Lợi ích của nước mũi
Nước mũi giúp mũi không bị khô, làm ẩm không khí khi chúng ta hít vào, bảo vệ sức khỏe con người khỏi tác nhân gây hại…
Trong nước mũi, ngoài nước còn có các thành phần như chất dinh dưỡng, hợp chất cacbon, muối và tế bào chết. Hợp chất chủ yếu trong nước mũi chủ yếu là chất keo nhầy được tạo thành từ hợp chất cacbon. Nước mũi còn có các kháng thể, bụi, phấn hoa, một số vi sinh vật và chất xúc tác hoà tan vi nấm, vi khuẩn.
Nước mũi bình thường không màu trong suốt, khi bị cảm ban đầu sẽ có màu trắng và đặc hơn một chút. Ảnh: Womens Health Mag
Video đang HOT
Các chất nhầy trong nước mũi như một tấm bình phong bảo vệ sức khoẻ của con người. Chúng giúp mũi không bị khô, làm ẩm không khí khi hít vào bên trong, giữ lại bên ngoài bụi, phấn hoa, vi sinh vật để tránh gây dị ứng hô hấp và các bệnh viêm nhiễm.
Nếu khoang mũi bị kích thích hoặc bị viêm, lượng nước mũi sẽ tăng lên. Khi vi khuẩn gây cảm cúm xâm nhập vào các tế bào trong mũi, hệ thống miễn dịch sẽ tạo nên các kháng thể để tiêu diệt chúng. Nghẹt mũi là một phản ứng do hệ thống miễn dịch tạo ra. Ngoài ra, việc tiêu thụ thực phẩm cay cũng tăng chất nhầy dư thừa trong mũi.
Cơ thể của mỗi người sản xuất nước mũi ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng và hệ thống miễn dịch. Trung bình mũi của một người khoẻ mạnh sẽ sản xuất khoảng 1-1,5 lít mỗi ngày, chủ yếu là các chất nhầy. Không phải ngày nào chúng ta cũng chảy nước mũi. Vì lông mũi chuyển động từ trước ra sau nên phần lớn chúng sẽ bị đẩy vào cổ họng, phần còn lại sẽ bốc hơi hoặc kết thành gỉ mũi. Nước mũi khi được nuốt vào sẽ được men trong dạ dày hấp thụ, tiêu diệt.
Nước mũi bình thường không màu, trong suốt nhưng khi bị cảm sẽ có màu trắng và đặc. Nếu để lâu hơn, chúng sẽ chuyển màu xanh do chứa các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Nếu nước mũi có màu máu hoặc màu nâu, bạn có thể đang bị nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là nếu bên trong mũi đã bị kích thích hoặc trầy xước. Nếu chảy máu nhiều, bạn nên gặp bác sĩ thăm khám tìm ra nguyên nhân để điều trị kịp thời.
Cẩm Anh
Theo Medicine Net/VNE
Nhật Bản phát triển máu nhân tạo có thể truyền cho mọi nhóm máu
Một nhóm nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển máu nhân tạo và khẳng định có thể truyền cho bệnh nhân ở mọi nhóm máu.
Máu nhân tạo do các nhà khoa học Nhật Bản phát triển. Ảnh: Daily Mail
Tờ Daily Mail (Anh) ngày 1/10 đưa tin các nhà khoa học tại Đại học Quân y Quốc gia ở Tokorozawa, Nhật Bản đã tạo ra máu nhân tạo chứa oxygen, tiểu cầu và có khả năng đông lại trên vết thương hở. Họ đã đăng nghiên cứu trên tạp chí Transfusion.
Nhóm nhà khoa học này thử nghiệm truyền máu nhân tạo cho 10 con thỏ mất máu, kết quả là 6 chú thỏ còn sống sót. Hiện chưa rõ chính xác lý do nào khiến máu nhân tạo này có thể truyền cho người bệnh mọi nhóm máu.
Họ tin rằng phát minh này có thể cứu những bệnh nhân bị thương cần điều trị ngay lập tức ở hiện trường. Các nạn nhân tai nạn thường được đưa đến bệnh viện nơi bác sĩ xét nghiệm nhóm máu của họ trước khi truyền máu. Một số xe cứu thương thường tích trữ trước nhóm máu O bởi có thể truyền được cho những nhóm máu khác. Nhưng nhu cầu cao khiến nhóm máu này ngày càng khan hiếm.
Nhóm máu của con người được phân biệt dựa trên kháng thể và kháng nguyên. Kháng thể nằm trong huyết tương và đóng vai trò trong hệ thống miễn dịch của con người. Trong khi đó, kháng nguyên nằm trên bề mặt của hồng cầu. Một số ý kiến cho rằng máu nhân tạo có thể được phát triển trên nguyên lý không có kháng thể và kháng nguyên để truyền được cho mọi nhóm máu.
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Tại sao nhóm máu O Rh- lại hiếm? Trong tất cả các nhóm máu, nhóm máu có kháng nguyên O Rh- được coi là hiếm nhất, chiếm khoảng 0,04% và chỉ tương thích với chính nó. Theo các chuyên gia, máu con người được chia làm 4 nhóm chính là: A,B, AB và O. Trong mỗi nhóm máu chứa đựng 2 loại: kháng nguyên và kháng thể. Ví dụ như, người...