Không muốn thịt gà thành ‘thuốc độc’ thì đừng ăn theo những cách này
Thịt gà không chỉ ngon miệng mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, các bài thuốc từ thịt gà cũng chữa bệnh rất tốt. Nhưng ăn thịt gà thế nào cho đúng cách để bổ dưỡng lại không ’sinh độc’ thì không phải ai cũng biết.
Ảnh minh họa: Internet
Những cách chế biến thịt gà sai lầm gây hại
Để thịt gà quá lâu ngoài không khí
Một số người có thói quen sau khi đem thịt gà đang đông đá ra để bên ngoài để nó tự rã đông. Tuy nhiên, vì không biết chính xác thời gian cần thiết cho việc rã đông nên đôi khi vô tình để quá lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Điều này rất dễ gây ra ngộ độc thực phẩm.
Nếu muốn rã đông an toàn, cách tốt nhất là cho vào ngăn mát tủ lạnh để thịt gà được tan tự nhiên, trước khi nấu mới mang ra chế biến.
Lưu trữ không đúng cách
Bạn có chắc rằng để thịt gà đúng chỗ trong tủ lạnh chưa. Nước thịt gà có thể bị rò rỉ, chảy ra bên ngoài nếu bạn không để đúng vị trí và chứa trong vật dụng đúng cách.
Lời khuyên đưa ra là bạn nên đặt thịt gà vào trong một chiếc đĩa vừa phải hoặc đựng vào trong một hộp nhựa có nắp đậy để đảm bảo mùi hôi không ám vào tủ lạnh.
Ảnh minh họa: Internet
Ướp thịt gà không đúng cách
Thông thường mọi người hay ướp thịt gà với nước ướp thịt (giấm, muối, dầu, gia vị…). Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng lại nước ướp thịt còn dư sau khi đã tiếp xúc qua với thịt sống.
Bạn nên ướp thịt gà vào trong một túi zip rồi đặt vào trong ngăn mát tủ lạnh, như vậy thịt sẽ thấm đậm đà gia vị mà không phải lo lắng việc vi khuẩn sinh sôi.
Sử dụng lại công cụ chạm vào gà sống
Có thể nhiều người thường dùng một con dao để cắt nhiều thực phẩm khác nhau cùng một lúc. Vi khuẩn salmonella có trong thịt sống là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy.
Sau khi cắt thịt gà cần phải rửa sạch dụng cụ trước khi cắt những thứ khác để tránh bị nhiễm khuẩn.
Để gà sống chạm vào thực phẩm khác
Với những căn bếp nhỏ, mọi người thường hay đựng thực phẩm chung với nhau để tiết kiệm không gian. Nhưng bạn sẽ không ngờ rằng nước thịt gà khi rã đông tan ra mang nhiều vi khuẩn gây ô nhiễm thực phẩm bên cạnh.
Cách tốt nhất là tránh để thịt gà sống tiếp xúc với những đồ chưa nấu chín.
Ảnh minh họa: Internet
Những thực phẩm kỵ với thịt gà
Video đang HOT
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình (Hà Nội), những người có chứng bệnh phong cần phải kiêng ăn thịt gà vì loại thịt này hay động phong phát hỏa (gây nóng), ăn vào sẽ phát bệnh. Đó là lý do nhiều người thường nói ăn thịt gà độc.
Thịt chó
Thịt gà tính cam ôn, kiêng ăn thịt gà với thịt chó vì, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt. Ăn phải hai thứ trên bị nhiệt sinh ra đi kiết. Nếu uống nước cam thảo sẽ khỏi.
Ăn thịt gà kiêng ăn tỏi, rau cải và hành sống vì thịt gà tính cam ôn, hành tỏi đại nhiệt, rau cải cam hàn. Các thứ đó ăn cùng nhau sinh ra kiết lị. Nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi. Thịt gà không nên ăn cùng những thực phẩm đại kỵ.
Ảnh minh họa: Internet
Rau thơm
Thịt gà thuộc về phong mộc, nếu ăn với rau thơm tất động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Nhỡ ăn phải, nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.
Cá chép
Thịt gà ăn kiêng với cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn phải sinh ra chứng mụn nhọt. Thịt gà có tác dụng tráng dương, còn thịt cá chép tính bình, có công dụng lợi tiểu. Sự kết hợp của hai thứ này vừa mùi vị món ăn không ngon. vừa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Cá diếc
Thịt cá diếc tính nóng, có công dụng lợi tiểu. Thịt gà tính ôn, tốt cho khí huyết, làm khỏe hệ tiêu hóa. Hai món này về mùi vị và tính năng đều không hợp nhau. Hơn nữa, vì chúng đều chứa nhiều enzym, kích thước tố và axit amin nên khi ăn chúng với nhau sẽ tạo thành những phản ứng hóa học không có lợi cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Tôm
Thịt gà có tính ôn, vốn khó tiêu hóa, nếu dùng chung với tôm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày và lá lách. Đặc biệt sẽ khiến chức năng tiêu hóa bị suy giảm.
Rau kinh giới
Thịt gà kiêng với rau kinh giới vì kinh giới tân tán, cay nóng. Ăn phải sẽ sinh ra chứng phong ngứa.
Mù tạt
Một đáp án khác cho câu hỏi thịt gà kỵ gì đó chính là mù tạt. Thịt gà thuộc nhóm thức ăn có tính ôn, còn Mù Tạt là thực phẩm có tính nóng. Kết hợp hai thứ này sẽ sản sinh rất nhiều năng lượng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Muối mè
Thịt gà kiêng ăn muối vừng (muối mè): Thịt gà thuộc về phong mộc, nếu ăn lẫn muối vùng sẽ động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Nhỡ ăn phải sinh bệnh, nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.
Quả mận
Mận tính ôn và sáp, nếu ăn thịt gà với mận sẽ sinh ra chứng hoắc loạn (thổ tả) hoặc ngược tật (sốt nóng sốt rét). Cách chữa: Khi ăn phải, nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.
Thịt gà và rau cải
Rau cải tính hàn, thịt gà tính ấm nếu kết hợp với nhau sẽ dễ phát sinh bệnh lỵ vì sự “giao tranh” giữa nóng và lạnh gây nên.
Thịt gà và rau răm
Rau răm có tác dụng rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực. Tuy nhiên, hậu quả của việc ăn nhiều là khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Khi kết hợp với thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
5 món ăn ngày Tết dễ trở thành 'thuốc độc' nếu hâm nóng nhiều lần
Khoảng thời gian cao điểm về ăn uống như dịp Tết khiến nhiều bà nội chợ không đủ thì giờ để chuẩn bị những món ăn mới. Vì thế, cách được nhiều gia đình áp dụng là bảo quản đồ ăn thừa rồi đem hâm nóng lại để sử dụng cho nhiều bữa kế tiếp.
Tuy nhiên, có những món ăn như cơm, thịt gà, trứng... sẽ dễ sinh ra độc tố nếu đem hâm nóng lại nhiều lần.
Thịt gà là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết, đây cũng là loại thực phẩm dễ bị "ế" nhiều nhất sau những bữa ăn. Để tận dụng thịt gà còn thừa, nhiều người thường đem bảo quản vào tủ lạnh và hâm nóng lại sử dụng cho những bữa kế tiếp
Tuy nhiên theo cách chuyên gia dinh dưỡng, gà là thực phẩm yêu thích của vi khuẩn đường ruột Salmonella. Việc hâm nóng lại thịt gà đã "vô tình" tạo nên điều kiện lý tưởng cho những vi khuẩn này sinh sôi
Các vi khuẩn Salmonella có thể gây ra các bệnh như thương hàn, ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu... Tiêu thụ thực phẩm nhiễm Salmonella thì sau 12-36 giờ sẽ xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy... Nếu không có biện pháp cứu chữa kịp thời người bệnh có thể suy nhược cơ thể vì mất nước
Ngoài ra việc hâm nóng lại thịt gà sẽ làm mất đi hương vị thơm ngon ban đầu của món ăn. Vì thế, bạn đành "ngậm ngùi" ăn ngay khi vừa mang ra từ tủ lạnh chứ đừng dại mà hâm nóng thịt gà nhiều hơn một lần
Canh măng là món ăn truyền thống không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết. Canh măng cũng nằm trong danh sách những món ăn không nên hâm nóng lại nhiều lần
Vì việc bảo quản canh măng qua đêm, lượng dinh dưỡng trong món ăn sẽ bị hao hụt đi. Chưa kể đến trong măng còn có chất chua nên rất dễ bị ôi thiu, hỏng... dễ gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe, kể cả khi đun nóng lại nhiều lần
Trường hợp nấu nhiều canh để ăn thành nhiều bữa, mọi người cần lưu ý chỉ nên nấu cho một ngày, tránh để canh măng qua đêm. Ngoài ra, sau khi nấu chín hãy để nguội và đem bảo quản ngay vào trong tủ lạnh, che đậy cẩn thận. Trước khi ăn cần kiểm tra lại xem canh măng có bị thiu, hỏng hay không
Trứng là món ăn vô cùng quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Đây là thực phẩm vô cùng giàu protein có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên trứng hâm nóng lại khi đã nấu chín thì hoàn toàn khác
Vì toàn bộ protein có trong trứng dưới sự kích thích nhiều lần của nhiệt sẽ bị phá hủy, biến thành các chất độc gây hại cho hệ tiêu hóa. Để tránh cảnh phải bỏ trứng thừa vào thùng rác thì bạn nên tính toán đủ số lượng trứng cho mỗi lần ăn
Đối với loại thực phẩm như khoai tây, các bà nội chợ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon làm đa dạng mâm cơm ngày Tết. Đây là loại rau củ chứa hàm lượng vitamin cao, dồi dào chất xơ, giàu kali, ít calo, không chất béo và cholestrerol... cực tốt cho sức khỏe con người
Tuy nhiên, khi hâm nóng khoai tây nhiều lần các chất dinh dưỡng sẽ mất hết, thay vào đó khoai tây có thể sản xuất Clostridium Botulinum - loại vi khuẩn gây ngộ độc Botulism (ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến tê liệt cơ bắp)
Nếu muốn hâm lại khoai tây cho bữa sau, bạn nên bảo quản món ăn ngay vào tủ lạnh vì việc tiếp xúc với môi trường ngoài sẽ thúc đẩy vi khuẩn gây bệnh phát triển. Tuy nhiên để tránh rủi ro cho sức khỏe thì cách tốt nhất là bạn nên chế biến các món ăn có khoai tây với lượng cần thiết, để không phải ăn lại nó vào ngày hôm sau
Đa số người Việt Nam có thói quen hâm nóng lại cơm nguội vì không muốn lãng phí cơm. Tuy nhiên nếu cơm đem hấp đi hấp lại nhiều lần sẽ trở thành "thuốc độc" gây nguy hại cho sức khỏe con người
Vì trong cơm nguội có chứa vi khuẩn Bacillus Cereus có sẵn trong gạo bị nhiễm từ đất, quá trình nấu cơm qua nhiệt vẫn không thể tiêu diệt loại vi khuẩn này mà chúng lại phát triển thành một dạng bào tử khác để sản sinh ra một loại độc tố gây hại cho dạ dày
Nếu ăn cơm nguội thừa chứa Bacillus Cereus sẽ xuất hiện các hội chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy... Người cao tuổi, trẻ em có thể trạng yếu khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong
Vì thế nếu cơm nóng ăn không hết bạn phải làm nguội nhanh sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản, ức chế sự hoạt động của vi khuẩn. Ngoài ra, không nên sử dụng tủ lạnh để bảo quản cơm quá 24 giờ. Và để đảm bảo chất dinh dưỡng trong cơm bạn cũng không nên hâm nóng cơm quá 2 lần
Như Quỳnh (Tổng hợp)
Theo anninhthudo
Thực phẩm 'đại kỵ' với người cao huyết áp, thèm đến mấy cũng tránh cho xa Có khá nhiều thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin, tốt cho sức khỏe hoặc những 'món' ưa thích của nhiều người như rượu bia, nước trà, đồ ăn nhanh... nhưng lại 'đại kỵ' với người bệnh bị cao huyết áp. Ảnh minh họa: Internet Ngoài việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với người bệnh cao...