Lần đầu tiên bác sĩ Việt Nam “làm chủ” kỹ thuật mổ u não thức tỉnh
Sau 2 ca phẫu thuật u não bằng phương pháp thức tỉnh có sự hỗ trợ từ các chuyên gia nước ngoài, ngày 22/3 vừa qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã làm chủ được kỹ thuật mổ u não bằng phương pháp này.
Ngày 27/3, sau 5 ngày được mổ u não khi bản thân đang thức, bệnh nhân Cao Quang Cảnh (SN 1964, ở Đồng Hới, Quảng Bình) đã tỉnh táo, tự đi lại và giới thiệu bản thân vốn là một bác sĩ, hiện đang làm Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Quảng Bình.
Cách đây không lâu bệnh nhân thường có cảm giác tê bì ở tay trái, khó vận động và hầu như không cầm nắm được đồ vật. Thỉnh thoảng bệnh nhân đi hay bị lảo đảo. Sau đó bệnh nhân đi khám và phát hiện có khối u ở não. Khối u của bệnh nhân có kích thước 2,3cm x 3,6cm.
Sau khi được PGS.TS Đồng Văn Hệ – Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh cho xem các clip về các ca mổ thức tỉnh và tư vấn, ông Cảnh đồng ý hợp tác mổ theo phương pháp thức tỉnh.
PGS.TS Đồng Văn Hệ (trái) và bệnh nhân Cảnh chia sẻ về ca phẫu thuật
Ca phẫu thuật diễn ra vào ngày 22/3 trong hơn 3 giờ đồng hồ, trong đó bệnh nhân thức tỉnh 1 giờ đồng hồ vừa hát bài hát truyền thống “Quảng Bình quê ta ơi” của quê hương và nói chuyện với các phẫu thuật viên.
Video đang HOT
“Trong khi mổ bệnh nhân vẫn nói, hát… để các bác sĩ nhận biết được các dây thần kinh, tránh cắt phải dây thần kinh ngôn ngữ hay vận động. Bởi nếu khi cắt khối u vào vùng vận động bệnh nhân có thể bị liệt,” PGS Đồng Văn Hệ nhấn mạnh.
Bác sĩ Trịnh Thu Huyền – Phụ trách gây mê cho bệnh nhân Cảnh cho biết, trong ca phẫu thuật, luôn có một bác sĩ đứng cạnh bệnh nhân để ở thời điểm bệnh nhân được “đánh thức” sẽ nói chuyện, yêu cầu bệnh nhân cử động tay, chân, hát… để quan sát xem có bình thường hay không. Tuy vậy, để lựa chọn được bệnh nhân mổ thức tỉnh cũng rất khó khăn bởi những tiếng kêu máy khoan, kim loại va đập… cũng là áp lực lớn với bệnh nhân.
Chia sẻ về ca phẫu thuật, bệnh nhân Cảnh kể lại: “Tôi đã trải qua một ca mổ bản thân thấy rất đặc biệt, bởi trong các bác sĩ mổ cắt u não mình hoàn toàn tỉnh táo. Ngược lại với vấn đề sợ hãi, tôi lại thấy hơi hào hứng và có phần thú vị. Để thực hiện ca phẫu thuật, các bác sĩ còn dặn dò tôi về phải cố gắng tập hát trọn vẹn một bài hát. Vốn không biết hát, nhưng tôi đã quyết tập thành công thuộc lời bài hát truyền thống của quê hương “Quảng Bình quê ta ơi” và đã hát trọn vẹn trong ca phẫu thuật”.
Theo PGS Đồng Văn Hệ, phương pháp mổ thức tỉnh được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến, như tại Nhật đã áp dụng 20 năm. Phương pháp phẫu thuật này cho phép phát hiện, giảm nguy cơ tai biến như phẫu thuật truyền thống, chạm vào vùng chức năng bệnh nhân có thể liệt, ảnh hưởng ngôn ngữ vĩnh viễn.
2 tháng trước Bệnh viện Việt Đức cũng đã thực hiện thành công 2 ca phẫu thuật u não bằng phương pháp thức tỉnh, tuy nhiên có sự trợ giúp của các chuyên gia, ê-kíp phẫu thuật đến từ Nhật Bản. Đây là ca mổ đầu tiên được thực hiện hoàn toàn bởi các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân Cảnh đã có thể cử động dễ dàng bàn tay trái, có thể tự cầm đũa, thìa. Đáng lưu ý chi phí mổ không hề cao hơn phương pháp bình thường.
Theo congly.vn
Nữ y tá tự phát hiện u não nhờ tấm áp phích
Nhìn tấm áp phích trên tường bệnh viện, Chantal Smits ngờ rằng mình bị u não và kết quả kiểm tra cho thấy cô đã đoán đúng.
Theo New York Post, Chantal Smits (Anh) xuất hiện những cơn đau đầu vào năm 2014, lúc còn học điều dưỡng. "Tôi lúc nào cũng mệt mỏi và thường đi ngủ lúc 20h", cô gái 22 tuổi nhớ lại. "Tôi nghĩ rằng đó là do phải làm việc 40 giờ mỗi tuần và liên tục viết báo cáo".
Bốn năm trôi qua, Smits trở thành y tá gây mê thần kinh ở Bệnh viện St George. Nhiệm vụ của cô là hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật u não và chăm sóc bệnh nhân.
Cũng thời điểm này, cơn đau đầu của Smits trở nên dữ dội đến mức cô phải uống bốn viên ibuprofen và bốn viên paracetamol mỗi ngày. Một lần, nữ y tá cảm giác "kỳ lạ giống như nước mưa chảy trên một bên mặt" nhưng giữ bí mật, kiên quyết không đi khám.
"Tôi so sánh bản thân với các bệnh nhân, tự nhủ triệu chứng của mình quá tầm thường và phải cố chịu đựng", Smits lý giải.
Tháng 2/2018, Smits vô tình đọc tờ áp phích trên tường bệnh viện, trong đó liệt kê dấu hiệu u não ở người lớn và trẻ em. Bấy giờ, nữ y tá mới nhận ra mình đang gặp vấn đề.
"Tôi có đầy đủ các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi thường xuyên, suy giảm thị lực. Tôi nghĩ mình cần đi kiểm tra cho chắc", Smits nói. Kết quả chụp MRI cho thấy cô có một khối u lớn ở thân não.
Chantal Smits. Ảnh: New York Post.
"Phản ứng đầu tiên của tôi là bật khóc", Smits nói. "Tôi đã rơi vào trường hợp tồi tệ nhất trong nghề nghiệp của mình và sẽ trải qua những gì các bệnh nhân phải chịu đựng từ ngày này qua ngày khác"
Vị trí của khối u khiến các bác sĩ không thể sinh thiết để xác định nó có ác tính hay không. Phẫu thuật cũng là phương án bất khả thi nên Smits chỉ uống thuốc kiểm soát triệu chứng.
Hiện khối u của Smits tương đối ổn định và không phát triển thêm. Nữ y tá được yêu cầu tái khám ba tháng một lần. Trường hợp khối u lớn lên, cô sẽ phải hóa trị và/hoặc xạ trị.
Smits vẫn giữ tinh thần lạc quan. Cô tập yoga, ăn uống lành mạnh và bổ sung các thực phẩm chống oxy hóa như nghệ, cà chua. Đặc biệt, nữ y tá vẫn làm việc đều đặn và không xin nghỉ dù chỉ một ngày.
"Tôi nghĩ rằng việc mình bị u não giống các bệnh nhân sẽ giúp tôi hành nghề tốt hơn", Smits chia sẻ. "Giờ đây, tôi thực sự đồng cảm với họ".
Minh Nguyên
Theo VNE
Các bác sỹ Việt Nam thực hiện thành công ca mổ u não thức tỉnh Ca phẫu thuật diễn ra vào ngày 22/3 trong hơn 3 giờ đồng hồ, trong đó bệnh nhân thức tỉnh 2 giờ đồng hồ. Các bác sỹ đã tiến hành cắt toàn bộ khối u trong não của bệnh nhân. Bệnh nhân tên Cao Quang Cảnh và phó giáo sư Đồng Văn Hệ cùng chia sẻ lại về ca mổ. (Ảnh: PV/Vietnam )...