Lấy dép đi trong nhà đập gián, thói quen đơn giản hại cả nhà, phải bỏ ngay!
Để đảm bảo an toàn cho cả gia đình bạn, tuyệt đối không dùng dép hay bất cứ vật gì để đập nát gián ra nhà. Thay vào đó, có thể dùng các biện pháp hóa học một cách phù hợp như phun thuốc diệt gián.
1. Tại sao không nên đập chết gián bằng dép?
Gián là loài côn trùng gây hại cho con người mà không một ai “ưa” nổi bởi mùi hôi, những tập tính xấu và khả năng gây bệnh của chúng. Gián hoạt động mạnh về đêm, thuộc loại ăn tạp, cực kỳ phàm ăn, chúng có thể tiêu hóa, phá hoại hầu hết tất cả các loại thức ăn mà con người chưa, đã và đang sử dụng, đặc biệt là đồ ngọt, sữa, bơ,…
Không những thế, loài côn trùng này còn thường xuyên gặm nhắm, cắn phá đồ vật trong nhà. Chúng nhấm bìa, gáy sách, ăn cả gián chết, huyết tươi/khô, phân, móng chân của con người,… hầu như không bỏ qua thứ gì trong nhà bạn.
Chính bởi những “tính xấu” trên mà con người không ai ưa loài gián. Phản ứng đầu tiên của hầu hết mọi người khi nhìn thấy một con gián chạy ra từ góc nhà hay đang đậu trên tường là… rút giầy, dép hoặc bất cứ thứ gì có thể đánh được để đập bẹp con vật đáng ghét này, rồi mới lấy giấy lau dọn “bãi chiến trường” đầy phân, ruột, thức ăn,… từ trong bụng gián bị vỡ ra.
Tuy nhiên, ít người biết rằng đây là thói quen vô cùng nguy hại bởi vào thời điểm chúng ta dùng dép đập nát gián, các loại vi khuẩn, tế bào gây bệnh, ký sinh trùng trên cơ thể gián sẽ phát tán trực tiếp vào không khí. Thậm chí những chất bẩn từ con gián bị nát sẽ dính ra dép, rồi chúng ta lại đi chiếc dép đó đi khắp nơi mà ít khi đem rửa cẩn thận.
Không chỉ có vi khuẩn, tế bào gây bệnh, những chất bẩn từ con gián bị nát sẽ dính ra giầy, dép và nhiều nơi khác nếu chúng ta không rửa dép cẩn thận.
Trên thực tế, gián còn là vật chủ trung gian truyền nhiều dịch bệnh nguy hiểm như kiết lỵ, thương hàn, hen suyễn, phân thải ra từ gián cũng chứa một hàm lượng chất dị ứng khó chịu với con người. Nếu những vi khuẩn gây bệnh trên phát tán vào không khí hay bám vào tay, chân, dép, đồ dùng của chúng ta, nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cả gia đình bạn, tuyệt đối không dùng dép hay bất cứ vật gì để đập nát gián ra nhà. Thay vào đó, có thể dùng các biện pháp hóa học một cách phù hợp như phun thuốc diệt gián, bẫy gián, hoặc tự chế các loại dung dịch diệt gián từ các nguyên liệu có sẵn.
2. Những mẹo đuổi gián không cần bình xịt
Dung dịch bạc hà muối
Video đang HOT
Chị em có thể tự tạo dung dịch đuổi gián bằng những vật liệu tự nhiên như bạc hà và muối. Cụ thể bạn có thể cho tinh dầu bạc hà vào nước muối hoặc nước pha giấm trắng để tạo thành dung dịch chống gián. Chỉ cần xịt dung dịch này tại nơi gián hay lui tới, gián không ưa mùi bạc hà nên chúng sẽ ngày lập tức rời bỏ “địa bàn”.
Dùng bột baking soda
Một trong số những cách đuổi gián khá hiệu quả và tiết kiệm đó là dùng bột baking soda hay bột muối nở. Trộn bột banking soda với ít bột bánh, hoặc đường để dụ gián ăn, sau đó gián sẽ trương phình bụng vì phản ứng với baking soda mà chết.
Dùng chanh, cam, quýt
Một mẹo nhỏ khác đó là thêm một ít nước cốt chanh vào nước lau nhà, lau bếp hoặc lau bất kỳ đồ vật nào, vừa giúp khử trùng vừa đuổi gián hiệu quả. Không chỉ nước cốt chanh mà vỏ chanh hay vỏ cam cũng có tác dụng tương tự.
Bạn giữ lại vỏ chanh, cam, quýt sau đó phơi khô rồi đặt tại những nơi gián thường hoành hành như góc nhà, trong tủ đồ, hoặc đốt vỏ chanh như một loại tinh dầu tự nhiên để xua đuổi gián hiệu quả.
Sử dụng xà phòng
Bạn có thể diệt gián bằng xà phòng theo 2 cách sau :
Cho 1 ít xà phòng vào bát hoặc đĩa nhỏ để ở chân tủ, kệ bếp, lũ gián sẽ tránh xa khi ngửi thấy mùi xà phòng.
Hòa nhiều xà phòng vào nước và phun trực tiếp vào lũ gián. Hầu hết lũ gián sẽ chết vì xà phòng khiến chúng ngạt thở.
Tận dụng bia uống dở
Nhà có lon bia thừa uống dở thì đừng vội bỏ đi nhé, bởi bạn có thể tận dụng để bẫy gián khá dễ dàng đấy. Đặt lon bia uống dở vào nơi gián thường hoành hành, sau 1 2 đêm cắt bỏ phần đầu lon bia bạn sẽ thấy kết quả không ngờ. Gián bị thu hút bởi mùi bia thơm, chúng sẽ tự động mò vào đó và “bỏ mạng” dễ như chơi.
Dùng lá nguyệt quế
Đây là cách đuổi gián đơn giản nhất bạn có thể áp dụng, chỉ sử dụng lá nguyệt quế dễ kiếm ngoài chợ. Vò lá vào lẫn cùng nước lau sàn nhà, sau đó lau thật sạch bằng nước đó, bạn sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu với mùi hương từ lá nguyệt quế trong khi gián ngửi thấy mùi này chỉ nhanh chóng “cao chạy xa bay”.
Theo Lê Lê/thoidaiplus.giadinh.net.vn
Cách trị bệnh hô hấp bằng củ cải trắng đơn giản dễ thực hiện
Ngoài việc làm thức ăn, củ cải còn là vị thuốc quý chữa ho, viêm họng, viêm phế quản...
Củ cải trắng có tên thuốc là la bạc tử hay lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú... Tên khoa học Raphanus sativus L. Thuộc họ cải Brassicaceae hay chữ thập (Crucifereae), được trồng phổ biến khắp nước ta.
Trong 100g củ cải có năng lượng 17kcal, nước 95,04g, protein 0,67g, chất béo 0,24g, carbohydrate 3,43g, đường tổng số 1,83, chất xơ 1,6g; chất khoáng như: canxi (Ca) 17mg, sắt (Fe) 0,15g, magiê (Mg) 9mg, phốt pho (P) 24mg, kali (K) 285mg, sodium (Na) 249mg, selenium (Se) 0,7mg, vitamin C 15,1mg, niacin (vitamin B3) 0,15mg, folate 17mg, choline 6,8mg.
Theo Đông y, la bặc tử (hạt củ cải) vị cay ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thực (giúp tiêu hóa). Địa khô lâu (củ cải phơi khô) có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi; kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hóa tích khoan trung, sinh tân giải độc. Dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu cam, bệnh đái tháo đường và hội chứng lỵ.
Dưới đây là một số cách dùng củ cải chữa bệnh:
Chữa ho: củ cải trắng 1kg, quả lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật ong 250g. Cách làm: lê gọt vỏ, bỏ hạt; củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng loại vào miếng vải thô sạch để vắt nước, xong để riêng. Đổ nước củ cải, nước lê vào nồi, nấu đến sôi thì bớt lửa lại, nấu tiếp cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều và đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống, ngày 2 lần.
Chữa viêm họng: củ cải tươi (1 - 2 củ), một ít đường phèn (hoặc thay bằng mật ong). Cách làm: củ cải cạo vỏ, rửa sạch, cắt dạng sợi, đem trộn với đường phèn, cho vào hũ để qua đêm cho ra nước rồi chắt lấy nước này uống. Cứ khi nước ra, lại chắt lấy nước, làm liên tục vài ngày.
Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính: hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống trong ngày. Hay lấy củ cải hầm bì sứa: bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày.
Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm: hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống.
Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng: củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước chia ra cho uống rải rác ít một trong ngày để ngậm và nuốt từ từ. Có thể trộn cùng nước giá đậu xanh cũng rất hay.
Chữa các trường hợp suy nhược, viêm khí phế quản, ho suyễn: dùng món canh thịt dê, cá diếc, củ cải. Cụ thể thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị nấu canh lẩu, ăn nóng.
Chữa các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm dùng nước ép củ cải hấp đường phèn: củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần.
Chữa tiêu hóa kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô: hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao sém 16g. Sắc kỹ uống trong ngày.
Chữa lỵ đau mót đại tiện: hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng.
Chữa trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ làm món cháo củ cải: gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn.
Chữa các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu dùng món củ cải hầm nước gừng: củ cải (cả lá và cuống) 20 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn.
Dùng cho người lao phổi, giãn phế quản: củ cải trắng hoặc xanh 1kg, thịt dê (hoặc cừu) 500g, hành, gừng tươi, rượu trắng, gia vị. Cách làm: thịt dê bóc màng lọc gân, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi đem trụng nước sôi, vớt ra rửa sạch để ráo nước, rồi ướp hành, gừng, rượu trắng và cho vào nồi với lượng nước vừa dùng, nấu sôi. Củ cải cạo vỏ rửa sạch, cắt miếng nhỏ, trụng nước sôi vớt ra, cho vào nồi nấu thịt dê đang sôi, nấu cho chín mềm, nêm nếm gia vị.
Trị đau do sỏi mật: củ cải tươi đem thái thành từng miếng dày, rồi đem tẩm cho thấm mật ong. Sau khi tẩm, đem sấy khô, dùng củ cải đã tẩm sấy này.
Đái tháo đường: củ cải 200g, gạo tẻ 50g và một ít nếp đem nấu cháo. Dùng lúc cháo nóng, ngày 2 lần.
Kiêng kỵ: hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.
BS. Hoàng Xuân Đại
Theo Sức khỏe & Đời sống
Nước dừa: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo mang họa vào thân Dừa là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, không phải ai cũng uống được nước dừa và khi uống cần chú ý những điều này kẻo gây hại khôn lường cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet Nước dừa tươi là loại nước uống tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu...