Lý do máu người là “món ăn” ưa thích của muỗi
Theo nghiên cứu mới được công bố, muỗi rất thích máu người vì máu của chúng ta có vị “mặn và ngọt”.
Máu người là “món ăn” ưa thích của muỗi bởi nó có vị ngọt và mặn. Ảnh: Fox News
Theo Fox News, nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Neuron cho thấy muỗi cái có hai chế độ hút khác nhau: hút mật và hút máu.
Đồng tác giả nghiên cứu Leslie Vosshall và các nhà nghiên cứu khác đã đánh lừa muỗi để chuyển từ chế độ hút mật sang hút máu người bằng cách cung cấp cho chúng 4 hợp chất: glucose, natri clorua, natri bicarbonate (có trong máu và muối nở) và adenosine triphosphate (ATP).
ATP không có mùi vị, nhưng Vosshall lưu ý rằng, nó có thể gây “hưng phấn” cho muỗi.
Các nhà nghiên cứu dùng thẻ huỳnh quang để xem khi nào một tế bào thần kinh cụ thể được kích hoạt và xem cách các tế bào phản ứng và phát sáng với từng loại thức ăn.
Họ hy vọng rằng, bằng cách hiểu tại sao muỗi hút máu người, y học có thể bào chế ra một loại thuốc ngăn côn trùng hút máu người cũng như thuốc trị bọ chét và ve chó.
Veronica Jové, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Nếu muỗi không thể phát hiện ra mùi vị của máu, về lý thuyết, chúng không thể truyền bệnh”.
Video đang HOT
Các loài côn trùng hút máu, lây lan các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết và sốt vàng, là nguyên nhân khiến ít nhất 500.000 chết mỗi năm.
Chỉ có muỗi cái mới hút máu, lấy máu làm chất dinh dưỡng để trứng phát triển.
Nhà khoa học thần kinh Chris Potter thuộc Trường Đại học Johns Hopkins khẳng định: “Đây chắc chắn là một nghiên cứu giúp chúng ta có thể chống lại muỗi”.
6 biểu hiện sốt xuất huyết điển hình và cách phân biệt chi tiết
Biểu hiện sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với những bệnh tương tự như sốt rét, sốt virus khác hay sốt phong hàn. Bởi người bệnh đều rơi vào trạng thái sốt cao đột ngột, sốt li bì, tạo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sẽ có cảm giác nóng lạnh thất thường.
Biểu hiện sốt xuất huyết là gì? Đó là câu hỏi được đặt ra rất nhiều khi dịch sốt xuất huyết, căn bệnh đã hoành hành khiến người dân Việt Nam lao đao trong năm 2017 vừa qua hơn nữa đã trở thành nỗi ám ảnh không bao giờ quên với nhiều người. Đây cũng được coi là đại dịch sốt xuất huyết lớn nhất trong 20 năm qua của chúng ta.
6 biểu hiện sốt xuất huyết điển hình:
Hiện nay chưa có thông số nào xét nghiệm chính xác hay thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Bởi vậy sau 3 ngày sốt, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và qua đó dựa vào biểu hiện sốt xuất huyết cùng các kết quả xét nghiệm liên quan, bác sĩ mới có thể đưa ra kết quả chẩn đoán xem bệnh nhân có mắc sốt xuất huyết hay không?
1. Sốt
Biểu hiện sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với những bệnh tương tự như sốt rét, sốt virus khác hay sốt phong hàn. Bởi người bệnh đều rơi vào trạng thái sốt cao đột ngột, sốt li bì, tạo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sẽ có cảm giác nóng lạnh thất thường.
Bạn nên tìm hiểu thêm về cách phân biệt sốt xuất huyết với các thể sốt khác để có quan sát rõ ràng hơn và nhập viện sớm ngay khi bất thường.
Tổng hợp các biểu hiện của sốt xuất huyết điển hình (Ảnh: Internet)
2. Đau nhức cơ thể
Biểu hiện sốt xuất huyết thường có cảm giác đau nhức cơ thể, đặc biệt là đau cơ, đau vai gáy và đau đầu. Nhiều người thường cho rằng, sốt là phải làm cho cơ thể toát mồ hôi, có như vậy mới hết sốt nhanh.
Tuy nhiên với sốt xuất huyết, không nên để cơ thể bị nóng, không nên tắm nước quá nóng, không xông hơi, vì lúc này mao mạch rất dễ bị giãn nở, có thể gây vỡ mao mạch. Bệnh nhân nên ở phòng điều hòa kín mát mẻ và cũng để phòng muỗi.
3. Buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi
Mỗi bệnh nhân sốt xuất huyết lại có một biểu hiện khác nhau, cùng với đau nhức cơ thể và sốt, người có biểu hiện sốt xuất huyết có thể kèm theo triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi.
Sau khi cắt được cơn sốt trong khoảng từ 4-7 ngày, bệnh nhân thường bị phát ban hoặc xuất huyết dưới da. Đây là biểu hiện sốt xuất huyết chắc tới 95%. Nhưng bệnh nhân gặp biểu hiện này cần được đưa ngay đến bệnh viện để theo dõi và làm những xét nghiệm cần thiết để đưa ra các chỉ số chẩn đoán chính xác hơn.
Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu? Khi nào biết bạn đã khỏi bệnh? Đọc ngay TẠI ĐÂY.
4. Chảy máu
Sau khoảng thời gian sốt từ 3-5 ngày, bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ có thể biểu hiện chảy máu chân răng, chảy máu khi đi đại tiện, chảy máu cam. Ở phụ nữ, có thể kèm theo kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường.
5. Giảm tiểu cầu và một số biến chứng nguy hiểm
Giai đoạn bắt đầu phát ban là giai đoạn sốt xuất huyết nguy hiểm nhất, các biểu hiện sốt xuất huyết trở nên rõ rệt hơn. Người bệnh có thể giảm tiểu cầu đột ngột, nếu không được điều trị kịp thời, không theo dõi thường xuyên, sẽ dẫn tới tử vong.
6. Một số biến chứng nguy hiểm hơn như: viêm não, xuất huyết dạ dày, xuất huyết mao mạch,...
Tuy nhiên khi mắc bệnh đừng quá lo lắng, hãy tìm hiểu thật kỹ về bệnh này để không khỏi hoang mang khi bản thân hoặc người thân mắc bệnh bạn nhé!
Đa phần bệnh nhân sốt xuất huyết đều sẽ tự khỏi sau 2 tuần, hãy ăn thật nhiều để bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, chống lại căn bệnh.
Những bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra Muỗi gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt vàng da...; một số bệnh có thể phòng ngừa bằng tiêm vaccine.