Lên núi học thiền
Các anh chị trong cơ quan cũ của tôi kể chuyện đi lên núi Dinh, Bà Rịa, nhịn ăn, uống hai ngày rưỡi, tập và học thiền, giúp thanh lọc cơ thể để giảm cân, thải độc tố trong người. Tôi đi theo để thử nghiệm.
Nhiều người lên núi Dinh thanh lọc cơ thể, nhịn ăn, uống trong 2 ngày rưỡi – Ảnh: Đỗ Kim
Dù đã nghe nói nhiều về việc nhịn ăn để thanh lọc cơ thể, nhưng tôi bán tín bán nghi. Tôi lo lắng, sợ rằng mình không thể nhịn ăn, nhịn uống được, nhất là việc nhịn uống, vì ngày nào tôi cũng uống ít nhất 1,5 lít nước.
Chúng tôi được thông báo trước: một ngày tập ba lần, khi tập ra mồ hôi nhiều nên phải mang nhiều áo theo thay. Không ăn, uống gì cả, ngày thứ hai được phép uống một ly nước chanh với mật ong, ngày thứ ba được uống nước cà rốt ép, ăn đậu hủ non và ra về…
Ngày đầu tiên, chúng tôi cân trọng lượng, đo huyết áp, ghi cẩn thận trên phiếu của từng người. Thầy Nguyễn Văn Nhã hướng dẫn chúng tôi tập, thầy gọi là “ăn”. Nghĩa là thay vì ăn ba bữa, chúng tôi sẽ tập hít, thở, nạp năng lượng thiên nhiên vào người, thay cho việc ăn thức ăn để tạo ra năng lượng cho cơ thể.
Buổi sáng tập ngồi, bài tập gồm bốn thế: khởi động, động, tĩnh, hoàn nguyên. Mỗi thế tập 10 lần, thầy nói là “ăn 40 bát”. Chiều, thầy Nhã đưa chúng tôi lên núi cao, hướng dẫn chúng tôi tập thế đứng, cũng gồm bốn thế như thế ngồi. Tập xong, tất cả ngồi thiền. Ngồi thiền xong, xả thiền, chúng tôi ôm đá để hấp thu năng lượng của đá. Dù chỉ ăn sáng nhẹ, sau đó không ăn, uống gì cả, nhưng tôi không thấy đói và mệt, cũng không khát nước.
Ngày thứ hai, chúng tôi tập ba lần: sáng, trưa, tối. Sáng và tối tập thế đứng trên núi và ngồi thiền, ôm đá; trưa tập thế ngồi. Chúng tôi được uống mỗi người một ly nước chanh mật ong nhỏ vào buổi sáng và chiều.
Video đang HOT
Ngày thứ ba, chúng tôi tập trung tại núi, tập đứng, ngồi thiền và ôm đá lần cuối, rồi cân trọng lượng, đo huyết áp để so sánh với ngày đầu tiên. Huyết áp mọi người đều ổn định hơn, ai ai cũng giảm cân, giảm nhiều nhất là 4kg, giảm ít nhất cũng 1,5kg. Mỗi người được uống một ly nước chanh mật ong nhỏ và một ly nước ép cà rốt. Và chúng tôi chia tay thầy Nhã để trở về Sài Gòn, ai ai đều cảm thấy vui vẻ, hài lòng với chuyến đi.
Về nhà, tôi không thấy mệt chút nào, ngược lại cảm thấy sức khỏe tăng lên, cơ thể nhẹ nhàng. Tôi không phải nghỉ ngơi như mọi lần đi xa, ngược lại, tôi vẫn đủ sức để làm việc như bình thường. Thêm nữa, tôi cảm thấy rất vui vì đã có hai ngày rưỡi sống với thiên nhiên, hít, thở không khí trong lành, đầu óc không phải suy nghĩ, âu lo. Và nhất là tôi đã có phương cách giảm cân nhưng không mệt.
Điều bất ngờ là trước khi đi thiền, không chỉ riêng tôi, mọi người đều nghi ngờ, nhiều người thủ sẵn trong balô một chai nước và một ít thức ăn vặt. Nhưng cuối cùng ai cũng mang về nguyên vẹn, không đụng vào nước và thức ăn mang theo. Những ngày trên núi, chúng tôi không thấy đói, khát, vẫn sinh hoạt bình thường, nhanh nhẹn, ăn nói, cười đùa, đi lại.
Và thật kỳ lạ, sau khi tập và thiền xong, tôi không thấy đói, mà thấy khỏe hơn.
Theo tuoitre
Chuẩn bị gì khi bạn phải nội soi?
Bạn sẽ bị đau, khó chịu, nôn ói khi nội soi tầm soát bệnh, do đó phải nhịn ăn trước ít nhất 6 giờ, không uống các loại nước có màu.
Bác sĩ thường chỉ định nội soi với bệnh nhân cần kiểm tra các vấn đề dạ dày, đại tràng. Người có triệu chứng đau vùng ngực hoặc thượng vị, ói, ợ hơi, cảm giác khó tiêu, sụt cân thì nên đến bệnh viện khám. Những trường hợp này có thể bác sĩ sẽ chỉ định nội soi tiêu hóa để tầm soát tình trạng viêm, loét hoặc ung thư.
Ca nội soi đường mũi . Ảnh: Thùy An
Theo tiến sĩ Đào Văn Long, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, khi nội soi bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, đau, nôn ói; soi xong cảm thấy trướng bụng và khó chịu ở cổ họng. Nhiều người chưa từng nội soi lần nào nhưng "nghe nói" nên cũng có tâm lý lo sợ, thậm chí sợ nhiễm khuẩn và các bệnh truyền nhiễm do dụng cụ nội soi chưa đảm bảo vô trùng.
Ngoài phương pháp nội soi đường miệng còn có nội soi đường mũi. Ống nội soi nhỏ, đường kính 6 mm, được đưa vào đường mũi để nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng, hạn chế cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Nhờ đó, bác sĩ thao tác dễ dàng và có nhiều thời gian để quan sát chính xác hơn. Phương pháp này an toàn, chỉ thực hiện trong 15 phút và ít gây kích thích hơn so nội soi đường miệng.
Nội soi bằng viên nang cũng là một phương pháp mới. Bệnh nhân nuốt một thiết bị camera có hình dạng như viên thuốc bi để quan sát được hình ảnh ở đường ruột, ruột non, ruột già, tá tràng... Phương pháp này bệnh nhân không cần gây mê và không đau. Thời gian viên nang này đi từ miệng đến hậu môn mất 8-10 tiếng đồng hồ. Trong khi ấy bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường và làm các việc nhẹ nhàng. Viên nang được đào thải ra ngoài qua phân. Chi phí để nội soi bằng viên nang cao hơn so với nội soi thông thường.
Bệnh nhân còn có thể nội soi gây mê. Đây là phương pháp phổ biến để thăm khám và phát hiện các dấu hiệu tổn thương dạ dày như viêm, loét, nhiễm trùng, ra máu, ung thư. Thời gian nội soi nhanh 3-5 phút. Bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, không đau, không buồn nôn như nội soi thông thường qua đường miệng hay đường mũi.
Chuẩn bị trước khi nội soi dạ dày
Trước khi soi:
- Toàn bộ dạ dày phải sạch, không có thức ăn. Bệnh nhân cần phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi nội soi.
- Không uống những loại nước có màu: coca, cà phê, nước cam, sữa...
- Tuyệt đối tuân theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ.
Sau khi soi:
- Soi xong nếu bệnh nhân không có biểu hiện bất thường có thể đi về ngay.
- Không ăn uống bất kỳ thứ gì trong một giờ sau nội soi hoặc trước khi có đánh giá của bác sĩ.
Thùy An
Theo VNE
Dân văn phòng phải biết: Những nguy cơ gây hại sức khỏe và cách phòng tránh Môi trường làm việc văn phòng cho dù có sạch sẽ, hiện đại đến đâu vẫn có thể tồn tại những nguy sơ sức khỏe tiềm ẩn. Biết cách phòng tránh có thể làm giảm thiểu nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe. Làm việc nhiều trên máy vi tính dễ gây ra chứng khô mắt, mỏi mắt, nhìn mờ và nhức...