Mất khứu giác và vị giác có thể là triệu chứng mắc Covid-19
WHO đang xem xét liệu mất khứu giác hay vị giác là một triệu chứng để xác định bệnh nhân mắc Covid-19 hay không?
Các chuyên gia y tế cho biết, mất khứu giác hoặc vị giác có thể là dấu hiệu sớm của việc nhiễm virus SARS-CoV-2 và thậm chí điều này có thể phục vụ như một công cụ sàng lọc hữu ích.
(Ảnh minh họa)
Bà Maria Van Kerkhove, chuyên gia về dịch tễ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hôm 23/3, cho biết WHO đang xem xét liệu mất khứu giác hay vị giác là một triệu chứng để xác định bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không.
Video đang HOT
Nghi vấn về việc nhiễm virus làm giảm khứu giác không phải là mới. Do virus SARS-CoV-2 gây viêm đường hô hấp cấp dẫn đến cản trở luồng khí thở và khả năng phát hiện mùi. Cảm giác về mùi phục hồi khi khỏi bệnh, nhưng trong một tỷ lệ nhỏ các trường hợp, mất khứu giác có thể tồn tại vĩnh viễn. Ở Hàn Quốc, khoảng 30% những người được xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 đã đưa ra triệu chứng mất khứu giác nhẹ.
Ngoài ra, một công bố của nhóm nghiên cứu Viện Hàn lâm Tai mũi họng-Phẫu thuật đầu cổ Mỹ hôm 22/3 đã đưa bằng chứng “tích lũy nhanh chóng” từ khắp nơi trên thế giới rằng SARS-CoV-2 có thể gây ra không chỉ mất mùi mà còn làm giảm cảm giác vị giác. Vì vậy, sự xuất hiện của những triệu chứng trên mà không rõ nguyên nhân sẽ cảnh báo các bác sĩ về khả năng nhiễm SARS-CoV-2./.
Hoàng Nguyễn biên dịch
Nghiên cứu khoa học chứng minh cha mẹ thường xuyên ôm con khiến não bộ bé phát triển toàn diện hơn
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những em bé được cha mẹ ôm, vuốt ve thường xuyên sẽ có trí não phát triển hơn.
Tiếp xúc với da thúc đẩy sự phát triển trí não của bé
Da là cơ quan cảm giác lớn nhất của cơ thể con người và là hệ thống cảm ứng phân bố rộng rãi nhất của cơ thể . Cảm ứng là sự phát triển sớm nhất của cảm giác con người, hơn cả thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác nên được phát triển sớm.
Meltzoff, phó giám đốc của Viện Khoa học Não của Đại học Washington và là Tiến sĩ giáo dục tại Đại học Oxford đã tiến hành một thí nghiệm trên hai nhóm trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Nhóm trẻ sơ sinh đầu tiên được chạm vào tay hoặc chân, và nhóm em bé thứ hai không được chạm vào.
Quan sát bộ não của trẻ sơ sinh bằng máy đo từ điện não đồ, người ta thấy rằng nhóm em bé được chạm vào tay hoặc chân thì vỏ não được kích thích hoạt động trong khi nhóm còn lại không có thay đổi gì.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với da càng thường xuyên, các kích thích được truyền bởi các cơ quan xúc giác đến vỏ não càng nhiều lên và có lợi cho việc thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh cũng như cân bằng não.
Tiếp xúc với da giúp bé ổn định hơn
Phương pháp chăm sóc trẻ em này còn được gọi là "phương pháp nuôi dạy con kangaroo". Đây là một phương pháp được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng. Cụ thể là bố mẹ sẽ ấp em bé mới sinh trước ngực như một con kangaroo ôm con.
Tiến sĩ Nathalie, một bác sĩ nhi khoa tại Quỹ Kangaroo ở Bogota, Colombia và nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện một cuộc khảo sát theo dõi trên 441 em bé. Trong đó, 228 trẻ được chăm sóc theo phương pháp kangaroo và 213 trẻ thì không.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những trẻ sơ sinh được chăm sóc kangaroo ít mắc bệnh và ít có hành vi hung hăng khi chúng lớn lên.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi cha mẹ tiếp xúc với da của em bé sẽ giúp não của em bé tiết ra oxytocin. Hormone oxytocin giúp nồng độ cortisol giảm xuống khiến tâm trạng thư giãn và thoải mái. Điều này sẽ giúp làm dịu tâm trạng của em bé.
Moon/Theo Sohu
Các ca "tái dương tính" với SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm không? Tại sao một số bệnh nhân đã hồi phục lại tái dương tính với SARS-CoV-2 và những trường hợp này có nguy cơ lây nhiễm cho người khác hay không? Một số báo cáo trên khắp Trung Quốc gần đây cho thấy một số lượng nhỏ các bệnh nhân mắc Covid-19 đã hồi phục và được ra viện nhưng sau đó lại tái...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đau đầu, khó nói, người phụ nữ bị nhồi máu não do căn bệnh hiếm gặp

Bạn có chắc gan mình đang khỏe mạnh?

Bênh tay chân miệng tăng trở lại, phụ huynh cần cảnh giác

Ung thư móng dễ bị bỏ qua

Tự trị bệnh tại nhà, người đàn ông nhập viện vì nhiễm trùng nặng

Chấm dứt rung nhĩ, ngăn ngừa đột quỵ: Giải pháp điều trị tiên tiến tại Bệnh viện FV

Cứu sống ngoạn mục bệnh nhân ngừng tuần hoàn nghi do điện giật

Cứu sống cụ ông 73 tuổi bị nhồi máu cơ tim nguy kịch

Thêm liệu pháp điều trị virus viêm gan C cấp tính

Trẻ lo lắng quá mức, né tránh bạn bè, tiệc tùng cẩn trọng với chứng rối loạn lo âu

17 ca mắc liên cầu lợn ở Huế, 1 bệnh nhân tử vong

Khánh Hòa: Cấp cứu ngư dân bị đột quỵ khi đánh bắt hải sản trên biển
Có thể bạn quan tâm

Israel huy động kỷ lục máy bay chiến đấu tấn công Houthi tại Yemen
Thế giới
19:31:42 08/07/2025
Xu hướng xê dịch của du khách Việt và thị trường quốc tế 6 tháng đầu năm
Du lịch
19:31:12 08/07/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm chiều đậm đà trôi cơm
Ẩm thực
18:39:06 08/07/2025
Núi lửa đầu lâu và loạt ảnh trên cao gây sửng sốt
Lạ vui
18:02:44 08/07/2025
5 cách đầu tư tiền điện tử hiệu quả cho người mới
Thế giới số
18:00:58 08/07/2025
Mẹ Hà Nội chia sẻ: Bị nghỉ việc đột ngột ở tuổi 39, tôi vẫn sống ổn nhờ có quỹ lập từ 4 năm trước
Sáng tạo
17:54:10 08/07/2025
Văn Lâm - Yến Xuân kỷ niệm ngày cưới: 'Hạnh phúc vẫn vẹn nguyên'
Sao thể thao
17:48:38 08/07/2025
Tỷ phú Hàn Quốc 36 tuổi gây chú ý
Netizen
17:41:38 08/07/2025
Em chồng cưới chạy bầu, mẹ chồng muốn tôi đưa 100 triệu mua xe tặng, chồng tôi nói một câu khiến bà tái mặt
Góc tâm tình
17:27:44 08/07/2025
Mẹ bầu Vbiz mang thai lần 2: Đau đớn toàn thân, đi lại khó khăn ở tháng thứ 8
Sao việt
16:16:56 08/07/2025