Không hút thuốc, huyết áp cao, tiểu đường… nhưng bị mỡ bụng thì nguy cơ gì?
Một nghiên cứu mới phát hiện cho dù bạn có uống bao nhiêu loại thuốc hoặc kết quả xét nghiệm máu tốt thế nào thì việc duy trì vòng eo khỏe mạnh là yếu tố quan trọng nhất để ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.
Bạn không hút thuốc, không bị tiểu đường, không huyết áp cao, không béo phì. Nhưng nếu bạn bị mỡ bụng, sẽ vẫn dễ xảy ra các cơn đau tim và đột quỵ – Ảnh minh họa: Shutterstock
Và ngay cả khi bạn không hút thuốc, không bị tiểu đường, không huyết áp cao, không béo phì, nhưng nếu bạn bị mỡ bụng, sẽ vẫn dễ xảy ra các cơn đau tim và đột quỵ, theo CNN.
Từ lâu, người ta đã biết rằng, một người, cho dù gầy, nhưng nếu có mỡ bụng, sẽ tăng nguy cơ xảy ra cơn đau tim lần đầu.
Nhưng nghiên cứu mới nhất, vừa được công bố trên Tạp chí Tim mạch phòng ngừa châu Âu, tiến sĩ Hanieh Mohammadi thuộc Viện Karolinska ở Stockholm (Thụy Điển) lần đầu tiên phát hiện thấy béo bụng không chỉ làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ lần đầu, mà còn làm tái phát cơn đau tim hoặc đột quỵ tiếp theo.
Những người sống sót sau cơn đau tim, nếu có nhiều mỡ bụng, có nguy cơ xảy ra cơn đau tim tiếp theo cao hơn.
Nghiên cứu đã theo dõi hơn 22.000 bệnh nhân Thụy Điển, sau khi xảy ra cơn đau tim lần đầu và xem xét mối liên quan giữa vòng eo và các biến cố tim mạch do động mạch bị tắc nghẽn, như đau tim và đột quỵ. Hầu hết bệnh nhân đều bị tích tụ mỡ bụng khá nhiều.
Bệnh nhân được theo dõi trong gần 4 năm, với 1.232 nam giới và 469 phụ nữ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy, một người, cho dù không hút thuốc, không bị tiểu đường, không huyết áp cao, không béo phì, nhưng nếu bị mỡ bụng, sẽ vẫn có nguy cơ xảy ra các cơn đau tim và đột quỵ cao hơn.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng vòng eo quan trọng hơn cân nặng và khuyên các bác sĩ nên đo vòng eo của bệnh nhân để xác định những người có nguy cơ, theo CNN.
Kết quả chỉ ra, nguy cơ mắc bệnh tim mạch như đau tim hoặc đột quỵ càng tăng cao khi vòng eo càng cao, đặc biệt ở nam giới, cao nhất đối với nam giới có vòng eo trên 102 cm và nữ giới trên 88 cm.
Tiến sĩ Mohammadi cho biết nam giới có thể có nhiều mỡ nội tạng đi sâu vào bên trong cơ thể và quấn quanh các cơ quan quan trọng. Chất béo này có thể chuyển thành cholesterol – có thể tích tụ và làm cứng động mạch, cuối cùng dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục sẽ làm giảm mỡ bụng.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thường xuyên tập các bài tập tim mạch vừa phải, như đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, có thể giúp giữ eo. Tập luyện sức mạnh với tạ cũng có thể giúp ích nhưng các bài tập như ngồi lên gập bụng có thể làm nhỏ bụng nhưng không giảm mỡ nội tạng, theo CNN.
Theo thanhnien
Tăng sức khỏe tim trong năm mới như thế nào?
Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim bao gồm tuổi tác, tiền sử gia đình, hút thuốc, chế độ ăn uống kém, tiểu đường, béo phì, huyết áp cao, căng thẳng...
Bệnh tim có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị bằng cách lựa chọn lối sống lành mạnh - Ảnh minh họa: Shutterstock
Nhiều dạng bệnh tim có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị bằng cách lựa chọn lối sống lành mạnh. Sau đây là một vài điều bạn có thể làm để chăm sóc trái tim của mình vào năm 2020, theo trang tin The Health Site.
Từ bỏ hút thuốc
Những người hút thuốc nên bỏ thói quen này trước khi nó giết chết bạn. Hút thuốc được coi là một trong những nguyên nhân chính của bệnh tim mạch vành. Sử dụng thuốc lá cũng có thể gây ung thư, tiểu đường, lao và các bệnh nhiễm trùng đường thở khác.
Bỏ sử dụng thuốc lá có thể tạo ra một sự khác biệt lớn cho tim bạn, cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.
Cười thành tiếng
Cười thành tiếng có thể tốt cho trái tim của bạn. Theo các nhà nghiên cứu, cười có thể làm giảm hormone gây căng thẳng, giảm viêm trong động mạch và tăng mức lipoprotein mật độ cao (HLD), còn được gọi là cholesterol tốt, theo The Health Site.
Tập yoga
Tập yoga thường xuyên có thể giúp cải thiện sức khỏe tim của bạn. Ngoài việc cải thiện sự cân bằng, linh hoạt và sức mạnh của bạn, việc tập yoga có thể giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng. Yoga cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ăn cá
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc vận dụng một chế độ ăn giàu a xít béo omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. A xít béo omega-3 hiện diện rất nhiều trong nhiều loại cá, chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá trích. Ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần có thể giúp tránh bệnh tim, theo khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe, theo The Health Site.
Giảm lượng muối
Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng việc giảm lượng muối trung bình xuống chỉ còn nửa muỗng cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Chất natri trong muối có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Nạp quá nhiều natri có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, vốn là tác nhân rủi ro chính gây bệnh tim.
Tránh đồ ăn béo
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Rượu cũng chứa calorie. Vì vậy, bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi bước vào quán bar, vì uống quá nhiều rượu có thể gây hại cho tim của bạn, theo The Health Site.
Theo thanhnien
Ai cần tăng cân và ai cần giảm cân? Trọng lượng cơ thể quá nặng chắc chắn gây hại cho sức khỏe. Cơ thể càng nặng nề thì nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao càng tăng. Giảm mỡ bụng rất tốt cho sức khỏe vì mỡ khu vực này tích tụ nhiều ở các cơ quan nội tạng như tim, gan, tuyến tụy - Ảnh minh họa:...