chín kỹ sẽ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng như vi khuẩn salmonella.
- Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng: Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân giải và hấp thụ protein trong cơ thể.
- Không nên cho bột ngọt vào trứng: Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên. Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm vì ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic.
HOÀ THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Bà mẹ trẻ thoát khỏi căn bệnh tiểu đường và giảm được 10kg nhờ thay đổi thói quen sống
Từng khổ sở vì những vấn đề tiêu hóa và được cảnh báo mắc bệnh tiểu đường trong lần mang thai thứ 2, bà mẹ trẻ người Singapore đã thay đổi chế độ ăn của mình để đẩy lùi căn bệnh này hiệu quả.
Rebecca Seow (37 tuổi) là một bà mẹ trẻ đang sống tại Singapore. Cô được chẩn đoán mắc bệnh sỏi mật vào tháng 9/2017. Khoảng thời gian đó, Rebecca phải sống chung với những vấn đề về tiêu hóa rất khổ sở. Cô thường xuyên phải vật lộn với chứng đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu. Thậm chí, trong lần mang thai đứa con thứ 2, bác sĩ đã thông báo Rebecca đang mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu. Nếu không chủ động điều chỉnh thói quen ăn uống thì cô sẽ phải sớm đối mặt với bệnh tiểu đường tuýp 2 trong những năm tới.
Rebecca Seow cùng 2 cậu con trai của mình.
Điều này đã khiến Rebecca suy nghĩ rất nhiều và cô quyết định thay đổi thói quen ăn uống của mình. Ban đầu, Rebecca dần loại bỏ đồ ngọt và cắt bỏ đường ra khỏi chế độ ăn trong ngày. Vì vốn là một người quen ăn ngọt nên Rebecca phải đấu tranh tư tưởng mỗi ngày để không tiêu thụ đường vào cơ thể.
Rebecca ngày bé là một người rất thích ăn bánh ngọt và đồ ăn nhanh.
Bà mẹ trẻ dần hình thành thói quen ăn nhiều rau xanh, thịt nạc. Đồng thời, cô cũng loại bỏ những món chứa nhiều tinh bột và tự nấu các bữa ăn tại nhà. Việc làm này giúp Rebecca kiểm soát được lượng thực phẩm mà mình tiêu thụ hàng ngày, tránh ăn nhầm những món chứa tinh bột hay đường ngọt.
Đa phần, các món ăn trong ngày của Rebecca đều là rau xanh và thịt gà nướng.
Khi ra ngoài ăn, cô cũng thường chọn các loại salad kèm nước sốt ít ngọt. Thêm nữa, cô cũng yêu cầu nhân viên giảm bớt lượng thực phẩm chứa tinh bột trong đĩa ăn của mình.
Ở nhà, Rebecca cất những món đồ ngọt vào trong tủ kính hoặc để rất xa tầm nhìn. Thay vào đó, những lúc cảm thấy đói vặt, cô sẽ chọn ăn một số thứ lành mạnh hơn như dưa chuột, các loại hạt... Với đồ uống, Rebecca tránh xa cà phê chứa đường, sữa hay nước tăng lực. Cô uống rất nhiều nước lọc hoặc nhâm nhi một chút cà phê hay trà đen mỗi ngày.
Điều tuyệt vời hơn là cậu con 6 tuổi của Rebecca cũng tự nguyện ăn ít bánh kẹo ngọt hay những món đồ ăn nhanh khoái khẩu để thúc đẩy tinh thần mẹ cố lên.
Khi thấy Rebecca thay đổi thói quen ăn uống như vậy, bạn bè của cô tỏ ra lo lắng vì sợ cơ thể bạn mình không có tinh bột sẽ không đủ sức làm việc. Nhưng hơn hết, Rebecca lại ăn rất nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc cũng như những loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh nên cô vẫn có đủ sức để làm việc hiệu quả.
Nhờ kiên trì với thói quen ăn uống lành mạnh này, sau 15 tháng, Rebecca giảm được 10kg và bác sĩ thông báo chỉ số đường huyết của cô đã trở về mức ổn định. Bên cạnh đó, các vấn đề về tiêu hóa của cô cũng được cải thiện rõ rệt. Kết quả xét nghiệm cho thấy, sức khỏe của Rebecca đang dần có chiều hướng tích cực hơn.
Ảnh minh họa.
Từ trường hợp của Rebecca Seow, nếu bạn cũng được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì hãy sửa ngay thói quen ăn uống của mình. Bạn nên hướng tới một chế độ ăn lành mạnh với các món chứa nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh. Đồng thời, hãy cắt giảm dần lượng đường ngọt ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Source (Nguồn): Singaporenews Worldtimes, Asiaone
Cảnh báo số ca nhiễm cúm A (H1N1) có dấu hiệu biến chứng nặng Ngươi dân cân thân trong vơi cum A (H1N1) vơi cac biên chưng nguy hiêm, không chu quan khi co cac dâu hiêu sôt, ho, kho thơ... Bênh nhân măc cum nhâp viên. Anh:TTXVN Thơi gian gân đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương liên tuc tiêp nhân cac trương hơp bệnh nhân măc cúm A (H1N1) trong tình trạng nặng, vơi...