Lớp ghép ở vùng cao và những ‘trợ giảng’ tin cậy
Lớp học từ 10 – 15 em nhưng có đến 2 thậm chí là 3 trình độ đang hiện hữu tại huyện Mường Ảng (Điện Biên). Để giảng dạy các lớp ghép này rất cần sự “giúp đỡ” của người “thầy” thứ hai.
Lớp ghép 1 2 tại điểm bản Tát Hẹ, Trường Tiểu học Ẳng Nưa.
Lớp học 2 bảng
Mặc dù, lớp ghép không phải là loại hình phù hợp với giáo dục hiện đại, song với các huyện vùng cao, lớp ghép ở điểm bản là cần thiết. Nói vậy bởi nhiều điểm trường lẻ đều trong tình trạng “3 thiếu”. Đó là thiếu lớp học, giáo viên và cả học sinh để mở lớp đơn cho từng trình độ.
Năm học này, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên có 23 lớp ghép ở bậc tiểu học, chủ yếu ở trình độ 1 2 và 2 3. Những lớp ghép được mở đến tận các bản đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, cách điểm trường chính hàng chục km đều có thể được tới trường học chữ.
Tuy nhiên, giảng dạy ở lớp ghép cũng gặp không ít khó khăn khi cơ sở vật chất, trình độ nhận thức cũng như khả năng tiếp cận của học sinh điểm bản còn hạn chế. Chính vì vậy, các trường thường lựa chọn giáo viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm tổ chức dạy học lớp ghép.
Cách trung tâm huyện Mường Ảng chỉ khoảng 6km, nhưng học sinh ở điểm bản Tát Hẹ, lại cách điểm trung tâm của Trường Tiểu học Ẳng Nưa đến 13km. Chính vì vậy, lớp ghép 1 2 ở điểm bản này được mở với 15 học sinh. Trong đó, có 4 học sinh lớp 1 và 11 học sinh lớp 2.
Thầy Vũ Xuân Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp, chia sẻ: “Để việc giảng dạy lớp ghép đạt được hiệu quả, tôi đã phân học sinh theo 2 hướng. Phòng học được bố trí các dãy bàn với 2 cái bảng để cho học sinh khối lớp quay lưng với nhau. Khi học sinh lớp 1 học tiếng Việt, tôi cho các em lớp 2 học Toán”.
Với 4 lớp ghép 1 2 ở điểm bản, Trường Tiểu học Xuân Lao, huyện Mường Ảng đã lựa chọn giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy để thực hiện nhiệm vụ này. Thầy Quàng Văn Nghiển, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Chúng tôi yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể. Cùng với đó, thầy cô phải linh hoạt, nắm chắc phân phối chương trình môn học ở các lớp ghép (số tiết của mỗi môn học, trình tự sắp xếp các tiết học, bài học…)”.
Video đang HOT
Theo thầy Nghiển, khi xây dựng kế hoạch bài học, giáo viên cần lựa chọn đơn vị kiến thức cơ bản, cần thiết, tránh ôm đồm. Hình thức tổ chức các nhóm học tập linh hoạt, chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học. Đồng thời, phù hợp với đối tượng, nhóm trình độ, hoàn cảnh cụ thể.
Học sinh điểm bản Huổi Cắm, Trường Tiểu học Búng Lao hỗ trợ giáo viên.
Những người “thầy” nhỏ
Chủ nhiệm lớp ghép 2 3 tại điểm bản Pá Nậm, thầy Lù Văn Lả, giáo viên Trường Tiểu học xã Mường Lạn, chia sẻ: “Dạy học lớp ghép gặp phải không ít rào cản, đặc biệt là đối với Chương trình giáo dục phổ thông mới. Cùng với đó, việc bao quát học sinh cũng gặp phải khó khăn khi thầy, cô phải bảo đảm dạy cả 2 lớp cùng lúc. Chính vì thế, chúng tôi đã lựa chọn học sinh có học lực tốt để giúp theo dõi các bạn học tập. Nói cách khác, các bạn giống như những người “thầy” thứ hai, hỗ trợ thầy cô hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Năm học này, Trường Tiểu học xã Mường Lạn có lớp ghép 1 2 ở điểm bản Huổi Lỵ và lớp ghép 2 3 ở điểm bản Pá Nặm. Theo thầy Quàng Văn Tuân, Hiệu trưởng nhà trường, những người “thầy” nhỏ có nhận thức nhanh, được thầy cô phát hiện, bồi dưỡng kiến thức. Nhờ đó, các em có năng lực trong tổ chức, quản lý lớp. Thường thì thầy cô chọn lớp trưởng để “gửi gắm” niềm tin.
Em Lò Thị Khuyên (học sinh lớp 2), lớp trưởng lớp ghép 1 2 ở điểm bản Huổi Cắm, Trường Tiểu học Búng Lao, cho biết: “Em thường giúp thầy giáo đọc bài cho bạn chép, chỉ bài cho bạn đọc mỗi khi thầy bận dạy lớp 1. Mỗi lần như vậy, em lại nhớ rõ hơn nội dung của bài giảng”.
Thầy Lường Văn Chựa, giáo viên chủ nhiệm lớp, tâm sự: “Nhờ lớp trưởng, tôi có thể tập trung vào giảng dạy cho lớp 1. Tôi thường giao bài rồi nhờ lớp trưởng theo dõi, đôn đốc các bạn khác làm bài tập”.
Lớp ghép là hình thức dạy học đặc thù và thường được tổ chức ở những vùng đặc biệt khó khăn, dân cư thưa thớt, số trẻ trong độ tuổi đến trường ít không đủ để mở các lớp đơn, đời sống kinh tế nhân dân còn nghèo, gia đình học sinh chưa có điều kiện cho con em đến trường.
Năm học 2021 – 2022, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên có 35 trường (13 trường mầm non, 12 trường tiểu học và 10 trường THCS) với tổng số 509 lớp học. Trong tổng số 223 lớp ở cấp học tiểu học có 23 lớp ghép tại các điểm bản.
Không được phát biểu, trẻ bỏ học, chấm cô giáo 1 sao
Nghe cô hỏi, cháu vừa giơ tay vừa gào: "Cô ơi, cho con!" nhưng không được gọi tên, con trai chị Thảo bỏ khỏi lớp học rồi chấm cho cô giáo... 1 sao.
Chị Trần Thu Thảo, nhà ở quận Bình Thạnh, TPHCM kể mới đây, cậu con trai học lớp 2 của mình đã "thẳng tay" chấm cho tiết học của cô giáo 1 sao (*).
Trong giờ học tiếng Việt, cháu rất háo hức với câu hỏi của cô đưa ra. Cháu vừa giơ tay vừa gào: "Cô ơi, cho con!" nhưng vẫn không đến lượt. Cháu dẫm chân thình thịch, cau có rời lớp học rồi lăn ra khóc, gọi cô giáo là "kẻ lạnh lùng tàn nhẫn".
Nhiều trẻ ấm ức, không hợp tác với việc online vì không được phát biểu (Ảnh: H.N).
Chị Thảo cho biết, bé nhà mình hoạt ngôn, thích trò chuyện lại hiếu thắng... Sau nhiều lần không được phát biểu, cháu rất ấm ức, đau khổ. Giờ cháu rất chán vào lớp, toàn tìm cách để tránh việc học, kể cả tắt wifi của thiết bị.
Con không được gọi tên trong lớp là tình huống nhiều phụ huynh và học sinh thường gặp và cũng dễ "ấm ức" nhất khi học online. Nhiều trẻ chán học, ghét học vì không được phát biểu, trả lời ở trong lớp.
Chị Hồ Thùy Dung, ở quận Phú Nhuận, TPHCM chia sẻ, sau thời gian làm quen, "dê lớp 1" nhà chị phản ứng: "Nghỉ học luôn, mai con không thèm học nữa", rồi nhiều lần òa khóc nức nở vì cháu ngồi chờ nhưng không được cô gọi tên.
"Vài lần được gọi trả lời, cháu phấn chấn lắm! Giờ vào lớp, bé ngồi mặt một đống. Cháu lấy giấy bút ra vẽ, xếp đồ chơi chứ rất ít để ý vào bài giảng", người mẹ than thở.
Học online: Đừng quên cảm xúc của trẻ!
Trẻ không được gọi phát biểu là chủ đề được đưa ra bàn luận trong nhiều group, các cuộc họp phụ huynh đầu năm. Khó khăn lớn nhất với nhiều học trò, đặc biệt với các lớp nhỏ là các em không được phát biểu, bị "bỏ quên" trong lớp học.
Phó hiệu trưởng một trường tiểu học quận Gò Vấp, TPHCM cho biết, tất cả những gì phụ huynh thấy trong lớp học online đều diễn ra như ở lớp học trực tiếp. Trẻ ngáp ngắn ngáp dài, không tập trung, làm việc riêng, không phát biểu, không được gọi tên... đều có ở lớp học trực tiếp. Có điều khi đó phụ huynh không nhìn thấy, không quan sát được trực tiếp .
Theo bà, giáo viên, đặc biệt là ở tiểu học gặp nhiều áp lực trong việc quản lý lớp học vì sĩ số đông, các em chưa có nề nếp, chưa tự quản lý được bản thân... Với hình thức học tập mới trên môi trường online, không ai được chuẩn bị, đào tạo, tập huấn thì mọi thứ lại càng trở nên khó khăn hơn.
Ngoài học online, trẻ cần học trực tiếp và tương tác với bố mẹ (Ảnh: Y.H).
Vị quản lý cho rằng, giáo viên, học sinh chúng ta bắt tay vào dạy học online mà đều không có sự chuẩn bị trước. Ngoài cách sử dụng thiết bị, nội dung, giáo trình thì cả giáo viên, phụ huynh và học sinh cần hiểu về những hạn chế khi học online và cả cách quản lý cảm xúc khi tham gia lớp học trên mạng.
Cô phó hiệu trưởng bày tỏ: "Học online vì ảnh hưởng của dịch bệnh là lựa chọn bất khả kháng không ai mong muốn. Vậy nên, lúc này rất cần các bên cùng học cách thấu hiểu, thông cảm để cùng hỗ trợ nhau, tránh chỉ trích"
Cô Nguyễn Bích Trâm, chuyên viên tâm lý học đường tại một trường tiểu học ở thành phố Thủ Đức, TPHCM cho biết, trẻ chán học, ghét cả cô giáo vì không được gọi phát biểu là tình huống họ nhận được phản ánh nhiều nhất từ phụ huynh khi học online.
Theo cô Trâm, có trẻ tiếp nhận điều này nhẹ nhàng nhưng nhiều trẻ muốn lên tiếng mà không được đón nhận, hồi đáp sẽ kéo theo những hành vi, cảm xúc tiêu cực. Thậm chí, có thể để lại hậu quả không hay lên trẻ như các em sẽ ngại lên tiếng, không muốn bày tỏ quan điểm, mất niềm tin..
Cô Trâm cho hay, trẻ cần được chuẩn bị kỹ về mặt cảm xúc khi học online - điều mà chúng ta gần như đang bỏ quên. Giáo viên, phụ huynh nên trao đổi trước với trẻ việc học online thầy cô cũng sẽ có những khó khăn nhất định, rất cần sự thông cảm từ các em.
Phía nhà trường cần tìm biện pháp khắc phục như chia nhỏ lớp, tận dụng công nghệ để không trẻ nào bị "bỏ rơi" trong lớp học, giáo viên cải thiện cách tương tác, khắc phục bằng một số cách như gọi điện, nhắn tin trao đổi sau giờ học với học sinh.
"Lúc này, vai trò của phụ huynh rất quan trọng. Bố mẹ hãy động viên, giúp con hiểu những khó khăn của cô giáo, đồng thời bố mẹ hãy dành thêm thời gian, lắng nghe và chia sẻ với trẻ để trẻ để bày tỏ, thấy tiếng nói của mình có giá trị. Đây cũng là cách để bù đắp phần nào cho sự thiếu hụt sự tương tác trong điều kiện phải học online vì dịch bệnh", cô Bích Trâm nhắn nhủ.
Ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/11/2021. Ảnh minh họa/ITN Quy chế này quy định về thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho...