Lỗ mũi tiết lộ điều gì về sức khỏe của bạn?
Bạn có biết rằng tất cả mọi thứ về mũi, từ vẻ ngoài cho đến khả năng ngửi cũng như màu sắc của chất nhầy cho thấy tình trạng sức khỏe?
Ngửi mùi không thực sự tồn tại có thể là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng. Có thể một hoặc cả hai lỗ mũi bị tình trạng viêm xoang hoặc rối loạn não – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là những cách mà mũi chỉ ra tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, theo Boldsky.
1. Chảy máu mũi
Khô xoang:
Trong hầu hết các trường hợp, chảy máu mũi là do không khí khô làm cho màng mũi thiếu độ ẩm, nứt nẻ và dễ bị nhiễm khuẩn. Không khí làm cho xoang bị khô và nứt, gây chảy máu.
Giãn mao mạch gây xuất huyết do di truyền Telangiectasia (HHT):
Đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp có thể dẫn đến chảy máu mũi vì làm suy yếu các mạch máu. Nếu bạn thấy những đốm đỏ nhỏ trên mặt, tay và chân hoặc thức dậy với một chiếc gối dính máu hoặc có tiền sử gia đình mắc HHT, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bệnh này có thể dẫn đến đột quỵ tim hoặc gây ra cục máu đông trong phổi, theo Boldsky.
Các nguyên nhân khác:
Chảy máu mũi còn có thể do nhiều nguyên nhân khác, như ngoáy mũi, rối loạn chảy máu mũi do di truyền, thuốc làm loãng máu, thuốc xịt mũi, dị ứng aspirin… Trong trường hợp bị khó thở do chảy máu mũi hoặc chảy máu trong thời gian dài 30 phút trở lên, hãy đi khám ngay.
Video đang HOT
2. Mất cảm giác mùi
Các nghiên cứu chỉ ra rằng mất khứu giác có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh.
Bệnh tiểu đường:
Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan, mạch máu và dây thần kinh liên quan đến cơ quan cảm nhận mùi.
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, gồm các tuyến sản xuất hoóc môn, can thiệp vào mũi làm ảnh hưởng đến khả năng ngửi.
Nếu khả năng ngửi bị suy giảm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức vì đó có thể là triệu chứng khởi phát của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer hoặc bệnh Parkinson.
Polyp mũi:
Đây là những khối u không gây ung thư, không gây đau đớn, phát triển mềm trong đường mũi, có thể dẫn đến mất khứu giác bằng cách ngăn mùi. Polyp mũi có thể được phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị bằng thuốc, theo Boldsky.
3. Mùi ma
Ngửi mùi không thực sự tồn tại có thể là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng. Có thể một hoặc cả hai lỗ mũi bị tình trạng này.
Viêm xoang:
Mùi ma có thể gây ra do xoang bị viêm nhiễm. Có thể rửa xoang bằng dung dịch nước muối để loại bỏ nhiễm trùng.
Rối loạn não:
Ngửi thấy mùi không có thực còn có thể là do chấn thương đầu, khối u não, bệnh thần kinh. Nên đi khám sớm để tìm nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời, theo Boldsky.
4. Chứng đỏ mũi đỏ mặt Rosacea
Da mũi và xung quanh đỏ và dày lên. Dạng nặng có thể gây thay đổi hình dạng mũi và gây khó thở.
Bệnh này thường gặp ở những người nghiện rượu, bị căng thẳng hoặc lo lắng, hoặc rối loạn tuyến giáp, theo Boldsky.
5. Màu sắc của chất nhầy
Chất nhầy màu vàng hoặc xanh:
Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị nhiễm trùng. Dị ứng cũng tạo ra chất nhầy màu vàng, có thể chuyển thành màu xanh sau 10 ngày.
Chất nhầy màu nâu:
Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm cho chất nhầy có màu nâu, như ô nhiễm không khí nghiêm trọng, hút thuốc quá nhiều, máu khô…
Chất nhầy màu đen:
Chất nhầy mũi có màu đen có thể là triệu chứng nhiễm nấm trong hệ hô hấp. Cũng có thể là do hít phải bụi quá mức. Cần đi khám để phát hiện nguyên nhân chính xác, theo Boldsky.
Vì sao người mắc Covid-19 bị 'điếc mũi'?
Nghiên cứu trên chuột chỉ ra rằng khi nCoV xâm nhập, virus chiếm dụng hai protein giúp cảm nhận mùi, khiến chúng mất khứu giác.
Trước đó, nhiều bác sĩ đã báo cáo tình trạng "điếc mũi" một phần hoặc toàn phần là dấu hiệu sớm của nhiễm nCoV. Nay, các chuyên gia nghiên cứu trên chuột và cho biết hai protein có chức năng phát hiện mùi, do các tế bào khoang mũi tạo ra, đã bị nCoV chiếm dụng để xâm nhập cơ thể.
Nghiên cứu được đăng tải trên tuần san ACS Chemical Neuroscience ngày 11/5. Theo đó, nCoV chiếm đoạt một loại gai bề mặt tế bào (ACE2) và một loại protein đặc biệt (tên là protease TMPRSS2) ở khoang mũi của chuột, sau đó xâm nhập vào cơ thể.
Tuy nhiên, các nhà khoa học không chắc chắn những tế bào nào trong biểu mô khứu giác (mô lót trong khoang mũi) tạo ra những protein này và có khả năng bị nhiễm virus. Vì vậy, họ nghiên cứu thêm ở về hấp thụ protein và mức độ protein thay đổi theo tuổi tác. Thụ thể ACE2 và TMPRSS2 có mặt trong các tế bào biểu mô, có nhiệm vụ giúp tế bào thần kinh cảm nhận được mùi.
Bên cạnh đó, họ cũng phát hiện các con chuột già có nhiều protein trên hơn chuột non.
Các chuyên gia cho biết nếu kết quả này đúng ở người, có thể giúp giải thích hiện tượng người già dễ nhiễm nCoV hơn.
Hai năm sống trong nguy hiểm của cô gái mất khứu giác Hơi ga nồng nặc lan cả ra ngoài hành lang nhưng Lucy vẫn không cảm thấy gì. Cô gái người Anh thoát nạn nhờ một người bạn phát hiện vào cứu. Một trong những triệu chứng lạ của Covid-19 là mất khứu giác, vị giác. Dù đó chỉ là tình trạng tạm thời nhưng cũng khiến bệnh nhân cảm thấy rất khổ sở...