Vì sao bia rượu không nên xuất hiện trong bữa cơm gia đình?
Chỉ “uống vui” 3 chén rượu nhỏ, bạn đã nạp vào cơ thể quá khuyến cáo 3 lần về mức tiêu thụ đồ uống có cồn này.
Nguy cơ ung thư cũng tăng lên dựa vào lượng cồn nạp vào cơ thể.
Rượu làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Uống càng nhiều rượu, nguy cơ ung thư càng cao. Nhưng đối với một số loại ung thư, đáng chú ý nhất là ung thư vú, tiêu thụ một lượng nhỏ rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ.
Theo Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ, người uống bia rượu từ trung bình đến nặng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng và thanh quản từ 2 – 5 lần so với người không uống bia rượu.
Đối ung thư thực quản chỉ cần có uống bia rượu sẽ làm tăng từ 1,3 – 5 lần so với người không uống bia rượu.
Ung thư gan làm tăng gấp 2 lần ở những người có uống bia rượu nhiều, đặc biệt nguy cơ tăng cao ở người uống nhiều bia rượu mà lại có kèm theo nhiễm virus viêm gan B hoặc C.
Video đang HOT
Nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ cũng tăng từ 1,23 – 1,6 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều.
Ung thư đại tràng cũng tăng từ 1,2 – 1,5 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều. Nếu uống bia rượu đồng thời có hút thuốc lá sẽ làm tăng cao khả năng ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản hơn người chỉ uống rượu hoặc hút thuốc lá đơn thuần. Uống bia rượu nhiều làm tăng nguy cơ ung thư tụy từ 1.17-1.74 lần.
Trong khi đó, nhiều người uống rượu bia như một thói quen, rồi thành nghiện. Bởi khi uống bia rượu chỉ sau 5 phút đã có tác động lên não làm tăng tiết dopamin giúp cho cơ thể khoan khoái dễ chịu và có phần hưng phấn quên hết mệt nhọc.
Vì thế, hãy nghĩ về những tác hại nguy hiểm của rượu bia để hạn chế đồ uống có cồn này.
Những người uống rượu nên hạn chế uống không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ. Giới hạn được khuyến nghị của nữ giới thấp hơn vì kích thước cơ thể của họ nhỏ hơn và khả năng đào thải rượu chậm hơn.
Một đồ uống có cồn được định nghĩa là 1 lon/chai bia nhỏ (341ml), 1 ly rượu vang, hoặc 1 chén nhỏ rượu mạnh (từ 40% cồn trở lên). Về nguy cơ ung thư, điều quan trọng là lượng đồ uống cồn bạn tiêu thụ chứ không phải là loại đồ uống cồn nào bạn chọn dùng.
Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư thực quản
Ung thư thực quản là một trong 10 loại ung thư thường gặp ở nam giới, đứng thứ 3 trong các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa sau ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết, trong một lần sang BV K chuyển giao kỹ thuật nội soi bằng phương pháp nhuộm màu, phóng đại, chuyên gia người Nhật cho rằng, tình trạng uống rượu nặng khiến nhiều nam giới Việt có nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Chuyên gia người Nhật, BS Kohei Takizawa, Trung tâm ung thư Shizuoka Nhật Bản đánh giá, tại Nhật, căn bệnh ung thư thực quản tỉ lệ mắc không cao, có thể là do người Nhật uống rượu nhẹ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống rượu và thêm thuốc lá sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các loại ung thư, trong đó có ung thư thực quản.
Theo số liệu của Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ, người uống rượu có nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.
Theo đó, người uống bia rượu từ trung bình đến nặng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng và thanh quản từ 2 - 5 lần so với người không uống bia rượu.
Đối ung thư thực quản chỉ cần có uống bia rượu sẽ làm tăng từ 1,3 - 5 lần so với người không uống bia rượu.
Ung thư gan làm tăng gấp 2 lần ở những người có uống bia rượu nhiều, đặc biệt nguy cơ tăng cao ở người uống nhiều bia rượu mà lại có kèm theo nhiễm virus viêm gan B hoặc C.
Nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ cũng tăng từ 1,23 - 1,6 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều.
Ung thư đại tràng cũng tăng từ 1,2 - 1,5 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều. Nếu uống bia rượu đồng thời có hút thuốc lá sẽ làm tăng cao khả năng ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản hơn người chỉ uống rượu hoặc hút thuốc lá đơn thuần. Uống bia rượu nhiều làm tăng nguy cơ ung thư tụy từ 1.17-1.74 lần.
Tại Việt Nam, ung thư thực quản đứng là loại ung thư thường gặp trong những bệnh ung thư thường gặp nhất với 2.411 chẩn đoán mới, 2.222 ca tử vong mỗi năm và tỷ lệ mắc 8,7/100,000 dân.
Phần lớn bệnh nhân ung thư thực quản được phát hiện ở giai đoạn muộn với các triệu chứng rõ ràng như nuốt vướng, nghẹn tăng dần, ho khàn tiếng do khối u xâm lấn vào tổ chức lân cận, giai đoạn này thường không thể phẫu thuật được, điều trị hóa xạ trị đồng thời thường được chỉ định nhưng tiên lượng xấu tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt 20 %. Trong khi phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi đạt trên 90%.
Ung thư thực quản gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Với nam giới từ 40 tuổi trở lên có tiền sử hút thuốc, uống nhiều rượu, lại có cảm giác nuốt nghẹn nuốt vướng thì nên đi khám sớm để kịp thời phát hiện nguy cơ, điều trị sớm kiểm soát bệnh.
Còn để phòng căn bệnh này, nên hạn chế bia rượu, thuốc lá, có lối sống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây, vận động đều đặn mỗi ngày.
Nhận diện dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản Nuốt nghẹn là dấu hiệu ung thư thực quản thường gặp nhất. Nhưng căn bệnh này cũng có thể gây các triệu chứng nói khàn, ho kéo dài, nước bọt tiết nhiều không rõ cơ chế... Tại Việt Nam, ung thư thực quản đứng thứ 15 trong những bệnh ung thư thường gặp nhất với 2.411 chẩn đoán mới, 2.222 ca tử vong...