Xét nghiệm dương tính: Chưa thể khẳng định cơ thể có sán!
Theo PGS.TS Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM, việc xét nghiệm huyết thanh để xác định kháng nguyên, kháng thể chỉ mang tính gợi ý, kết quả dương tính với sán cũng chưa thể xác định được bệnh
PGS.TS Lê Thành Đồng cung cấp thông tin về bệnh sán dây lợn
Cuối năm 2018, sau quá trình điều tra thực địa bằng phân tích, thăm khám, xét nghiệm, tổng hợp số liệu ca bệnh, PGS.TS Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng TPHCM (cơ quan Bộ Y tế tại phía Nam) đã công bố thông tin về ổ bệnh sán dây lợn nhiễm cho hơn 100 người tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Ổ bệnh trên đến nay về cơ bản đã được khống chế nhờ sự phối hợp giữa Viện và chính quyền địa phương trong việc nâng cao ý thức cho người dân trong việc phòng tránh nguy cơ.
Ấu trùng sán dây nằm trong não lợn được phát hiện tại ổ dịch ở Bình Phước
Mới đây, sán dây lợn một lần nữa lại khiến cộng đồng bấn loạn, nháo nhào đưa con em đi xét nghiệm sau khi một chùm ca bệnh được phát hiện ở học sinh tại Thuận Thành, Bắc Ninh. Không chỉ gây hoang mang dư luận, ổ bệnh sán dây lợn ở phía Bắc còn khiến ngành y tế nháo nhác tìm các giải pháp xử lý với mức độ khẩn trương như một ổ bệnh truyền nhiễm cấp tính.
Sán dây lợn có thể phổ biến khắp cả nước
Tuy nhiên, ở góc độ dịch tễ, PGS.TS Lê Thành Đồng cho rằng: “Tại Việt Nam, với đặc thù của một nước nông nghiệp, tập quán chăn nuôi, sinh hoạt, ăn uống chưa hợp vệ sinh, dùng nhiều thịt sống, thịt tái, tiết canh… nguy cơ nhiễm giun sán còn ở mức cao, đặc biệt là ở nhóm đồng bào các dân tộc miền núi”.
Mẫu bệnh phẩm được lưu tại Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng, TPHCM
Xét riêng ở loại sán dây lợn, đến nay theo thống kê có hơn 50 tỉnh thành có bệnh lưu hành, tuy nhiên trên thực tế bệnh có thể đang phổ biến trên khắp cả nước vì chúng ta chưa có điều kiện khảo sát hết. Đây là bệnh bình thường, lưu hành trên diện rộng từ lâu chứ không phải dịch bệnh nguy hiểm mới nổi.
Mắc bệnh cần có quá trình
Khi phát hiện bệnh, công đồng có tâm lý hoang mang là do dân trí thấp nhưng không được các đơn vị, cơ quan y tế truyền thông tốt, đứng trước một loại bệnh rất bình thường nhưng việc ứng phó đã gây rối loạn chẳng khác gì một trận đại dịch.
Mặt khác, mức độ trầm trọng, nguy cấp của của sán dây lợn là không đáng ngại, đây là bệnh kéo dài, tồn tại lâu trong cơ thể, để mắc được bệnh phải có các quá trình như: bệnh nhân ăn phải trứng khi vào cơ thể sẽ mắc ấu trùng lợn gạo; ăn phải ấu trùng khi ăn vào cơ thể sẽ phát triển thành con sán trưởng thành.
Con sán trưởng thành dài 5,2m được xổ khỏi cơ thể người bệnh
Mỗi thể bệnh đều có một mức độ nguy hiểm hoặc không nguy hiểm cũng như cách điều trị khác nhau. Với những bệnh nhân ăn phải ấu trùng hầu hết là không nguy hiểm, gần như song hành tồn tại cùng người bệnh, nhiều bệnh nhân mắc cả chục năm cũng không biết mình nhiễm sán cho đến khi các đốt sán đột nhiên từ hậu môn rơi ra hoặc đi cầu ra đốt sán.
Với bệnh nhân ăn phải trứng có thể sẽ có mức độ nguy hiểm hơn nếu trứng phát triển thành ấu trùng di chuyển đến mắt, não, tim và các cơ quan nội tạng khác.
Chưa có tiêu chí xác định cơ thể nhiễm sán dây lợn
Việc xét nghiệm huyết thanh để xác định kháng nguyên, kháng thể chỉ mang tính gợi ý, kết quả dương tính với sán cũng chưa thể xác định được bệnh vì đó có thể là kết quả dương tính chéo với một số loại giun sán khác. Muốn xác định người bệnh có mang bệnh hay không phải thực hiện thêm xét nghiệm phân, bạch cầu, khám lâm sàng, sinh thiết bệnh nếu ấu trùng nằm dưới da, cơ, não hoặc siêu âm, chụp CT cắt lớp.
Sán dây lợn là bệnh phổ biến, lưu hành khắp cả nước, cộng đồng không nên hoang mang
Hiện nay vẫn chưa có một tiêu chí cụ thể để xác định bệnh nhân nhiễm sán dây lợn hay không. Tổ chức Y tế Thế giới đang trong quá trình thiết lập một bộ tiêu chuẩn đánh giá bệnh dựa trên nhiều vấn đề khác nhau từ đời sống xã hội, văn hóa phong tục cho đến những phân tích, đánh giá, xét nghiệm, lâm sàng.
Điều trị không khó
Trường hợp cá thể mắc bệnh thì việc điều trị cũng không khó khăn, thuốc điều trị hiện tại ngoài sán dây lợn còn có tác dụng với nhiều loại giun sán khác.
Nếu ấu trùng sán nằm ở những vị trí nguy hiểm như mắt, tim, não thì bệnh nhân mới cần phải nhập viện để được theo dõi, điều trị, can thiệp về mặt y tế.
Với cộng đồng cần phải có sự can thiệp của chính quyền để tuyên truyền cho người dân ăn chín uống chín, sinh hoạt hợp vệ sinh, xổ giun sán định kỳ 6 tháng một lần; đội ngũ y tế cơ sở cần phối hợp cùng chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể trang bị kiến thức để người dân hiểu về bệnh tránh hoang mang, lo lắng khi phát hiện ca bệnh.
Vân Sơn (lược ghi)
Theo Dân trí
Bộ trưởng Bộ Y tế kể chuyện chính tay mình tiêm cho trẻ, sau 30 phút bị ngừng thở
Bộ trưởng Bộ Y tế kể: "Từng chứng kiến trường hợp bệnh nhân do chính tay tôi tiêm, người lớn đưa về, 30 phút sau quay trở lại người đã tím tái, ngừng thở, mạch huyết áp còn 0".
Bộ trưởng đi khảo sát thực tế tình hình tiêm vắc xin ComBE Five trên địa bàn Hà Nội
Bộ trưởng chia sẻ trong Hội nghị trực tuyến tăng cường xử lý phản ứng sau tiêm chủng ngày 16/1 với sự tham gia của 700 đầu cầu là toàn bộ y tế cơ sở, các nhân viên y tế có liên quan đến hoạt đột tiêm chủng.
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, cách đây 1 tuần, Bộ trưởng có ký công điện xử lý phản ứng sau tiêm.
"Tiêm chủng là gây ra miễn dịch chủ động nhân tạo, chúng ta đưa vào cơ thể lượng kháng nguyên không đủ gây bệnh nhưng có khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể. Sau đó, khi có kháng thể, nếu gặp vi rút gây bệnh, cơ thể đã có sẵn miễn dịch chủ động để không thể mắc bệnh.
Và khi vào cơ thể, kháng nguyên sinh kháng thể sẽ có phản ứng, nhẹ nhất là sốt. Nếu không có phản ứng đó sẽ khó lòng sinh ra kháng thể chủ động. Với người càng khoẻ mạnh, trẻ bụ bẫm thì phản ứng sốt càng cao, chứng tỏ kháng nguyên sinh kháng thể tốt còn với trẻ yếu thường không đáp ứng tiêm kháng nguyên vào nên gần như không có phản ứng. Và trẻ em bé sốt, quấy khóc, bỏ ăn là phản ứng thông thường hay có nhiều trẻ có phản ứng sưng, đỏ, đau", Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.
Theo Bộ trưởng, nhiều người cho rằng tiêm vắc xin dịch vụ có thành phần ho gà vô bào an toàn hơn nhưng kháng nguyên sinh kháng thể không tốt bằng vắc xin có thành phần toàn tế bào. Nhiều trẻ tiêm vắc xin dịch vụ vẫn có nguy cơ mắc bệnh do kháng nguyên sinh kháng thể thấp hơn.
"Tổ chức Y tế thế giới đang bàn cãi về hiệu quả vắc xin vô bào và người ta mong muốn quay trở lại dùng vắc xin có thành phần toàn tế bào, nhất là những vùng dịch mạnh", Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bộ Y tế cho biết, không tiêm chủng, bệnh nhân sẽ mắc bệnh và có thể đối mặt nguy cơ tử vong cao, chi phí điều trị bệnh nhiều, trong khi đó, tiêm chủng đảm bảo phòng bệnh tốt, chi phí lại thấp. Tuy nhiên, nhìn nhận cả về thực tiễn lẫn lý thuyết, tiêm chủng không an toàn tuyệt đối.
"Nếu trẻ tiêm chủng mà không có các phản ứng sốt thì không tốt. Như vậy có nghĩa kháng nguyên hoạt động không tốt, không sinh ra đủ kháng thể để chống lại bệnh tật. Trẻ càng khỏe mạnh, bụ bẫm có thể càng gặp sốt cao sau tiêm chủng. Trẻ yếu bệnh thì có thể lại sốt nhẹ hoặc không sốt, như vậy hiệu quả kháng bệnh cũng không cao", Bộ trưởng Tiến nói.
"Bản thân tôi từng chứng kiến trường hợp bệnh nhân do chính tay tôi tiêm, người lớn đưa về, 30 phút sau quay trở lại người đã tím tái, ngừng thở, mạch huyết áp còn 0. Vì vậy, không chỉ kháng sinh ComBe Five, kể cả những loại thuốc thông thường đều có phản ứng không mong muốn.
Ngành của chúng ta không muốn đau thương cho các cháu nên thời gian đó, tôi mong chúng ta sẽ giảm tối đa phản ứng đó.
Ngành y đã mời các chuyên gia hàng đầu tập trung lại để ra phác đồ chống sốc ban hành thông tư 51 trước đó, nhưng hiện nay, một số tình huống thực tiễn phát sinh, sắp tới sẽ tiến hành bổ sung trong phác đồ", Bộ trưởng chia sẻ.
Đánh giá về ComBE Five và 3 trường hợp tử vong bất thường có liên quan đến loại vắc xin này, Bộ trưởng cho biết, các ca có biểu hiện phản ứng không mạnh như Quinvaxem, trẻ sau tiêm chỉ sốt nhẹ, nằm yên nhưng khi bố mẹ phát hiện đưa đi bệnh viện đã chuyển nặng, tử vong.
"Với trường hợp trẻ tử vong, có thể giải thích khả năng một ngày tỉ lệ trẻ tử vong bất thường vào khoảng 20- 30 trẻ do nhiều nguyên nhân như ngạt thở, sặc sữa, nằm nghiêng gây ngạt, suy hô hấp...
"Những trẻ đó có thể trùng hoặc xác suất rơi vào số trẻ tử vong và bị nghi do vắc xin. Hoặc cơ địa trẻ mẫn cảm, phản ứng mạnh hơn với kháng nguyên có trong vắc xin ComBE Five. Chúng ta không loại trừ khả năng, gia đình chưa phát hiện kịp thời, hoặc trẻ không được xử lý sốc nhanh nhất", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.
Để tránh tối đa nguy cơ trẻ phản ứng nặng, tai biến sau tiêm vắc xin, Bộ trưởng cho biết sẽ tập huấn toàn bộ cán bộ nhân viên y tế liên quan, xử lý sốc triệt để theo nghị định ban hành.
Đặc biệt, yêu cầu các cán bộ tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ nhất như tìm hiểu tiền sử sản khoa, tai biến trước đó của trẻ nhỏ, tiền sử bệnh thật, tiền sử dị ứng gia đình. Bộ trưởng cũng khuyến cáo cha mẹ theo dõi sát sao, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu có bất thường.
Theo giadinhmoi
Mách mẹ kinh nghiệm tiêm 6 trong 1 cho bé Để giảm bớt sự lo lắng khi tiêm phòng cho con, các mẹ nên tìm hiểu thêm về lịch sử và kinh nghiệm sử dụng thực tế của vắc xin. Chọn vắc xin uy tín và có kinh nghiệm lâu đời Xuyên suốt 10 năm qua, vắc xin 6 trong 1 đã giúp phụ huynh bảo vệ sức khỏe của con khỏi các...