Không hút thuốc, uống rượu vì sao vẫn mắc ung thư phổi?
Ung thư phổi là một trong những ung thư đứng hàng đầu và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư ở nam giới.
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư phổi, đây thực sự là con số đáng báo động.
Hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ung thư phổi. Khoảng 90% bệnh nhân ung thư phổi nam giới là người hút thuốc. Những người hút thuốc thụ động trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn gấp đôi so với những người không hút thuốc lá.
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư phổi (Ảnh minh họa: Getty).
Tuy nhiên, có những người không thuốc lá, không rượu bia, thường xuyên tập thể dục nhưng vẫn mắc bệnh ung thư phổi.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về căn bệnh này:
Nguyên nhân của bệnh ung thư phổi là gì?
Ngoài việc hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc, hít phải một số khí phóng xạ, chất hóa học, tiếp xúc với bức xạ và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi, thói quen sinh hoạt kém, khả năng miễn dịch suy yếu và các lý do khác sẽ làm tăng khả năng phát triển ung thư phổi. Vì vậy, ngay cả những người không hút thuốc cũng nên chú ý đến môi trường sống và thói quen của mình.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi là gì?
Ho dai dẳng không hết là một trong các dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi. Hãy chú ý đến kiểu ho, nếu kiểu ho thay đổi, chẳng hạn từ ho khan sang ho ra chất nhầy hoặc máu, bạn nên đi khám bác sĩ. Một số dấu hiệu khác có thể kể đến như khó thở, đau ngực ngay cả khi bạn không tập luyện gắng sức.
Video đang HOT
Khi bệnh ở giai đoạn nặng, bệnh nhân thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sưng hạch bạch huyết ở cổ, sưng cổ, mặt và tay, chướng bụng, đau xương, nhức đầu…
Các giai đoạn của bệnh ung thư phổi
Có 4 giai đoạn của bệnh ung thư phổi, và các giai đoạn khác nhau có các triệu chứng khác nhau:
Giai đoạn một: Khối u trong phổi.
Giai đoạn 2: Khối u di căn đến hạch bạch huyết.
Giai đoạn thứ ba: khối u đã di căn đến bạch huyết trung thất, có thể chia thành 3A, 3B, 3C.
Giai đoạn 4: Khối u đã di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.
Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao như thế nào?
Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc. 1/10 người hút thuốc bị ung thư phổi. Hút thuốc lá thụ động thường xuyên sẽ làm tăng rất nhiều khả năng mắc bệnh ung thư phổi, cao gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường. Vì vậy, những người hút thuốc lá nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt.
Hôi miệng có thể cảnh báo ung thư phổi?
Ung thư phổi đôi khi có thể được đánh giá bằng cách phân tích mùi hơi thở. Bởi vì bệnh nhân ung thư phổi có các hóa chất bay hơi khác người khỏe mạnh khi họ hít thở, và những hóa chất này là nguồn gốc của hơi thở có mùi hôi, hiện nay tình trạng này có thể được phát hiện bằng công nghệ mũi điện tử.
Phòng ngừa ung thư phổi như thế nào?
Để phòng ung thư phổi hãy tránh xa thuốc lá, thực hiện khám sức khỏe định kỳ, khám tầm soát phát hiện sớm căn bệnh này. Ngoài ra việc giữ thói quen sinh hoạt khoa học, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp vận động, tập luyện thể thao đều đặn, cải thiện vệ sinh môi trường nhất là khu công nghiệp và tránh tiếp xúc với khói bụi cũng là biện pháp ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả.
Uống rượu bia và hút thuốc lá cùng một lúc gây hại đến mức nào?
Rượu bia hay thuốc lá đều gây hại cho sức khỏe nên khi kết hợp cả 2 thứ đó nguy cơ mắc các bệnh ung thư tăng lên rõ rệt và hủy hoại bạn theo thời gian.
Vừa uống bia rượu và sử dụng thuốc lá nguy cơ mắc ung thư cao
Trên thực tế, việc hút thuốc khi uống rượu bia còn khiến cồn ngấm vào máu nhanh hơn, và bạn càng dễ dàng mất tỉnh táo. Khi uông rươu hay bia cùng với thói quen hút thuốc lá, nó không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: ung thư vòm họng, phôi... mà còn tôn thương cho cả não.
Các nhà nghiên cứu ở Heidelberg cho rằng: "Xác suất sinh ung thư thực quản tăng gấp 18 lần nếu uống mỗi ngày hơn 80g rượu (khoảng ba ly bia). Tỉ lệ này nhảy vọt lên đến bốn lần nếu đi kèm với thuốc lá. Cũng với tỉ lệ này, người ung thư ruột già thì khổ hơn nữa vì chỉ cần 50g rượu (khoảng hai ly bia mỗi ngày) thì sẽ rơi vào tầm ngắm của bệnh ung thư.
Đối với phụ nữ, chỉ cần tiêu thụ mỗi ngày có 10g rượu bia kèm theo thuốc lá thì cũng đủ để cơ thể hứng chịu bệnh tật.
Uông bia rươu nhiêu đã đươc chưng minh làm tăng rõ rêt nguy cơ măc các loại ung thư khoang miêng, ung thư hâu họng, ung thư thanh quản, ung thư thưc quản (Ảnh minh họa)
Tất cả tỉ lệ vừa kể đều nhân đôi nếu mức thu nhập bình quân mỗi ngày hơn 90g rượu và hơn 20 điếu thuốc. Bình quân nghĩa là cho dù không uống mỗi ngày nhưng hễ đụng trận thì "không say không về" thậm chí còn tai hại hơn mỗi ngày lai rai ba sợi".
Nghiện rượu và thuốc lá là tự sát. Nhưng nhiều người vẫn chủ quan biện hộ rằng: Nếu thiếu điếu thuốc bên ly bia cốc rượu thì cuộc sống sẽ vô cùng tẻ nhạt". Cho nên các cảnh báo đều có vẻ bị phớt lờ đi khi hậu quả chưa thật sự diễn ra. Và hình ảnh nam thanh nữ tú vừa uống rượu bia vừa phì phèo khói thuốc vẫn ngày càng tăng ở nước ta, đến mức báo động - báo động về một tương lai Việt Nam được xếp vào một trong những nước có số lượng người chết vì bệnh ung thư do thuốc lá và bia rượu nhiều nhất thế giới.
Báo cáo dựa trên nghiên cứu về mối liên quan giữa việc sử dụng rượu và thuốc lá cho thấy những người đam mê cả hai có nguy cơ cao hơn mắc ung thư họng, thanh quản, thực quản, miệng... Nguy cơ này cao gấp 30 lần so với những người tiêu thụ hoặc rượu hoặc thuốc lá.
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo không có một mức tiêu thụ rượu bia nào được coi là an toàn. Ngoài ra, uống rượu cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ung thư, bao gồm cả cách thức hoạt động của một số loại thuốc hóa trị.
Rượu bia và ethanol được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IRAC) xếp vào nhóm chất gây ung thư gồm: ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Theo đó, không có ngưỡng uống rượu bia nào là an toàn để phòng bệnh ung thư.
Ủy ban về các chất gây ung thư Anh (CoC) cũng cho rằng việc uống rượu bia, ngay cả một lượng nhỏ cũng làm tăng nguy cơ của một số bệnh ung thư so với những người không uống. Các nguy cơ mắc ung thư liên quan đến rượu bia giảm dần theo thời gian từ khi ngừng uống rượu bia, nhưng có thể phải mất nhiều năm trước khi nguy cơ giảm xuống ở mức như những người bình thường chưa bao giờ uống rượu bia.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, với các bệnh ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, người uống khoảng 1,5 đơn vị rượu một ngày có nguy cơ tăng khoảng 5 lần đối so với những người không bao giờ uống hoặc chỉ thỉnh thoảng uống. Thậm chí, người chỉ uống không quá một ly mỗi ngày cũng có nguy cơ cao hơn 20% so với người không uống rượu.
Ảnh minh họa
Giảm tiêu thụ rượu đồng nghĩa giảm nguy cơ mắc ung thư. Vì thế, Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IRAC) khuyên mọi người tốt nhất không nên uống rượu bia hoặc nếu có uống thì nên giới hạn mức độ. Cụ thể, nam/nữ giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn một ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và chấn thương. Không nên uống quá 4 đơn vị cồn trong một lần uống bất kỳ để giảm nguy cơ bị tai nạn thương tích do rượu bia.
Người dưới 18 tuổi không nên uống rượu bia. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tốt nhất không nên uống rượu bia, nếu uống có thể gây hại cho bào thai và cho trẻ bú mẹ. Để giảm lượng cồn dung nạp vào cơ thể thì phải có vài ngày không uống rượu bia trong một tuần.
Một đơn vị cồn của Tổ chức Y tế Thế giới bằng 10 g cồn nguyên chất, tương đương với 3/4 chai bia 330 ml (5%), một ly rượu vang 100 ml (13,5%), một cốc bia hơi 330 ml, hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).
5 lưu ý quan trọng để phòng ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 sau ung thư dạ dày, phổi, vú, vòm. Đây là căn bệnh có thể tầm soát phát hiện sớm, tiên lượng điều trị tốt ở giai đoạn sớm. Trên thực tế, có tới 70-80% bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở Việt Nam được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn....