Kịp thời cấp cứu và hỗ trợ người bệnh vùng bão, lũ
Ngay sau khi tiếp nhận nạn nhân từ các tỉnh bị lũ lụt, sạt lở đất chuyển về, nhiều bệnh viện tuyến trên đã xuyên đêm tổ chức mổ cấp cứu, nỗ lực cao nhất để cứu chữa cho người bệnh.
Hội chẩn qua hệ thống Telemedicine giữa các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và bệnh viện tuyến dưới để đưa ra phương án phẫu thuật cấp cứu cho một nạn nhân.
Trong đêm 10/9 và sáng 11/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức liên tục tiến hành hội chẩn cấp cứu từ xa cho các nạn nhân bị vùi lấp do sạt lở, lũ quét tại Yên Bái, Lào Cai. Sáng 11/9, một bệnh nhân trong vụ sạt núi tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai được chuyển về, được các sĩ phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức.
Trong đêm 10/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khẩn trương hỗ trợ cấp cứu cho một nữ bệnh nhân được tìm thấy sau 5 tiếng bị vùi lấp dưới đống đổ nát tại thị trấn Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong tình trạng ngưng tim. Bệnh viện đã trao đổi trực tuyến đồng thời và liên tục với hai cơ sở y tế là Trung tâm Y tế huyện Văn Yên (Yên Bái) và Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để chuyển bệnh nhân về Phú Thọ trong đêm, kịp thời đưa ra phương án phẫu thuật cho bệnh nhân qua hệ thống Telemedicine.
Sáng 11/9, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trực tiếp hội chẩn trực tuyến cấp cứu các bệnh nhân bị lũ quét vùi lấp tại thôn Làng Nủ, trong đó có một bệnh nhi 7 tuổi vỡ gan độ I, chấn thương tuyến thượng thận, chấn thương sọ não, gãy 1/3 giữa xương đùi trái. Ngoài ra, một nam bệnh nhân trú tại thôn Làng Nủ bị cuốn trôi theo lũ được đưa vào Bệnh viện Bảo Yên cấp cứu, sau đó chuyển về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Nạn nhân vào viện trong tình trạng đa chấn thương, đã được phẫu thuật ngay lập tức, cắt bỏ một bên chân trái, tiếp tục theo dõi chấn thương.
Video đang HOT
TS Dương Đức Hùng, Giám Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, trong những ngày tới, có thể còn rất nhiều trường hợp cấp cứu nữa, do vậy bệnh viện duy trì hội chẩn online 24/24 giờ với tất cả các đầu cầu phía bắc để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn. Trong trường hợp cần thiết, bệnh viện sẽ tăng cường ê-kíp bác sĩ cho tuyến dưới.
Hiện, bệnh viện sẵn sàng các phương án ứng phó khẩn cấp với thảm họa, tai nạn thương tích hàng loạt trong mưa lũ. Sáu kíp đã sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào để chi viện, hỗ trợ cho tuyến dưới.
Ngay trong ngày 14/9 một đoàn công tác của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã lên hỗ trợ Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên trong công tác chăm sóc, điều trị cho các người bệnh.
Hiện, các cơ sở y tế tuyến dưới cũng gặp khó khăn về máu do số lượng máu cấp cứu cho tai nạn chấn thương tăng đột biến. Vì vậy, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng đã tổ chức hiến máu toàn viện để chi viện cho tuyến dưới ngay trong tuần này. Bệnh viện đã sẵn sàng huy động mọi vật tư y tế, thuốc men và nhân lực cho công tác cấp cứu tại chỗ.
Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận hai nạn nhân của trận lũ quét kinh hoàng ở thôn Làng Nủ (Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai). Cụ thể, lúc 0 giờ 30 phút ngày 12/9, Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận người bệnh Hoàng Văn V. (nam, 31 tuổi, dân tộc Tày, địa chỉ Làng Nủ) trong tình trạng nguy kịch. Khi gặp nạn, nạn nhân được sơ cứu sau đó đưa vào Bệnh viện huyện Bảo Yên, rồi chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán nạn nhân bị đa chấn thương, phải thở máy, mở màng phổi dẫn lưu dịch khí, soi hút phế quản ra nhiều sỏi, đá và bùn đất. Tuy nhiên do tình trạng nặng, nguy cơ tử vong cao, người bệnh được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai. Khi nhập viện Bạch Mai, người bệnh trong tình trạng: hôn mê, thở theo bóp bóng qua nội khí quản, xây xát toàn thân, nhiều vết thương chảy máu, siêu âm nhiều dịch nghi máu trong ổ bụng, dịch màng phổi hai bên, xét nghiệm có rối loạn đông máu rất nặng… Các bác sĩ nhanh chóng áp dụng nhiều kỹ thuật để cấp cứu người bệnh kịp thời như cho thở máy theo chiến lược bảo vệ phổi, lọc máu liên tục…
Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã chỉ đạo Trung tâm Hồi sức tích cực và các đơn vị trong bệnh viện tập trung các nguồn lực con người, trang thiết bị vật tư và thuốc men tốt nhất để cấp cứu nạn nhân. Bệnh viện đã tổ chức hội chẩn toàn viện gồm các chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, huyết học, truyền nhiễm, dinh dưỡng… để cứu chữa người bệnh.
Hiện nay, người bệnh đang được an thần, giãn cơ, ECMO hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn, lọc máu liên tục phối hợp lọc máu hấp phụ, kháng sinh phổ rộng tối ưu, nội soi bơm rửa phế quản… Tuy nhiên, tình trạng suy đa tạng rất nặng, nguy cơ tử vong cao, cho nên Bệnh viện Bạch Mai đã lập nhóm chuyên trách theo dõi điều trị và cập nhật thường xuyên diễn biến người bệnh để các chuyên gia đầu ngành thảo luận đưa ra phương án tốt nhất.
Nạn nhân thứ hai của vụ sạt lở đất bản Làng Nủ được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai là bé gái 11 tuổi, dân tộc Tày. Bố mẹ cháu làm thợ xây ở Hà Nội và anh trai đi học nên thoát nạn. Bệnh nhi sống cùng gia đình nhà cậu và ông bà ngoại. Hiện cháu đang được điều trị tích cực tại Trung tâm Nhi khoa.
Cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ diễn biến phức tạp
Nam bệnh nhân H.V.T (61 tuổi, ngụ Bình Tân, TP.HCM) đột ngột yếu nửa người bên phải, được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Ngày 26.3, bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Mai Uyên, Trưởng khoa Nội thần kinh - Đột quỵ, Bệnh viện Gia An 115, cho biết người bệnh được đưa đến cấp cứu với các triệu chứng của cơn đột quỵ cấp, do đó quy trình Code Stroke (quy trình cấp cứu đột quỵ cấp) nhanh chóng được kích hoạt, các bác sĩ tiến hành các cận lâm sàng cần thiết để xác định tình trạng đột quỵ.
Kết quả chụp CT não cho thấy, người bệnh bị nhồi máu não rải rác bán cầu trái, tắc động mạch não giữa trái đoạn M1 và được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não cấp, trên nền bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường loại 2. Người bệnh được cấp cứu ngay trong giờ thứ hai kể từ khi có triệu chứng đột quỵ (trong "thời gian vàng") và đáp ứng đủ các điều kiện để điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết nên các bác sĩ đã tiến hành dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, sau đó can thiệp lấy huyết khối đường động mạch.
"Tuy nhiên sau khi lấy huyết khối, quan sát kỹ, các bác sĩ nhận thấy người bệnh vẫn còn xơ vữa gây hẹp đoạn M1 động mạch não giữa trái, diễn tiến tái tắc mạch sau đó, nguy cơ nhồi máu não tiến triển nặng lên (vùng nhồi máu lớn hơn) gây nguy hiểm cho bệnh nhân", bác sĩ Uyên chia sẻ.
Vì vậy, ê kíp phải dùng bóng nong ép các mảng xơ vữa vào thành động mạch, giúp máu lưu thông. Toàn bộ quy trình can thiệp được thực hiện gấp rút, nhanh gọn ngay trong "thời gian vàng". Người bệnh tiếp tục được điều trị bằng thuốc kháng kết tập tiểu cầu, kiểm soát huyết áp, đường huyết... và xuất viện sau đó 5 ngày trong tình trạng ổn định.
Người bệnh vận động tập luyện sau hồi phục. Ảnh G.A
Bác sĩ Uyên cho biết, thời gian là yếu tố quan trọng hàng đầu trong cấp cứu đột quỵ. Được cấp cứu kịp thời trong "thời gian vàng" sẽ giúp người bệnh tăng khả năng vượt qua cơn đột quỵ cũng như hạn chế tối đa di chứng sau đột quỵ. Với đột quỵ nhồi máu não - loại đột quỵ chiếm tỷ lệ phố biến tới 80-85%, thời gian vàng để tiêm thuốc tiêu sợi huyết là dưới 4,5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng. Kỹ thuật lấy huyết khối cơ học trong trường hợp được sử dụng kết hợp ngay sau khi dùng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch cũng với cửa sổ 4,5 giờ. Điều trị đột quỵ càng sớm, hiệu quả càng cao, tỷ lệ di chứng càng thấp.
Vì sao đang sống khỏe mạnh lại đột tử? Đột tử do tim thường diễn biến rất nhanh, người bệnh mệt mỏi rồi rơi vào hôn mê, có thể tử vong sau 1 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời. Tôi có người quen mới 41 tuổi, đang đi làm bình thường. Sau bữa ăn tối, anh than mệt và chỉ 15 phút sau đã hôn mê. Khi xe cấp cứu...