Làm bánh khúc ngon xuất sắc với công thức của mẹ đảm Hà Nội dưới đây.
Đang mùa rau khúc nở rộ, làm ngay món bánh khúc cho cả nhà thưởng thức, chắc chắn bạn sẽ nhận được lời khen từ những người thân yêu đấy.
Bánh khúc là loại bánh truyền thống của Bắc Bộ với nhân thịt lợn, đậu xanh và một nguyên liệu không thể thiếu được chính là lá khúc. Hãy cùng mẹ đảm Nguyễn Bích Lệ (Hà Nội) học cách làm món bánh thơm ngon, bổ dưỡng này nhé!
Nguyên liệu:
500 gr rau khúc
100gr đậu xanh
100gr gạo nếp
300gr bột (tỉ lệ 8 bột nếp,2 bột tẻ)
200gr thịt ba chỉ
Video đang HOT
Hành khô, hạt tiêu sọ, đường, muối
Cách làm:
Gạo nếp ngâm 6 tiếng, vo sạch, để ráo rồi xóc với chút muối.
Thịt thái con chì ướp hành khô băm nhỏ, nước mắm, hạt tiêu, chút đường để khoảng 15 phút sau đó xào lửa to cho săn thịt cho nước xăm xắp đun tầm 20-30phút cho thịt mềm, sau đó múc thịt để riêng, nước thịt để bát riêng.
Đỗ ngâm 2 tiếng xóc ráo nước, cho lên chõ hấp 15-20 phút cho đỗ chín mềm. Đổ đỗ ra, nhanh tay giã nhuyễn trộn thêm chút nước thịt vào cho đậm đà và có độ mềm dẻo dễ viên. Cho thịt, hành phi vàng,chia đỗ ra làm 10 phần, viên tròn đều để riêng.
Rau khúc nhặt bỏ lá và hoa già chỉ lấy lá và búp non rửa sạch để ráo. Đun 1 nồi nước sôi thả rau khúc vào tâm 30 giây nhanh tay đổ ra xả nước lạnh cho nguội và vắt ráo, cắt nhỏ rau khúc và cho vào cối giã cho nhuyễn rau. Cách này làm hơi lâu nhưng đảm bảo thành phẩm cực dẻo và thơm vị đặc trưng của rau khúc.
Cho từ từ từng thìa bột vào trộn cùng rau, từng ít một để bột được đều và ngấm vào rau. Cho thêm 2-3 thìa nước thịt om vào để phần vỏ khúc đậm đà, trộn cho đến khi bột thành khối dẻo dễ tạo hình, không bị quá khô hay nhão.
Tiếp đến là dàn mỏng lớp bột vỏ, đặt viên nhân và gói lại
Lần lượt,lăn nhẹ những viên bột bánh qua 1 lớp mỏng gạo nếp rồi xếp nhẹ nhàng những nắm xôi vào chõ như đồ xôi, mỗi lớp bánh lại rắc một lượt gạo nếp đã ngâm kỹ làm áo (lượng gạo nếp nhiều hay ít tùy vào sở thích của các bạn).
Sau đó, đậy vung thật chặt, đun lửa thật đều cho nước sôi, kể từ khi nước sôi cho đến lúc xôi chín khoảng 20-25phút hạt nếp căng mọng.
Hấp bằng xửng Tupper ware rất nhanh mà lại ngon bánh không bị nhão.
Chúc các bạn chế biến thành cô
Có ai còn nhớ bánh khúc Hà thành?
Đêm muộn, tiếng rao: "Khúc ơ...ơ...ơ..." loang dài trên phố vắng. Tiếng rao thật đặc biệt khiến những ai còn chưa ngủ chẳng ngại ngần, đẩy cửa bước ra mua vài cái bánh khúc nóng hôi hổi để thưởng thức.
Nhìn theo vòng bánh xe của người bán bánh khúc nhẫn nại lăn chầm chậm tiếp tục với công việc mưu sinh. Thốt nhiên, ta tự hỏi lòng: "Có ai còn nhớ hương vị bánh khúc Hà thành?".
Bánh khúc vốn là thứ quà dân dã của người Hà Nội. Dường như, ăn bánh khúc vào thời điểm nào trong ngày cũng thích hợp. Bánh khúc cho bữa sáng thật tiện. Quá trưa sang chiều, khi bữa trưa đã ngót mà bữa chiều chưa tới, thật chẳng có gì hợp lý hơn khi lót dạ bằng một cái bánh khúc. Những đêm có việc phải thức muộn, bánh khúc đồng hành giúp ta đủ sức để hoàn thành nốt công việc.
Quãng cuối đông, khi các cánh đồng ngoại thành Hà Nội đã qua mùa gặt, rau khúc bắt đầu đua nhau mọc lên tua tủa. Lá khúc có hai loại, khúc ông và khúc bà, cũng có người gọi là khúc nếp và khúc tẻ. Những người sành ăn ở đất Hà thành cho rằng, lá khúc tẻ tuy to hơn nhưng làm bánh không thơm ngon bằng khúc nếp.
Theo kinh nghiệm, rau khúc ngon nhất khi được thu hái vào sáng sớm. Khi những hạt sương vẫn còn đọng lung linh trên phiến lá ánh lên màu bàng bạc, người làm bánh đã ra đồng, mải miết hái về. Lá khúc được nhặt kỹ, rửa sạch, luộc chín. Sau khi lá khúc chín, người làm bánh vớt lá ra, giã thật nhuyễn. Cuống rau già, nhiều xơ còn sót lại sẽ được nhặt bỏ vào lúc này. Đổ bột nếp ra mâm, cho nước luộc lá khúc và phần rau đã giã vào, "nhồi" thật kỹ cùng chút muối, dầu ăn. Khi nào bột mịn, không dính tay là được.
Nhân bánh khúc được chế biến khá cầu kỳ. Đậu xanh ngon được đồ chín, cho vào cối giã nhuyễn. Thịt sấn vai thái miếng "con chì", ướp với chút gia vị, nước mắm ngon, hạt tiêu cho ngấm. Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô rồi đổ thịt vào xào. Khi thịt đã săn lại và ra mỡ, ta cho đậu xanh đã giã nhuyễn vào xào cùng. Lúc này, nhớ đảo đều tay để đậu xanh quyện với thịt rồi viên phần nhân vừa xào thành các viên nhỏ.
Khâu nặn bánh khúc đòi hỏi người nội trợ phải thật khéo. Phần bột nếp đã nhồi với lá khúc được dàn thật mỏng, đặt nhân đậu xanh, thịt vào trong, miết kín lại. Sau khi nặn xong viên bánh, lăn qua gạo nếp đã được ngâm. Bắc chõ lên bếp, xếp bánh vào và hấp chín. Cũng có những người thích ăn kiểu "xôi khúc" nên sẽ đổ một lớp gạo vào chõ xôi, đặt một lượt bánh rồi lại phủ gạo lên trên. Sau đó đồ chín là được. Nhưng bạn nên lưu ý ngâm gạo nếp trước đó khoảng vài tiếng để xôi được mềm.
Chõ bánh khúc chín tới, tỏa hương nếp thơm thơm trong gió. Giở nắp chõ, những chiếc bánh xanh sẫm được hạt nếp trắng nõn, căng mọng bao quanh bốc hơi nghi ngút nằm nghiêm ngắn trong lồng hấp. Khẽ lấy một chiếc bánh ra bát, cắn nhẹ miếng bánh nóng hổi, ta từ từ cảm nhận phần vỏ bánh mềm, thơm nức mùi lá khúc và gạo nếp ngon. Thêm miếng nữa, đã tới nhân bánh. Ôi chao, đậu xanh bùi bùi quyện cùng cái béo ngậy của thịt, xen thoáng chút cay nồng hạt tiêu sao mà hợp vị đến thế. Đặc biệt, người Hà Nội thường chấm bánh khúc với muối vừng chứ không bao giờ ăn kèm với ruốc hay bất cứ món nào khác.
Năm tháng trôi, dẫu đã đi nhiều nơi, thưởng thức nhiều loại bánh, nhưng sao ta chẳng thể quên tiếng rao "Khúc ơ...ơ...ơ..." cùng hương vị đặc biệt của bánh khúc Hà thành.
Theo Phapluatxahoi
Bánh cuốn và 6 món bánh thuần Việt đổi bữa hàng ngày Để bữa cơm thường ngày không nhàm chán, bạn có thể tham khảo gợi ý làm các món bánh kiểu Việt như bánh bèo, bánh cuốn nhân thịt mộc nhĩ... Bánh cuốn nóng là món ăn quen thuộc với người Hà Nội. Những người yêu nấu nướng có thể tự chế biến món ăn này tại nhà bằng phương pháp tráng chảo. Các...