Lý do Biden nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn Obama
Cử tri ủng hộ Trump không tin Biden nhận được nhiều phiếu hơn cả Obama, người từng “gây sốt” năm 2008, nhưng các chỉ số lại chứng minh điều ngược lại.
Theo dữ liệu AP và Dự án Bầu cử Mỹ công bố tuần trước, Joe Biden nhận được 79,7 triệu phiếu phổ thông trong hơn 155 triệu phiếu bầu đã được kiểm đếm trên toàn nước Mỹ, trở thành tổng thống đắc cử có số phiếu cao nhất trong lịch sử, hơn cả cựu tổng thống Barack Obama vào năm 2008 và 2012.
“Chẳng ai tin Biden hơn Obama quá nhiều phiếu như vậy”, họa sĩ Scott Adams viết trên Twitter, tương tự lập luận của đông đảo người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Quan điểm của họ dựa trên thực tế là các cuộc vận động của Biden thường không quá đông đúc, khác hẳn với tầm ảnh hưởng rộng lớn của Obama trước đây.
Tuy nhiên, bình luận viên Philip Bump của Washington Post chỉ ra những lý do rất đơn giản cho việc này. Đầu tiên là Mỹ đã đông dân hơn . Năm 2008, dân số Mỹ vào khoảng 299 triệu người, 4 năm sau tăng lên khoảng 309 triệu người. Hiện nay, con số này là hơn 330 triệu. Số công dân trưởng thành, tức là những người đủ điều kiện bỏ phiếu, cũng tăng thêm khoảng 25 triệu người kể từ năm 2008.
Tổng thống đắc cử Joe Biden (phải) và cựu tổng thống Barack Obama tại một sự kiện vận động ở Flint, bang Michigan, hôm 31/10. Ảnh: AFP .
Biden nhận được khoảng 80 triệu phiếu, tức là hơn 11 triệu phiếu so với Obama hồi năm 2008. Giả sử 2/3 số công dân trưởng thành mới đi bỏ phiếu vào năm nay, tổng số cử tri sẽ tăng thêm 17 triệu. Nếu một nửa số này bầu cho Biden, ông chỉ cần thu hút thêm 2,5 triệu cử tri để hơn Obama 11 triệu phiếu.
Video đang HOT
Để chứng minh số lượng phiếu bầu gia tăng tương ứng với dân số, bình luận viên Bump đưa ra một phép so sánh khác. Tổng số phiếu phổ thông của Biden năm nay cao hơn so với Obama hồi năm 2008 và 2012 lần lượt là 15% và 21%. Về phía các ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa, tổng số phiếu của Trump năm nay cao hơn 23% so với cố thượng nghị sĩ John McCain hồi năm 2008, hơn 21% so với Thượng nghị sĩ Mitt Romney năm 2012.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến số phiếu bầu của Biden là nhiệt huyết của các cử tri , Bump nhận định. Những người ủng hộ Trump không tin điều này, bởi Tổng thống rõ ràng là tâm điểm, thu hút nhiều cử tri tận tâm hơn. Dựa vào quy mô các cuộc vận động, Biden đáng lẽ không thể bắt kịp.
Tuy nhiên, Bump cho rằng đây là một hướng suy nghĩ sai lầm, bởi những sự kiện Biden tổ chức được mặc định là ít người, nhằm phòng chống nCoV lây lan. Trong khi đó, Trump vẫn không ngừng tổ chức các cuộc vận động quy mô lớn, bất chấp những biện pháp kiểm soát đại dịch, cũng như thực tế rằng Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới.
Thêm vào đó, Bump đánh giá các cuộc vận động không hẳn là căn cứ vững chắc để chứng minh lợi thế. Ngay cả khi toàn bộ 20.000 người tham gia sự kiện đều đi bỏ phiếu, một tình huống khó có khả năng xảy ra, họ vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng số cử tri trên thực tế. Đông đảo người dân có thể đi bỏ phiếu mà không đến bất kỳ cuộc vận động nào.
Dữ liệu sơ bộ năm nay cho thấy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu so với dân số trưởng thành dường như cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong thế kỷ qua. Các chỉ số còn thể hiện rằng nhiệt tình của người dân đã tăng cao ngay sau cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ hồi năm 2018.
Điều này được cho là phần lớn do Trump. Việc Tổng thống Mỹ liên tục khiêu khích cánh tả và tập trung củng cố nền tảng ủng hộ ông trong 4 năm tại nhiệm đã gây ra tình trạng phân cực dữ dội. Đảng viên Cộng hòa yêu thích ông và những người Dân chủ tức giận với ông, theo kết quả của rất nhiều cuộc khảo sát.
Trong một cuộc thăm dò của Fox News, 8/10 cử tri bầu cho Trump nói rằng họ ủng hộ ông chủ Nhà Trắng vì yêu mến ông, còn 4/10 cử tri bỏ phiếu cho Biden thừa nhận họ làm thế để chống lại Trump.
Vì vậy, lý do thứ ba mà bình luận viên Bump đưa ra để giải thích cho số phiếu kỷ lục của Biden là làn sóng phản đối Trump mạnh mẽ . Rất nhiều đảng viên Dân chủ coi cuộc bầu cử vô cùng quan trọng đơn giản bởi họ muốn Trump mãn nhiệm, động lực lớn hơn nhiều so với việc người sẽ thay thế ông là ai.
Ngoài những lý do trên, một số yếu tố khác cũng có khả năng đã giúp Biden nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn Obama. Việc thúc đẩy hình thức bỏ phiếu qua thư và bỏ phiếu sớm giúp người dân dễ dàng thực hiện quyền bầu cử hơn, thu hút những cử tri trước đây không thường xuyên bỏ phiếu.
Chiến thắng của Biden còn có thể đến từ nỗ lực khuyến khích cử tri đi bỏ phiếu của phe Dân chủ ngay từ sau khi Trump đắc cử năm 2016, với đại diện là cựu nghị sĩ bang Georgia Stacey Abrams. Những hoạt động không mệt mỏi trong nhiều năm của bà Abrams được cho là một lý do quan trọng giúp Biden “đổi màu” Georgia, nơi có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa. Bang này chưa từng trao 16 phiếu đại cử tri của họ cho ứng viên Dân chủ nào kể từ sau khi bầu cho Bill Clinton năm 1992.
Theo bình luận viên Bump, tất cả lý do trên đủ để chứng minh rằng số phiếu kỷ lục của Biden, vượt qua cả “sếp cũ” Obama, là hợp lý với tình hình chính trị năm nay, dù nhiều người ủng hộ Trump như họa sĩ Adams vẫn không tin vào thực tế.
Phụ tá của ông Biden là ứng viên sáng giá cho chức ngoại trưởng
Antony Blinken, phụ tá lâu năm của Tổng thống đắc cử Joe Biden, sẽ được đề cử vào chức Ngoại trưởng Mỹ, Bloomberg đưa tin.
Ứng viên Ngoại trưởng sáng giá là phụ tá của ông Biden. Ảnh: Reuters
Ông Blinken là Thứ trưởng Ngoại giao giai đoạn 2015-2017 và là Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, cố vấn lâu năm của ông Biden, Năm 2008, ông từng tham gia chiến dịch giành đề cử ứng viên tổng thống đảng Dân chủ của ông Biden, song khi đó ông Biden phải nhường bước cho ông Obama.
Bloomberg dẫn lời một đồng minh của Tổng thống đắc cử Joe Biden cho biết hôm 22/11, có nhiều khả năng ông Blinken được chọn làm Ngoại trưởng. Hãng này cũng trích dẫn nhiều nguồn tin cho biết, thông tin bổ nhiệm ông Blinken sẽ được công bố vào ngày 24/11.
Tuy nhiên, hiện nhóm chuyển giao của ông Biden vẫn từ chối bình luận và ông Blinken cũng không hồi đáp với đề nghị bình luận. Trả lời phỏng vấn của Reuters hồi tháng 10, ông Blinken nói, Mỹ sẽ không từ bỏ vai trò lãnh đạo trên thế giới của mình.
Những người quen thuộc với phong thái quản lý của ông Blinken, 58 tuổi cho hay, đó là "một nhà ngoại giao của giới ngoại giao", hòa nhã và thận trọng, rất giỏi các vấn đề cốt lõi của chính sách ngoại giao.
Sau khi ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton thất bại trong cuộc bầu cử năm 2016, ông Blinken trở thành một trong những người sáng lập của WestExec Advisor, một tập đoàn cố vấn về các rủi ro địa chính trị đóng tại Washington.
Ông Blinken sinh ra ở thành phố New York, đã tốt nghiệp đại học Havard và hành nghề luật trong một thời gian ngắn rồi tham gia chính trường vào cuối những năm 1980 - giúp chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Michael Dukakis quyên góp tiền. Ông vào Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Bill Clinton với tư cách người viết bài phát biểu và sau là cố vấn an ninh quốc gia.
Khi tham gia chiến dịch tranh cử của ông Biden, ông Blinken là một trong những cố vấn thân cận nhất, chuyên trách hàng loạt vấn đề bên ngoài chính sách ngoại giao.
Chuyến thăm TQ "sóng gió" qua lời hé lộ của ông Obama Cuốn hồi ký "Miền Đất Hứa" (A Promised Land) của cựu Tổng thống Mỹ Obama đang bán "đắt như tôm tươi" trên thị trường. Được xuất bản hôm 17.11, cuốn sách ông Obama đề cập đến rất nhiều vấn đề, trong đó có chuyến thăm "kỳ lạ" của mình tới Trung Quốc - quốc gia bị Mỹ coi là đối thủ chính. Ông...