Kiên trì cùng con vượt khó
Từ khi biết con trai Đinh Vũ Tùng Lâm mắc chứng tự kỷ, chị Vũ Thị Hải Yến và anh Đinh Quang Ngọc (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã dành phần lớn thời gian để gần gũi, chăm sóc và bầu bạn cùng con.
Sau nhiều năm kiên trì cùng con vượt khó, Tùng Lâm đã đạt thành tựu nổi bật trong học tập với tấm huy chương bạc tại Cuộc thi Olympic Toán quốc tế năm 2021.
Cùng con trên những chặng đường
Sau nhiều lần thuyết phục, tôi mới hẹn gặp được chị Vũ Thị Hải Yến vào một buổi sáng mùa thu. Nhiều năm qua, chị Yến rất hạn chế kể về đời tư của Đinh Vũ Tùng Lâm và giai đoạn khó khăn mà gia đình đã phải trải qua. Chỉ mới đây, khi Tùng Lâm mở lời muốn mẹ kể câu chuyện của mình, với mục đích chia sẻ kinh nghiệm với các gia đình khác trong quá trình nuôi dạy những đứa bé mắc chứng tự kỷ, chị Hải Yến mới nhận lời để trò chuyện cùng chúng tôi.
20 năm trước, chuyện tình của cô sinh viên ngành ngoại ngữ Vũ Thị Hải Yến và chàng sinh viên xây dựng Đinh Quang Ngọc có cái kết đẹp bằng một đám cưới hạnh phúc. Tuần tự trong 8 năm, hai đứa con (một trai, một gái) kháu khỉnh ra đời trong niềm hạnh phúc của cặp vợ chồng trẻ. Trong những ngày tháng tươi đẹp đó, Hải Yến không bao giờ nghĩ cuộc đời mình sẽ phải trải qua vất vả khi các con dần lớn lên với sự khác biệt.
Cho đến lúc này, chị Hải Yến vẫn nhớ mãi cảm giác đau đến quặn thắt khi biết con trai mình mắc chứng tự kỷ. Chị nhớ lại: “Năm đủ tuổi vào lớp 1, Tùng Lâm vẫn chỉ ú ớ, không nhà trường nào dám nhận. Phải rất cố gắng, tôi mới xin cho cháu vào học tại một trường tiểu học với cam kết sẽ đồng hành với con. Cũng vì có tính cách khác biệt nên không có bạn nào muốn chơi cùng Lâm”.
Chị Vũ Thị Hải Yến và con trai Đinh Vũ Tùng Lâm.
Đã có lúc chị Hải Yến tự giày vò vì không chỉ cho rằng mình tắc trách, chểnh mảng, thiếu phương pháp nuôi dạy con mà còn ở vấn đề về số phận và nhân quả. Quãng thời gian bối rối, nghĩ quẩn qua đi thật khó khăn. Thương con, chị Hải Yến bắt đầu bình tâm để tìm hiểu cách giải quyết vấn đề.
Những năm tháng sau đó là quá trình đi lại, kết nối không biết mệt mỏi của vợ chồng chị với các trung tâm, chuyên gia trong và ngoài nước để hiểu về cách sống cùng, cách điều trị trẻ tự kỷ. Vợ chồng chị không ngại ngần đi hết miền Nam, miền Bắc; sử dụng cả phương pháp Đông-Tây y, tâm lý học…
Cứ nghe nói chỗ nào có phương pháp chữa chứng tự kỷ cho con là anh chị lại tìm đến. Chị Yến trải lòng: “So với em gái mắc chứng bại não, Tùng Lâm có sự mạnh mẽ hơn về thể chất và tư chất. Tuy nhiên, trí nhớ của con được tuôn ra một cách không kiểm soát; hành động cũng vậy. Lúc thì thả cho đồ rơi vỡ, chạy lung tung, lúc thì quậy, cắn các bạn… Ngay ngày đầu học lớp 1, cô giáo đã gọi tôi lên và thông báo trả Tùng Lâm về vì con không thể học cùng các bạn”.
Hành trình đồng hành với con của chị Vũ Thị Hải Yến và anh Đinh Quang Ngọc không những cần sự kiên trì mà còn đến từ sự yêu thương vô bờ bến của bậc làm cha mẹ. Từ những buổi chật vật đánh vần đến những bài ca dao mẹ dạy khi đang đi trên xe, trực tiếp đưa con đến nhiều di tích văn hóa-lịch sử để ôn bài… là cả một sự kỳ công.
Khi được hỏi về những ngày tháng luôn có bố mẹ đồng hành ấy, Đinh Vũ Tùng Lâm kể: “Con từng là một cậu bé không có bạn để chơi, lúc nào cũng nghĩ rằng mình kém cỏi và lớn lên trong sự tự ti. Lúc ấy, con chưa thể cảm nhận được những giọt mồ hôi của bố, những giọt nước mắt âm thầm của mẹ. Ngôn ngữ luôn là điểm yếu của con. Giờ đây con có thể nói chuyện lưu loát với chú thế này chính là sự kiên trì, cố gắng vô cùng của mẹ và bố”.
Hành trình đi tới ước mơ
Từ lời khuyên của các chuyên gia tâm lý và quá trình nuôi dạy, chị Hải Yến phát hiện Tùng Lâm có năng khiếu và đam mê với những con số. Chị Hải Yến tâm sự rằng, phát hiện đó như nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Bởi với một đứa trẻ tự kỷ thì bao quanh đầu chúng như một căn phòng đầy bóng tối. Với Tùng Lâm, Toán học đã thắp sáng căn phòng đó và giúp con từng bước tự tin trở lại, hòa đồng với cuộc sống.
Video đang HOT
Nhằm giúp con tự tin thể hiện đam mê, anh Đinh Quang Ngọc vừa gánh trọng trách làm trụ cột gia đình, vừa dành thời gian để truyền cảm hứng và hướng dẫn Tùng Lâm cách học Toán thông minh. Tới năm lớp 3, Tùng Lâm thi Violympic Toán và đoạt giải. Kể từ đó, cái tên Đinh Vũ Tùng Lâm bắt đầu trở nên quen thuộc với các giải thưởng Toán học.
Theo chị Vũ Thị Hải Yến, Tùng Lâm lớn lên trong sự tự ti trước bạn bè và cuộc sống. Tất cả những gì các bạn biết, Tùng Lâm đều không biết. Do đó, các giải thưởng về Toán học đã mang lại nhiều ý nghĩa giúp em từng bước tự tin hơn. Tuy nhiên vào năm 2020, một sự kiện khiến Tùng Lâm suýt gục ngã.
Đó là lần Tùng Lâm cùng đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Toán học quốc tế. Tuy nhiên, sự thiếu ổn định về tâm lý khiến Tùng Lâm là người duy nhất trong đội không đoạt giải. Đó cũng là quãng thời gian Tùng Lâm phải sống trong cảm xúc hoảng loạn, tự trách bản thân vì đã gây ảnh hưởng đến thành tích của đội.
Vì lo con có thể bị tổn thương nếu gặp thêm thất bại, nên chị Hải Yến không muốn Tùng Lâm tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2021. Tuy nhiên, anh Đinh Quang Ngọc luôn ở bên cạnh động viên, dạy Tùng Lâm bản lĩnh biết đối diện với thất bại, đứng dậy vững vàng sau vấp ngã. Được sự động viên của thầy, cô và của bố, với tình yêu Toán học mãnh liệt, Tùng Lâm đã khiến chị Yến thay đổi quyết định. Kết quả, Tùng Lâm đã giành được huy chương bạc và là người có điểm số cao thứ hai của đội tuyển Việt Nam.
Hiện Tùng Lâm đã là sinh viên năm thứ nhất Lớp K66 Toán tài năng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Em cho biết: “Con luôn sợ thất bại, sợ bị chê cười. Vì vậy, con luôn tâm niệm phải cố gắng hết sức. Mỗi thành tích đem lại cho con thêm chút tự tin, cảm giác an toàn bên các con số. Toán học với con là bạn, là sự đam mê, là niềm vui và hạnh phúc. Toán học cũng là nơi con khẳng định mình và cũng là món quà con dành tặng bố mẹ, thầy cô kính yêu. Có mẹ và bố bên cạnh, con cảm thấy mọi thứ đều không còn đáng sợ”.
Khi Tùng Lâm báo tin đoạt giải, chị Hải Yến như vỡ òa trong vui sướng. Suốt những năm qua, Tùng Lâm vừa là nguồn sống, nguồn năng lượng của chị và cả gia đình. Đã có nhiều lúc, chị từng rơi xuống vực thẳm vì cảm giác không còn lối thoát. Đó là thời điểm Tùng Lâm học lớp 10, chị Hải Yến phát hiện mình bị ung thư tuyến giáp. Nhưng chị không cho phép mình được yếu đuối trước mặt con trẻ.
Chị xác định, mình vừa là điểm tựa, vừa là người truyền năng lượng tích cực cho các con, vừa phải làm việc theo hình thức trực tuyến cho một công ty nước ngoài để mang lại nguồn thu nhập. Khi được hỏi điều gì là mấu chốt để anh chị kiên trì đồng hành giúp Tùng Lâm vượt qua chặng đường khó khăn đã qua, chị Hải Yến khẳng định: “Đó chính là tình yêu”. Chính tình yêu thương con bao la của bố mẹ đã giúp Tùng Lâm vượt qua sợ hãi, bệnh tật để nuôi dưỡng niềm đam mê với các con số, vững tin tiến về phía trước.
Sinh ra không bình thường như bạn bè cùng trang lứa, nhưng đổi lại Tùng Lâm nhận được nhiều yêu thương của thầy, cô, gia đình và đặc biệt là người mẹ. Với những thầy, cô từng gắn bó với Tùng Lâm, họ cũng rất vui khi biết cậu học trò đặc biệt của mình đoạt giải cao.
Cô Chu Thị Thanh Hiền, Tổ trưởng Tổ Ngữ văn, Trường THCS Cầu Giấy (từng là giáo viên chủ nhiệm lớp 6, 7, 8, 9 của Tùng Lâm) cho biết: “Tôi mừng cho Lâm một thì mừng cho mẹ Lâm mười. Bố mẹ nào cũng hy sinh vì con, nhưng đồng hành với con như chị Hải Yến thì không phải ai cũng làm được. Tùng Lâm khiến tôi thêm yêu nghề giáo viên hơn”.
Trong góc học tập được bài trí gọn gàng, cánh cửa phòng nơi Tùng Lâm treo thời khóa biểu phân chia rất rõ công việc mỗi tuần thật cụ thể phải hoàn thành để từng bước đến gần với ước mơ trở thành nghiên cứu sinh Toán học. Tôi tin hành trình đi đến ước mơ của Tùng Lâm sẽ sớm trở thành hiện thực, bởi em luôn có bố, mẹ đồng hành, động viên, chia sẻ.
Mỹ khuyến khích học sinh học Toán để giải cứu thế giới
Đây là thông điệp huấn luyện viên đội tuyển Olympic Toán của Mỹ muốn truyền đến học sinh để khơi gợi đam mê học Toán trong các em.
Tại các kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO), đội tuyển Mỹ thường nằm trong nhóm các quốc gia có kết quả cao nhất.
Chia sẻ tại phiên thảo luận ngày 15/10 trong Hội thảo quốc tế về Giáo dục Toán học do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức, GS Pro-Shen Loh từ ĐH Carnegie Mellon, huấn luyện viên quốc gia đội Olympic Toán của Mỹ, cho biết việc bồi dưỡng học sinh giỏi Toán ở nước này tập trung vào khơi gợi đam mê Toán học ở các em.
GS Po-Shen Loh từng đến nhiều nơi ở Mỹ để nói chuyện với học sinh, phụ huynh, khơi gợi đam mê học Toán của các em. Ảnh: Quanta.
Đến nhiều thành phố huy động học sinh hứng thú với Toán
GS Pro-Shen Loh cho hay đội tuyển Mỹ thường xếp sau Trung Quốc về kết quả tại các kỳ thi IMO. Ông từng cho rằng nguyên nhân nằm ở việc Trung Quốc có dân số đông gấp 4 lần Mỹ.
Tuy nhiên, năm 2012, Hàn Quốc, một nước có quy mô dân số nhỏ hơn, lại chiến thắng Mỹ. Ông đã tìm kiếm lời giải thích cho hiện tượng này.
Sau cuộc thảo luận với GS Song Yongjin từ ĐH Inha, Phó chủ tịch Hội Toán học Hàn Quốc, Chủ tịch Ủy ban Olympic Toán Hàn Quốc, ông nhận ra không phải dân số mà số lượng học sinh thực sự muốn tham gia cuộc thi mới là yếu tố quyết định.
Vì thế, khi làm trưởng nhóm IMO Mỹ, GS Loh muốn tìm đến những học sinh có năng lực cơ bản, bình thường và trau dồi, tăng cường đam mê của các em với môn Toán để tăng số lượng các em có khả năng tham gia IMO.
Ông cho rằng số lượng học sinh có tiềm năng giỏi Toán rất lớn, nhiều trường hợp học lực bình thường nhưng sau một thời gian, các em trở nên rất giỏi.
"Tôi từng thảo luận với Hội Toán học Mỹ vì nếu hội muốn tôi làm huấn luyện viên, có thể kết quả từ đầu sẽ không cao. Nhưng trong vòng 10-20 năm, tôi đảm bảo sẽ cải thiện kết quả. Tuy nhiên, chưa mất chừng đó năm, kết quả của Mỹ đã cải thiện", GS Pro-Shen Loh nhớ lại.
Người Mỹ có quan niệm phần lớn tài năng Toán học đến từ Boston, Washington, New York, San Francisco. Song từ thực tế đội tuyển dự thi, ông cho rằng thí sinh có thể đến từ những nơi xa xôi, kết quả không phụ thuộc vào xuất phát điểm của các em.
GS Loh cũng tránh dùng từ tài năng, năng khiếu vì tin tưởng bất cứ học sinh nào đều có khả năng phát triển năng lực nếu có nỗ lực nội tại để nghiên cứu, học tập nhiều hơn.
Ông muốn huy động càng nhiều học sinh hứng thú với Toán càng tốt. Ông thường đi đến các thành phố dọc bờ biển và những nơi có dân số trên 500.000. Ở mỗi nơi, ông có một bài trình bày với khoảng 100 học sinh tham gia.
Ông cố gắng đi nhiều nơi với mong muốn không chỉ trở thành huấn luyện viên của những học sinh giỏi nhất mà có thể khơi gợi niềm đam mê của cả những học sinh bình thường.
GS Loh thông tin thêm ngoài ông, nhiều nguồn lực khác cũng tham gia huy động học sinh học Toán, giúp các em cảm thấy hào hứng với cuộc thi.
GS Loh cùng các huấn luyện viên chương trình bồi dưỡng môn Toán thường truyền thông điệp tới học sinh về trách nhiệm giải cứu thế giới. Ảnh: Quanta.
Thí sinh không tham gia thi để thắng
Huấn luyện viên quốc gia đội Olympic Toán của Mỹ thông tin nước này cũng có các cuộc thi Toán cho học sinh. Tuy nhiên, các cuộc thi không được tổ chức với mục đích để thí sinh giành giải thưởng mà hướng tới khơi gợi đam mê học Toán của học sinh.
Ông chia sẻ thêm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, cuộc thi được tổ chức ở nhiều nơi trên đất nước. Học sinh lên xe buýt để đến các điểm thi. Trên xe, gương mặt các em hiện rõ sự hào hứng.
"Bản thân cuộc thi là hoạt động xã hội, cho các em cơ hội gặp gỡ, giao lưu. Chúng tôi tổ chức thi Toán ở sân vận động. Thí sinh không cố gắng đến thi để thắng mà là để gặp gỡ", GS Po-Shen Loh nói.
Ông chia sẻ thêm họ mong muốn thi sinh thử thách phá bỏ giới hạn bản thân để khám phá khả năng khác của mình. Hoạt động cũng đưa thí sinh từ các nơi xa xôi đến cùng địa điểm để thảo luận với nhau.
Việc đào tạo, huấn luyện thí sinh tham gia Olympic Toán quốc tế ở Mỹ không chỉ tập trung vào các em dự thi IMO. Họ tập hợp được nhóm học sinh giỏi nhất.
Họ dạy các học sinh Toán nhưng phần lớn thời gian, họ khuyến khích các em bàn luận các vấn đề toán học. Gần đây, chủ đề bàn luận còn có vấn đề về sức khỏe cộng đồng, sự hợp tác với Singapore, dùng kiến thức toán học để kiềm chế sự ảnh hưởng của dịch bệnh.
GS Loh cho hay các huấn luyện viên muốn khơi gợi đam mê phát triển toán học giữa các thí sinh.
"Chúng tôi truyền đến thông điệp các em có trách nhiệm giải cứu thế giới. Nếu các em không làm, ai có thể đảm nhận trách nhiệm này. Đây là công việc mà huấn luyện viên môn Toán cố gắng tiến hành và cũng không phải là công việc tập trung hoàn toàn vào Mỹ", GS Po-Shen Loh cho hay.
Ông nói thêm rất nhiều cựu thí sinh của chương trình này đã tham gia vào các tập đoàn lớn. Tại kỳ thi ở mức độ cao nhất, Mỹ còn mời thí sinh từ các quốc gia khác, mang đến sự hợp tác quốc tế.
Ngoài ra, trong vấn đề đào tạo, phát triển năng lực học Toán của học sinh, GS Loh còn nhấn mạnh thành công là khái niệm mang tính dài hơi, dài hạn chứ không phải là cố gắng đạt kết quả ngay trước mắt.
Thực tế, tính dài hạn này còn được thể hiện ở khâu tổ chức. Chương trình bồi dưỡng tài năng Toán ở Mỹ hầu như không nhận vốn từ chính phủ.
Ban đầu, chương trình có khoảng 200.000 ứng viên tham gia thi. Mỗi em trả 3 USD. Tuy nhiên, GS Loh cho hay thực tế, khoản tiền này không đủ vì họ phải chuẩn bị đề thi, gửi đề đi khắp nơi.
Vì thế, phần lớn khoản đầu tư đến từ hỗ trợ khác, trong đó có hệ thống các trường đại học. Đây cũng là một đặc điểm của giáo dục đại học ở Mỹ. Các trường nước này thường hỗ trợ sinh viên học. Sau này, khi sinh viên ra trường, phát triển sự nghiệp, có kinh tế vững chắc, họ sẽ hỗ trợ lại trường.
"Tương tự, chúng tôi đầu tư cho học sinh trong vài năm. Sau này, các em trả lại. Dựa trên điều này, các trường sẽ đầu tư. Chúng tôi không chỉ hy vọng các em thành công trong kỳ thi mà còn trong 10-20 năm sau. Như tôi không có tiền nên đầu tư về chuyên môn. Ban huấn luyện dạy miễn phí", GS Po-Shen Loh cho hay.
TP.HCM: Thưởng 120 triệu đồng cho học sinh giành Huy chương Đồng thi Toán quốc tế UBND TP.HCM đã có quyết định tặng bằng khen và khen thưởng cho em Phan Huỳnh Tuấn Kiệt, học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong với thành tích đạt Huy chương Đồng Olympic Toán quốc tế năm 2021 (IMO 2021). Phan Huỳnh Tuấn Kiệt (thứ hai từ phải qua) trong ngày thi IMO 2021 trực tuyến tại điểm Trường THPT chuyên Lê...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cái chết bi kịch của tượng đài âm nhạc Hàn Quốc: 50 phút im lặng cực khó hiểu, lời khai mập mờ của vợ cùng nghi vấn quanh khối tài sản 260 tỷ đồng
Sao châu á
09:19:12 14/04/2025
Khám phá thị trấn nghỉ mát Kyky
Du lịch
09:17:11 14/04/2025
HOT: Sao nữ Vbiz ở ẩn bấy lâu bất ngờ thông báo mang thai
Sao việt
09:17:00 14/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: An buột miệng thổ lộ tình cảm với Nguyên
Phim việt
09:09:06 14/04/2025
Lý Hải say mê tập luyện cùng ban nhạc 'Cuộc hẹn cuối tuần'
Tv show
09:06:25 14/04/2025
Xung đột Hamas - Israel: Một bệnh viện ở Gaza thiệt hại nặng do trúng rocket
Thế giới
08:57:19 14/04/2025
Đây là chị đẹp cứ lên màn LED là khán giả hú hét: Xinh xuất sắc, tính "mát mát", giọng hát "dát vàng lỗ tai"
Nhạc việt
08:42:12 14/04/2025
Chân dung nam sinh trường huyện vừa mang cầu truyền hình Olympia về cho Tiền Giang sau 11 năm
Netizen
08:06:09 14/04/2025
Bắt game thủ chờ đợi quá lâu, siêu phẩm bóng đá Inazuma Eleven bất ngờ "quay xe", mang tới nỗi thất vọng lớn
Mọt game
08:03:57 14/04/2025
Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam
Tin nổi bật
07:33:37 14/04/2025