Lý giải nguyên nhân 230 người ngộ độc ở Đà Nẵng
Ban Quản lý An toàn thực phẩm Đà Nẵng thông tin, nguyên nhân gây ra ngộ độc cho 230 người ở Đà Nẵng là do vi sinh vật trong thức ăn vượt mức cho phép.
Trong nhiều năm trở lại đây Đà Nẵng mới xảy ra vụ ngộ độc tập thể với quy mô lớn như vụ ngộ độ đồ chay khiến 230 người nhập viện như vừa qua- Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Sáng ngày 17/5, BQL ATTP TP Đà Nẵng thông tin đã xác định được nguyên nhân khiến 230 người dân các xã Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Tiến, Hòa Phú (huyện Hòa Vang) bị ngộ độc thực phẩm.
Vụ việc ngộ độc đồ chay nguy hiểm xảy ra, ban cán bộ đã lấy 29 mẫu thực phẩm tại các gia đình và nơi cung cấp nguyên liệu để xét nghiệm tìm nguyên nhân (23 mẫu tại các hộ kinh doanh thực phẩm chay ở chợ Túy Loan, 5 mẫu tại gia đình, 1 mẫu đậu khuôn tại nơi sản xuất).
Lý giải về trường hợp này, hội đồng chuyên môn nhận định, căn cứ trên các mẫu xét nghiệm thực phẩm xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc là do các món ăn bị nhiễm vi sinh vật vượt mức cho phép.
Các vi sinh vật trong đồ ăn chay vượt mức cho phép và gây ngộ độc là: Bacillus cereus, Escherichia coli, Staphylococus aureus.
Những vi sinh vậy có hại gây biến chứng nguy hiểm cho con người, UBND huyện Hòa Vang đã yêu cầu các hộ kinh doanh liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm tạm ngừng kinh doanh. Đồng thời, Bạn quản lý đang tiến hành các bước chuyên môn và nghiệp vụ tiếp theo để xác định các vi phạm và mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý.
Video đang HOT
Trước đó, Sáng 8/5, ông Bùi Nam Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) thông tin, hơn 130 người dân của các xã thuộc huyện Hòa Vang đã phải nhập viện sau khi ăn đồ chay ở chợ Túy Loan.
UBND huyện Hòa Vang xác nhận đến 8h sáng nay 8/5, có 133 người trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng do ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy. Trong 133 người có 4 ca là trẻ em. Tất cả các trường hợp nghi ngộ độc nói trên đều là người dân chủ yếu đến từ các xã Hòa Nhơn, Hòa Phong thuộc huyện Hòa Vang.
Ông Dũng thông tin, có hơn 27 ca có triệu chứng nặng hơn đã được Trung tâm Y tế huyện chuyển lên các bệnh viện tuyến trên. Đến sáng 8/5, toàn bộ bệnh nhân tại Trung tâm y tế huyện Hòa Vang và các bệnh viện tuyến trên đều đã ổn định sức khỏe, đang được theo dõi điều trị.
Thông tin thêm, ngộ độc thực phẩm thường có các dấu hiệu như:
Đau bụng, người bệnh có thể chườm ấm giúp giảm đau tạm thời. Nhưng trong trường hợp đau bụng không giảm sau 48 giờ hoặc đau bụng dữ dội thì cần phải tìm trợ giúp y tế ngay.
Buồn nôn: Buồn nôn và lợm giọng là triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm, sau đó thường kèm nôn.
Tiêu chảy: Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
Khi có hiện tượng ngộ độc thức ăn chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác và tìm xem chất độc là gì thì mới có biện pháp xử lý kịp thời được.
Hành khách Trung Quốc được cách ly ở Đà Nẵng đã về nước
Cơ quan Đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 19/1 Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh viêm phổi cấp do vi rút corona.
Hai hành khách Trung Quốc đã được về nước
Cơ quan này cho hay, tổng hợp từ các nguồn tình hình bệnh viêm phổi cấp do chủng mới vi rút corona (gọi tắt là nCoV) tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và một số quốc gia khác đến ngày 19/1/ cho thấy:
Tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ghi nhận 45 trường hợp mắc bệnh viêm phổi cấp do nCoV (trong đó có 41 trường hợp được xét nghiệm khẳng định dương tính với nCoV trong số 59 trường hợp mắc viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân ban đầu, 4 trường hợp ghi nhận bổ sung), có 2 trường hợp tử vong, 5 trường hợp vẫn ở trong tình trạng nặng, 12 trường hợp đã hồi phục hoàn toàn, các trường hợp khác trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Trong đó, hai trường hợp tử vong đều có liên quan đến tiền sử mắc bệnh mạn tính.
Tại một số quốc gia khác trong khu vực châu Á đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh viêm phổi cấp do nCoV xâm nhập bao gồm: Thái Lan 2 trường hợp (cả hai trường hợp này đều là người cư trú tại thành phố Vũ Hán và đến Thái Lan du lịch), Nhật Bản 1 trường hợp (đây là người Nhật trở về từ thành phố Vũ Hán và có tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi cấp tại thành phố Vũ Hán).
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về việc lây truyền từ người sang người của vi rút nCoV.
Ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua, thông qua việc giám sát tại cửa khẩu của hệ thống kiểm dịch y tế, tại Đà Nẵng đã phát hiện 2 trường hợp (quốc tịch Trung Quốc, cư trú tại thành phố Vũ Hán nhập cảnh vào Việt Nam) có biểu hiện sốt tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng. Cả hai đã được cách ly và quản lý kịp thời.
Qua theo dõi sức khỏe cả hai trường hợp này đều không có các biểu hiện khác của bệnh viêm phổi, sau đó đã hết sốt, kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV và đã được xuất viện để trở về nước. Như vậy đến ngày 19/1, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc nCoV.
Trong bối cảnh một số nước trong khu vực đã ghi nhận các trường hợp viêm phổi cấp do nCoV xâm nhập, đặc biệt trong thời gian tới Tết Nguyên đán Canh Tý đang đến gần, nguy cơ dịch bệnh lây truyền vào Việt Nam là hoàn toàn có thể do nước ta có giao lưu thương mại, du lịch rất lớn với Trung Quốc.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu, bệnh viện và tại cộng đồng để phát hiện sớm và sẵn sàng thu dung, điều trị, quản lý tốt các trường hợp bệnh ngay khi phát hiện trường hợp bệnh xâm nhập, đồng thời tổ chức các Đoàn công tác của Bộ Y tế đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện một cách liên tục kể cả trong dịp Tết Nguyên đán và những ngày lễ hội dịp đầu năm.
Để chủ động phòng chống bệnh viêm phổi cấp do nCoV, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
4. Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
5. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Theo infonet
Đã có kết quả xét nghiệm của du khách Trung Quốc nghi nhiễm viêm phổi lạ ở Đà Nẵng Chiều 15/1, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, đã có kết quả xét nghiệm đối với du khách người Trung Quốc có dấu hiệu sốt nhập cảnh vào Đà Nẵng, tuy nhiên, cần chờ kết quả chỉ tiêu cuối cùng mới có thể kết luận. Sân bay quốc tế Đà Nẵng, nơi phát hiện du khách sốt bất thường, nghi...