Liên quan giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh đái tháo đường thai kỳ
Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật và những thay đổi liên quan đến glucose của bộ phận chuyển hóa trong huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ.
Nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột ở phụ nữ mang thai bị tăng đường huyết. Hệ vi sinh vật đường ruột là nguyên nhân gây ra những thay đổi cho bệnh đái tháo đường thai kỳ, cụ thể là gây ra căng thẳng cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Các hormon nhau thai, bao gồm cortisol,estrogen vàlactogen có thể chặn quá trình sản sinh insulin, gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa và điều hòa lượng glucose bình thường trong cơ thể thai phụ.
Tìm thấy mối liên quan giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Tiến hành nghiên cứu đối với hơn 40 phụ nữ mang thai tại một bệnh viện ở Trung Quốc (trong đó 1/2 số thai phụ bị mắc chứng đái tháo đường thai kỳ).
Các nhà khoa học đã phân tích các mẫu bệnh phẩm, trình tự 16s rRNA từ mẫu vi sinh vật từ hệ bài tiết; và sử dụng phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân proton đối với cơ quan chuyển hóa huyết tương, đồng thời dùng máy quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân để thực hiện phân tích, các nhà khoa học phát hiện ra rằng: Các vi sinh vật được tìm thấy trong chất thải của bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ có những thay đổi đáng kể: Một quần thể các Firmicutes của hệ vi sinh vật được phát hiện thấy có trong chất thải đã góp phần vào những thay đổi trong việc chuyển hóa huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng đã xác định được 5 chất chuyển hóa trong huyết tương, góp phần làm thay đổi hệ vi sinh vật trong hệ bài tiết của phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bao gồm: Axit lactic, glycerol, galactitol, proline và axit metylmalonic.
Video đang HOT
Trong đó, proline, axit lactic, axit metylmalonic và glycerol có liên quan tới sự tăng đường huyết. Đặc biệt, nồng độ axit metylmalonic ở những phụ nữ đái tháo đường thai kỳ thấp hơn nhiều so với những phụ nữ khoẻ mạnh.
Sai lầm khi ăn cơm
Ăn quá nhiều cơm gạo trắng, nhai không kỹ hay nấu bằng nước lạnh là những sai lầm phổ biến của người Việt, có thể gây hại đến sức khỏe.
Cơm là món ăn phổ biến trong mỗi gia đình người Việt. Tuy nhiên, việc ăn cơm tưởng chừng đơn giản này không phải ai cũng thực hiện đúng cách. PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, nguyên Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chỉ ra một số sai lầm trong cách ăn cơm của người Việt.
Không nhai kỹ
Việc ăn cơm không nhai kỹ sẽ không giúp bạn nhận thức được cơn đói tự nhiên, cũng như các dấu hiệu báo no. Nó làm tăng nguy cơ ăn quá nhiều, dẫn đến béo phì. Ngoài ra, những người ăn nhanh sẽ ăn nhiều hơn. Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não rằng dạ dày đã đầy.
Ăn quá nhiều cơm gạo trắng
Theo PGS Nguyễn Xuân Ninh, một số người thích ăn cơm nấu từ gạo trắng đẹp mắt, nhưng gạo chế biến càng mất chất dinh dưỡng, lượng xenlulo giảm. Do vậy, bạn khó có cảm giác no bụng, khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể tăng cao, dễ mắc bệnh béo phì.
Ăn quá nhiều cơm gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Ảnh minh họa: Insider.
Vo kỹ gạo
Thông thường, gạo cung cấp chất bột đường, vitamin và các khoáng chất, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trong đó, gạo chứa chủ yếu là vitamin nhóm B (B1, B3, B6) và chất xơ.
Ngoài ra, gạo còn có vitamin E, sắt, kẽm, thậm chí omega-3. Lớp vỏ cám ở quanh hạt gạo chứa rất nhiều xenlulo, có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu. Vì vậy, khi bạn vo gạo quá kỹ, lượng dinh dưỡng quan trọng trong thực phẩm này sẽ mất đi, tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể.
Nấu cơm bằng nước lạnh
PGS Ninh cho biết khi bạn sử dụng nước lạnh để nấu cơm, hạt gạo bị trương lên, chất dinh dưỡng nở ra, tan vào nước. Nếu dùng nước sôi để nấu, hạt cơm sẽ dẻo, lớp ngoài hạt gạo co lại, tạo màng bảo vệ. Khi đó, hạt không bị nứt, vỡ, lượng vitamin B1 được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.
Chỉ ăn gạo trắng
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh cho hay cách ăn cơm đúng là không nên ăn quá 3 bát/ngày. Bạn hãy tập thói quen giảm lượng cơm trắng mỗi bữa, thay vào đó, bổ sung đa dạng các món ăn đi kèm.
Vị chuyên gia dinh dưỡng này cũng khuyên mọi người nên ăn rau trước tiên, sau đó mới đến cơm và món khác. Chất xơ có trong rau sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Lượng carbohydrates mà bạn nạp vào sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa thành glucose. Điều này giúp đường huyết không tăng cao và hạn chế áp lực cho quá trình tổng hợp đường của cơ thể.
Ngoài ra, chất xơ trong rau sẽ giúp bạn no nhanh và lâu đói, khiến bạn ăn ít cơm, đồng thời lượng đường bột nạp vào cơ thể cũng giảm đi.
"Có thể thay thế gạo trắng bằng các loại ngũ cốc, đậu nhiều chất xơ. Các loại ngũ cốc thô nguyên hạt sẽ giữ được vitamin và chất xơ như gạo lứt, yến mạch, ngô, lúa mỳ, mè đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ... Những loại carbohydrates phức hợp trong ngũ cốc giúp điều hòa sự hấp thụ đường, đồng thời, thúc đẩy sự chuyển hóa chất béo", PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh nói.
Ông Ninh cũng khuyến cáo người dân ăn ít cơm vào bữa tối. Ăn quá nhiều cơm có khả năng làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cơm vào buổi sáng hoặc trưa, sau đó, bữa tối ăn nhẹ nhàng.
Đang chuẩn bị bữa tối thì chồng chưa cưới báo tin dữ, nữ nhà báo đã làm 3 việc để đẩy lùi bệnh tiền tiểu đường của mình Phải làm những gì để đảo ngược tiền tiểu đường một cách tự nhiên? Đây là những điều người phụ nữ yêu thích các món ăn giàu carb và không tập thể dục này học được để kiểm soát sức khỏe của mình. Lora Shinn, nhà báo tự do, nhận được tin dữ từ chồng chưa cưới khi đang chuẩn bị bữa tối....