Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạ.n nhâ.n bão lũ
Công tác khám chữa bệnh trực tiếp tại một số nơi đang bị ảnh hưởng, do vậy việc hội chẩn từ xa đang được áp dụng để cứu những bệnh nhân nặng ở các địa phương.
TS.Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chỉ đạo hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận và điều trị nạ.n nhâ.n thuộc khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn…
Sau trận bão lớn, bệnh nhân nữ bị vùi lấp dưới đống đổ nát tại thị trấn Văn Yên, Yên Bái được phát hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, da xanh tái nhợt, đùi phải sưng nề bầm tím, huyết áp 130/80, sốc đa chấn thương, ngừng tim 1 lần, vết thương tầng sinh môn phức tạp bên trái, vỡ xương chậu, vỡ bàng quang, thở qua đường nội khí quản.
TS.Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chỉ đạo hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận và điều trị nạ.n nhâ.n thuộc khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn…
Do tình hình lũ quét sau siêu bão Yagi, thị trấn Văn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung đã bị cô lập trong biển nước, chính vì vậy việc chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến tỉnh là không thể, đòi hỏi cần thiết có 1 cơ sở y tế trung gian đáp ứng đủ điều kiện, khả năng tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân kịp thời.
Video đang HOT
Hiểu rõ tình hình đó, với vai trò là bệnh viện tuyến đầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã lập tức triển khai trao đổi trực tuyến đồng thời và liên tục với 2 cơ sở y tế Trung tâm Y tế huyện Văn Yên, Yên Bái và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
8h00 ngày 10/9/2024, ngay sau khi bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, chuyên gia 3 bệnh viện đã cùng hội chẩn và trao đổi chuyên môn để kịp thời đưa ra phương án phẫu thuật cho bệnh nhân qua hệ thống telemedicine.
Bên cạnh đó, Ban Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trực tiếp hội chẩn trực truyến cấp cứu 3 bệnh nhân bị lũ quét vùi lấp tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Trong đó có 1 bệnh nhi 7 tuổ.i vỡ gan độ I, chấn thương tuyến thượng thận, chấn thương sọ não, gãy 1/3 giữa xương đùi trái.
Nam bệnh nhân trú tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai bị sạt lở đất cuốn trôi theo lũ được đưa vào Bệnh viện Bảo Yên cấp cứu, sau đó chuyển Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đa chấn thương: Chấn thương sọ não, chấn thương ngực, chấn thương bụng kín, tổn thương mạch má.u, tổn thương tĩnh mạch khoeo trái, gãy phức tạp 1/3 trên 2 xương cẳng chân trái.
Cầu truyền hình trực tuyến của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức luôn mở 24/24 để triển khai hội chẩn, hỗ trợ chuyên môn các trường hợp cấp cứu, trường hợp người bệnh nặng tại các vùng đang phải oằn mình trong mưa lũ, sạt lở.
Trước đó, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay cơ sở đã tiếp nhận 100 ca cấp cứu, trong đó có 50% là ca nặng, đa phần là các trường hợp chấn thương sọ não, kèm theo chấn thương cột sống cổ, ngực, bụng, tứ chi sau mưa bão.
Cụ thể, trong 2 ngày 6 và 7/9, tua trực của bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 14 ca cấp cứu nhập viện do siêu bão tác động, cụ thể trong đó có 1 trường hợp do cây đổ đè xuống người gây chấn thương sọ não; 2 trường hợp chấn thương chi, chấn thương sọ não do tường và kính vỡ đổ vào người cùng gần 10 trường hợp ta.i nạ.n ô-tô, xe máy khi đang tham gia giao thông vượt bão về nhà.
Theo TS.Quách Văn Kiên, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong ngày thứ 7 (7/9), đa phần các trường hợp tới cấp cứu là người ở khu vực Hà Nội. Đến ngày Chủ nhật (8/9), số lượng ca cấp cứu tăng lên gấp 5 lần, đa phần được chuyển lên từ bệnh viện tuyến tỉnh.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, từ chiều tối 7/9 đến sáng 8/9, Trung tâm Cấp cứu A9, đã tiếp nhận 10 bệnh nhân bị thương sập nhà, đổ mái và bị cây đổ ngoài đường do ảnh hưởng của bão số 3. Những bệnh nhân này sau khi chuyển đến đều được cấp cứu kịp thời.
Trong số 5 bệnh nhân vào viện lúc rạng sáng 8/9, hai trường hợp nặng bị chấn thương vùng đầu, vùng cổ do mái tôn rơi xuống người và bị ngã từ trên cao.
PGS-TS.Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết bệnh viện tổ chức nhân lực, cán bộ trực, kiểm soát, sẵn sàng xử lý sự cố như cây đổ, ngập lụt, tốc mái… do mưa bão gây ra.
Bệnh viện còn bố trí thêm các đội cấp cứu cơ động với đầy đủ thuố.c men, phương tiện, sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu. Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia hàng đầu ở nhiều lĩnh vực cũng sẵn sàng hội chẩn từ xa, hỗ trợ cho đồng nghiệp ở các tỉnh chịu ảnh hưởng của mưa bão nhằm cấp cứu người bệnh hiệu quả nhất.
Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đảm bảo phục vụ bệnh nhân cấp cứu 24/24h trong bão số 3 . Đồng thời tập trung cứu chữa người bị thương; khẩn trương khắc phục hậu quả tại các cơ sở y tế, không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân, không để người dân, người bệnh không được khám chữa bệnh, chăm sóc y tế. Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, an toàn thực phẩm.
Người đàn ông t.ử von.g sau 2 tháng bị chó cắn
Sau 2 tháng bị chó cắn, người đàn ông 42 tuổ.i bỗng sợ gió, ánh sáng. Gia đình đưa đi cấp cứu nhưng bệnh nhân không qua khỏi.
Nam bệnh nhân trú tại huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cấp cứu trong tình trạng sợ gió, lạnh, ánh sáng; tăng kích động; muốn ở trong bóng tối.
Hai tháng trước, bệnh nhân sang nhà hàng xóm và bị chó cắn vào cẳng chân phải. Người bệnh không đi tiêm phòng dại. Khi có biểu hiện phát bệnh dại, người này mới được đưa đến bệnh viện nhưng do tiên lượng t.ử von.g cao nên gia đình đã xin dừng điều trị.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh dại hiện nay chưa có thuố.c điều trị đặc hiệu, khi đã lên cơn dại, tỷ lệ t.ử von.g gần như 100%.
Sau khi bị chó cắn, người dân cần rửa kỹ vết thương trong vòng 15 phút với nước và xà phòng. Sát khuẩn bằng cồn 45-70 độ hoặc cồn i-ốt để giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn (nếu có).
Sau đó, người dân đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng dại, ngay cả đối với vết cắn, vết cào nhẹ. Tiêm vắc-xin sớm để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể, tốt nhất, tiêm trong vòng 24 giờ sau khi bị chó mèo cắn.
Người dân cần đặc biệt chú ý nếu bị chó, mèo cắn, cào chả.y má.u, sâu, nhiều vết, vị trí gần thần kinh trung ương (như đầu, mặt, cổ), ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sin.h dụ.c. Nếu chó, mèo liếm trên vùng da bị tổn thương, mọi người cũng phải tiêm phòng.
Bí ẩn y khoa: 23 y bác sĩ bất ngờ co giật sau khi chữa cho một bệnh nhân ung thư Nữ bệnh nhân người Mỹ t.ử von.g không bao lâu sau khi được cấp cứu còn 23 y bác sĩ tiếp xúc gần với cô đều gặp triệu chứng bất thường như co giật, khó thở. Sau gần ba thập kỷ, nguyên nhân của hiện tượng trên vẫn còn là một điều bí ẩn. Trong lịch sử y khoa thế giới có nhiều...