Những điều cần biết về cơn đột quỵ im lặng: Cần làm gì để ứng phó?
Đột quỵ im lặng (silent stroke) là dạng đột quỵ mà không gây ra bất kì khuyết tật nào cho cơ thể và chỉ được phát hiện khi bạn đi khám sức khỏe có sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI.
1. Để biết bạn đã có một cơn đột quỵ im lặng và cách ứng phó
Khi bạn bị đột quỵ nhưng không nhận ra tình trạng bệnh, đó chính là bệnh đột quỵ im lặng. Bệnh này thường chỉ được tình cờ phát hiện ra khi bạn đang tiến hành kiểm tra sức khỏe dựa trên kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp CT não.
Điều này là do các kiểm tra chẩn đoán hình ảnh đó có thể phân biệt được những cơn đột quỵ gần đây và đột quỵ trong quá khứ. Những cơn đột quỵ xảy ra ở thời gian gần sẽ có các tính chất như viêm, có cục máu đông và xuất huyết trong.
Những cơn đột quỵ ở người cao tuổi cũng có những đặc điểm nhất định do sự canxi hóa và các hậu quả khác của bệnh đột quỵ trước đó vẫn còn lưu lại.
Cơn đột quỵ im lặng ở người cao tuổi cũng có những đặc điểm nhất định (Ảnh: Internet)
2. Những “tin tốt” về bệnh đột quỵ im lặng
- Chủ yếu là những đột quỵ quy mô nhỏ
- Đột quỵ im lặng xảy ra ở vùng não có nhiệm vụ kiểm soát chức năng. Tuy nhiên, các vùng khác của não cũng có nhiệm vụ này nên các chức năng không bị ảnh hưởng nhiều bởi cơn đột quỵ. Những nhiệm vụ kiểm soát trùng lặp này làm cho đột quỵ im lặng xảy ra nhưng không để lại bất kì hậu quả nào.
- Hậu quả của bệnh đột quỵ cũng không có gì đáng chú ý, điều đó chứng tỏ bạn vẫn có một sức khỏe tốt đáng kinh ngạc. Não bộ của bạn không hề chịu tổn thường do cơn đột quỵ im lặng gây ra mà vẫn đang hoạt động rất hiệu quả.
3. Đột quỵ im lặng và những tác động tiêu cực tới sức khỏe
- Một khi bạn bị đột quỵ im lặng tức là bạn đang có vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ trực tiếp. Điều đó có nghĩa là bạn đang phải đối mặt với một số loại bệnh như bệnh tim mạch, bệnh thiếu máu lên não, Cholesterol tăng cao, tiểu đường và rối loạn đông máu. Hãy quản lí tốt sức khỏe của cơ thế bằng cách ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát stress và dùng thuốc theo chỉ dẫn của các bác sĩ.
- Nếu bạn đã có tiền sử bị đột quỵ im lặng nhiều lần thì bạn có thể bị các bệnh về sa sút trí tuệ, thiếu sót thần kinh sau lần đột quỵ im lặng sắp tới.
Nếu bạn đã có tiền sử bị đột quỵ im lặng nhiều lần thì bạn có thể bị các bệnh về sa sút trí tuệ, thiếu sót thần kinh sau lần đột quỵ im lặng sắp tới (Ảnh: Internet)
- Không chỉ có cơn đột quỵ lớn mới có các triệu chứng nghiêm trọng mà các cơn đột quỵ nhỏ cũng vậy. Não bộ không bị tổn thương do có nhiều vùng cùng kiểm soát chức năng nhưng nếu các cơn đột quỵ xảy đến liên tục thì não vẫn có những tổn thương nhất định do các vùng kiểm soát đã quá tải.
4. Bạn nên làm gì nếu phát hiện đã có đột quỵ im lặng?
Video đang HOT
Khi bác sĩ thông báo cho bạn rằng bạn đã có đột quỵ im lặng trước đó thì cũng là lúc bạn nên thật sự nghiêm túc với sức khỏe của bản thân và xây dựng cho mình một quá trình điều trị bệnh.
Sau khi bác sĩ kết luận bạn đã bị đột quỵ im lặng trước đó thì họ sẽ đề nghị bạn làm các xét nghiệm sàng lọc để xem xét các nguy cơ bệnh tật có thể xảy ra. Bước tiếp theo chính là đề xuất các giải pháp để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh đó. Nếu bác sĩ của bạn thông báo cho bạn rằng, bạn đã có đột quỵ im lặng trước đó, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm sàng lọc để đánh giá các yếu tố nguy cơ của bạn. Bước tiếp theo là đề xuất các giải pháp để kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
1. Chữa các bệnh mạch máu: Các tổn thương mạch máu trong não, cổ hoặc tim là nguyên nhân gốc rễ của hầu hết các đột quỵ. Bạn cần đến các cơ sở y tế tầm soát, chẩn đoán xác định và điều trị.
2. Kiểm soát lượng đường trong máu và tránh nguy cơ bị bệnh đái tháo đường bởi đây là nguy cơ hàng đầu khiến bạn bị đột quỵ.
3. Duy trì huyết áp ở trạng thái ổn định: Bạn hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên để có cách điều chỉnh cho phù hợp. Nếu bị tăng huyết áp, hãy uống thuộc hạ áp và điều chỉnh lại chế độ ăn uống theo tư vấn của bác sĩ. Không kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch vành, dẫn tới đột quỵ do cục máu đông ngăn chặn sự lưu thông của máu trong cơ thể đi nuôi các cơ quan trung ương như não và tim.
4. Nếu bạn bị các bệnh tim mạch như hở van tim, suy tim thì cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để mau chóng lành bệnh.
5. Không sử dụng các chất kích thích sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc điều trị bệnh đột quỵ im lặng.
Không sử dụng các chất kích thích sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc điều trị bệnh đột quỵ im lặng (Ảnh: Internet)
6. Nếu bạn là người mới hút thuốc hay đã hút lâu năm thì bạn cũng nên cai thuốc lá vì chúng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Nếu bạn bỏ được thuốc lá, những ảnh hưởng gây tổn hại của hút thuốc sẽ dừng lại. Các mạch máu của bạn cần được chữa lành sau nhiều năm bị thương tổn do hút thuốc.
7. Điều chỉnh nồng độ Triglyceride và Cholesterol máu về giới hạn bình thường bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, với những thực phẩm giúp giảm Cholesterol như cá, rau quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt,… Tuy nhiên, chế độ ăn uống không giúp bạn giảm triệt để nồng độ Cholesterol và Triglyceride trong máu được, một số người vẫn phải dùng tới thuốc. Hãy nhớ rằng giảm thiểu hai chất này là một điều vô cùng quan trọng giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.
8. Thực hiện chế độ ăn với các thực phẩm tốt cho sức khỏe, phòng ngừa đột quỵ: cá, trái cây tươi và các loại rau. Chất đạm và chất xơ có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
9. Tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn, tránh nguy cơ bệnh tật.
10. Kiểm soát căng thẳng để tránh dẫn tới nguy cơ đột quỵ do stress quá nhiều ảnh hưởng tới hệ tim mạch.
Hiểu rõ về căn bệnh đột quỵ im lặng và cách phòng tránh nguy cơ đột quỵ sẽ giúp bạn giữ gìn sức khỏe tốt hơn.
Những kiến thức bạn cần biết về phương pháp điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Đột quỵ nếu được điều trị đúng cách và kịp thời có thể làm giảm hậu quả và các di chứng để lại. Tuy nhiên việc điều trị như thế nào còn phụ thuộc vào đó là đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay xuất huyết não.
Phương pháp điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường là sử dụng kết hợp các loại thuốc để điều trị tình trạng này và ngăn ngừa nó xảy ra lần nữa.
Một số loại thuốc này cần phải được sử dụng ngay lập tức và chỉ trong một thời gian ngắn, trong khi những loại khác chỉ có thể được bắt đầu khi đột quỵ đã được điều trị và có thể cần phải được sử dụng lâu dài.
1. Thuốc tan huyết khối
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường có thể được điều trị bằng cách tiêm một loại thuốc gọi là alteplase, làm tan cục máu đông và khôi phục lưu lượng máu đến não. Loại thuốc này thường được gọi là thuốc tan huyết khối.
- Alteplase có hiệu quả nhất nếu được bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra.
- Nhìn chung, không nên sử dụng alteplase nếu hơn 4,5 giờ trôi qua, vì không rõ lợi ích của nó khi được sử dụng sau thời gian này.
- Trước khi sử dụng alteplase, việc chụp phim não được thực hiện để xác định chẩn đoán đột quỵ do thiếu máu cục bộ có chính xác hay không là rất quan trọng. Do thuốc có thể làm cho xuất huyết xảy ra bên trong khiến đột qụy xuất huyết nặng hơn.
2. Cắt bỏ cục máu đông
- Đôi khi, đột quỵ do thiếu máu cục bộ nghiêm trọng có thể được điều trị bằng một thủ tục khẩn cấp được gọi là cắt bỏ cục máu đông. Việc này loại bỏ máu đông và giúp khôi phục lưu lượng máu đến não.
Các cục máu đông sau đó có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng thiết bị, hoặc thông qua hút - Ảnh Internet
- Chỉ có hiệu quả khi điều trị đột quỵ do cục máu đông trong một động mạch lớn ở não và hiệu quả nhất khi bắt đầu càng sớm càng tốt sau đột quỵ.
- Một thiết bị nhỏ được đưa qua ống thông vào động mạch trong não. Các cục máu đông sau đó có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng thiết bị, hoặc thông qua hút.
3. Thuốc chống kết tập tiểu cầu dùng để điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ
- Hầu hết mọi người bị bệnh đột quỵ do thiếu máu cục bộ sẽ được kê một liều aspirin. Bên cạnh việc là một loại thuốc giảm đau, aspirin là một chất kháng kết tập tiểu cầu, làm giảm khả năng hình thành cục máu đông khác.
- Ngoài aspirin, các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu khác cũng có thể sử dụng, chẳng hạn như clopidogrel và dipyridamole.
4. Thuốc chống đông máu
- Một số người có thể được bác sĩ kê một loại thuốc chống đông máu để giúp giảm nguy cơ phát triển cục máu đông hơn nữa trong tương lai.
- Thuốc chống đông máu ngăn ngừa cục máu đông bằng cách thay đổi thành phần hóa học của máu. Warfarin, apixaban, dabigatran, edoxaban và Rivaroxaban là những ví dụ về thuốc chống đông máu để sử dụng lâu dài.
- Ngoài ra còn có một số thuốc chống đông máu được gọi là heparin, chỉ có thể được sử dụng bằng cách tiêm và được sử dụng ngắn hạn.
- Thuốc chống đông máu có thể được kê nếu bạn:
Bị 1 dạng của rối loạn nhịp tim được gọi là rung tâm nhĩ, có thể gây ra cục máu đông.
Có tiền sử bị cục máu đông.
Một số người có thể được bác sĩ kê một loại thuốc chống đông máu để giúp giảm nguy cơ phát triển cục máu đông - Ảnh Internet
Có cục máu đông trong tĩnh mạch chân (huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc DVT) vì đột quỵ khiến bệnh nhân không thể di chuyển một trong hai chân.
5. Thuốc chống tăng huyết áp
- Nếu huyết áp quá cao, bệnh nhân có thể được cung cấp thuốc để ổn định huyết áp.
- Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
Thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide
Những loại rau quả giúp điều trị tăng huyết áp
Làm gì khi bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
Thuốc chẹn canxi
Thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn alpha
6. Statin cũng được dùng để điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ
- Nếu mức cholesterol trong máu quá cao, bệnh nhân sẽ được khuyên dùng một loại thuốc gọi là statin.
- Statin làm giảm mức cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn một chất (enzyme) trong gan tạo ra cholesterol.
- Bệnh nhân có thể được cung cấp một statin ngay cả khi mức cholesterol không đặc biệt cao, vì nó có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ cho dù mức cholesterol là bao nhiêu.
7. Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh
- Một số đột quỵ thiếu máu cục bộ là do hẹp động mạch ở cổ gọi là động mạch cảnh, mang máu đến não. Việc hẹp động mạch cảnh này được gây ra bởi sự tích tụ của các mảng mỡ. Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh là phẫu thuật cắt bỏ mảng bám trong lòng động mạch cảnh (động mạch cung cấp máu cho não).
- Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh nếu động mạch cảnh bị thu hẹp nghiêm trọng.
Thói quen khiến bạn dễ mất mạng khi trời trở lạnh Nhiệt độ lạnh làm cho các mạch máu co lại, huyết áp tăng cao và là thủ phạm khiến nhiều người gặp biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Đột quỵ, nhồi máu cơ tim là 2 nguyên nhân gây tử vong rất cao, đều liên quan sự hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch. Trước đây, đột...