Loại cây dại nhưng là vị thuốc ‘quý như vàng’
Xạ đen là loại cây thuốc quý vì chứa các hợp chất có tác dụng phòng chống nhiều bệnh khác nhau, trong đó có ung thư.
Các nghiên cứu của y học hiện đại chỉ ra, xạ đen có nhiều thành phần tốt như flavonoid, quinon, saponin triterpenoid, maytenfolone A có công dụng khống chế các tế bào ung thư một cách hiệu quả. Ngoài ra còn có các hoạt chất như tanin, polyphenol, axit amin, triterpenoid, cyanoglycosid…
Theo bác sĩ Hoàng Sầm, Viện Y học Bản địa Việt Nam, xạ đen là cây thuốc quý, trước đây mọc dại. Sau này, cây xạ đen được người dân trồng nhiều ở vườn để uống thay trà. Tại một số vùng, người dân trồng xạ đen lấy lá, thân bán làm thuốc nam. Lá xạ đen thu hoạch tốt nhất từ tháng 10.
Xạ đen được biết đến với tác dụng chữa bệnh về gan. Tại Hòa Bình, người dân tộc Mường từ lâu đã nấu nước xạ đen cho người có biểu hiện da vàng, chướng bụng uống.
Cây xạ đen có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Hội Đông y Hòa Bình.
Sau này, xạ đen còn được dùng làm thuốc chữa dị ứng, trị mụn nhọt, cầm máu vết thương, giảm mỡ máu, tăng huyết áp, chữa các trường hợp gầy mòn, rối loạn tiêu hóa, giúp ăn ngon, mát huyết, thông kinh lợi niệu. Chữa kinh không đều, bế kinh, trị mất ngủ, vàng da, chữa chứng vô sinh.
Video đang HOT
Y học hiện đại công nhận xạ đen chứa các hợp chất có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Bệnh nhân sử dụng cây xạ đen sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại các bệnh phát sinh khi điều trị ung thư.
Xạ đen lành tính, ít tác dụng phụ nên đối tượng sử dụng rộng bao gồm cả người mắc ung thư kể cả giai đoạn cuối, tăng huyết áp, men gan tăng, viêm gan B, các u lành tính như u xơ tử cung, u xơ tuyến vú.
Người dân có thể nấu lá xạ đen còn tươi lấy nước uống hoặc phơi khô pha như trà.
Do xạ đen có tác dụng hạ huyết áp nên người có huyết áp thấp không nên dùng. Lá xạ đen có tính thải độc tố nên thận sẽ phải hoạt động nhiều nên người yếu thận, suy thận hạn chế sử dụng loại thảo dược này. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi cũng nên tránh.
Loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được mệnh danh là 'nhân sâm của người nghèo'
Đinh lăng là loại cây quen thuộc của người Việt, được trồng ở nhiều nơi. Đặc biệt, toàn bộ cây đinh lăng từ lá, thân, rễ, củ đều có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là chia sẻ của lương y Bùi Đắc Sáng - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội về tác dụng của cây đinh lăng:
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, là loại cây nhỏ thường được trồng làm cây cảnh trước nhà. Cây đinh lăng lá nhỏ được coi là "nhân sâm của người nghèo" bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người mới khỏi ốm.
Theo y học hiện đại, đinh lăng chứa các hoạt chất mang tính năng gần giống như nhân sâm. Củ có 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1, chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Toàn bộ cây đinh lăng đều dùng được. Người dân hái lá non thường dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt. Củ, thân, lá khô dùng làm thuốc.
Trong Đông y, lá đinh lăng có vị bùi, đắng, thơm, hơi mát có tác dụng lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Rễ củ đinh lăng vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức. Lưu ý, khi bào chế nên rút bỏ lõi.
Lá đinh lăng phơi khô dùng làm thuốc. Ảnh: Thuocdantoc.vn
Các tác dụng của cây đinh lăng
- Chữa lành vết thương: Với những vết thương ngoài da bị chảy máu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương mau lành.
- Lợi sữa: Đinh lăng là bài thuốc gọi sữa về cho phụ nữ sau sinh. Người dân lấy một nắm lá đinh lăng rửa sạch đun sôi, chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, tránh uống nước đã bị lạnh. Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, hãm như nước chè để uống hàng ngày.
- Chữa chứng mồ hôi trộm: Trẻ nhỏ nếu thường xuyên ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Chữa bệnh tiêu hóa: Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng nghiền lá cây đinh lăng thành bột mịn và vê lại, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
- Bệnh thận: Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.
- Chữa sưng đau cơ khớp: Lấy khoảng 40g lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ dịu đi và mau lành.
Lưu ý, do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách bào chế. Chế biến củ đinh lăng nên bỏ lõi.
Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3-5 tuổi trở lên, không nên dùng những cây quá gia cỗi.
Đu đủ rất tốt nhưng có 4 nhóm người này không nên ăn Đu đủ được coi là một trong những loại trái cây lành mạnh nhất, chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Một quả đu đủ nhỏ (khoảng 150g) có thể cung cấp. Đu đủ được coi là một trong những loại trái cây lành mạnh nhất, chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Một quả đu đủ nhỏ (khoảng 150g) có thể cung...