Không có tiền đi học, nữ sinh đạt 28,75 điểm bật khóc nức nở
Dù đạt 28,75 điểm khối C, 27,45 điểm khối D nhưng trước hoàn cảnh bố tai biến liệt giường, mẹ sức khoẻ yếu, Hằng bật khóc nức nở vì lo sợ không có tiền vào Đại học.
Thủ khoa trường huyện
Kể từ lúc biết điểm thi tốt nghiệp, em Nguyễn Thúy Hằng (SN 2003, học sinh lớp 12A6, Trường THPT Hương Khê, Hà Tĩnh) bật khóc mỗi khi nhắc đến việc học Đại học. Trong khi một số bạn cùng trường đạt điểm thi cao, vui vẻ ăn mừng cùng gia đình thì cô học sinh nghèo lại nơm nớp lo sợ.
Hằng bật khóc trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình
Hằng có điểm khối C là 28,75 điểm (Văn 9,5; Lịch Sử: 9,25 và Địa Lý: 9,25 điểm. Cộng 0,75 điểm ưu tiên) và khối D 27,45 điểm (Anh 9,4 điểm; Toán 7,8 điểm và Văn 9,5 điểm. Cộng 0,75 điểm ưu tiên). Em trở thành thủ khoa khối C của Trường THPT Hương Khê trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay.
Nữ sinh nhà nghèo ứa nước mắt bởi đường đến giảng đường đại học còn gian nan
Với số điểm trên, Hằng đăng ký NV1 vào Trường Học viện báo chí và tuyên truyền, NV2 vào ngành Luật Kinh tế của Đại học luật Hà Nội. Dù nhiều ngôi trường đại học rộng mở đón chào em nhưng con đường đến với giảng đường đại học của Hằng còn lắm gian nan. Nữ sinh lo sợ không có tiền nhập học bởi gia cảnh của em vô cùng éo le, bố bị tai biến liệt nửa người, mẹ sức khỏe lại yếu.
Ngôi nhà xập xệ là tài sản duy nhất của gia đình
Trong căn nhà xập xệ, tồi tàn, bà Nguyễn Thị Dần (SN 1974), mẹ của Hằng khóc đến đỏ mắt. Thương con nhưng bà không biết xoay xở, lấy tiền ở đâu ra để lo cho con ra Hà Nội. “Mẹ em không biết chữ, bố lại liệt giường mấy chục năm nay, đó là động lực để em nghĩ phải học để tự mình thoát ra khỏi sự khó nghèo, để có tiền chữa bệnh cho bố. Nhưng giờ…” , cô trò nghèo có khuôn mặt hiền lành cứ nấc lên.
Mẹ của Hằng khóc đỏ mắt bởi nỗi lo trước ngày nhập học của con gái
Bố của Hằng là thầy giáo, sau cơn tai biến bị liệt nửa người
Năm 1992, bố của Hằng là thầy Nguyễn Kim Đường (sinh năm 1964) bị liệt nửa người sau đột quỵ do tai biến. Không nói được nữa, thầy phải từ bỏ việc dạy học. Kể từ đó trí nhớ lúc nhớ lúc quên.
Khát khao thay đổi số phận
Lớn lên trong sự khó khăn, thiếu thốn đủ bề, bố mẹ ốm đau thường xuyên, hễ ai nhắc đến bố mẹ, Hằng lại xúc động. Cô học trò nhỏ nhắn chỉ nặng vỏn vẹn 40kg nhưng luôn nỗ lực vươn lên. Năm nào Hằng cũng đạt học sinh giỏi toàn diện, em còn đạt danh hiệu học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ Văn.
Video đang HOT
Hằng muốn được đi học để thay đổi số phận
“Có những đêm học bài khuya, thấy bố đau mà không có tiền mua thuốc. Sức khỏe mẹ yếu nhưng mẹ vẫn ra đồng làm việc, cóp nhặt từng đồng tiền nhỏ để em có thể học hết lớp 12. Em mong được đi học đại học, có nghề nghiệp ổn định, tự tay mua cho mẹ nhưng món đồ mẹ thích…” , Hằng nghẹn lòng nói.
Mẹ của Hằng thường xuyên ốm yếu, bố lại liệt người không thể lao động phụ giúp gia đình. Cả nhà dựa vào mấy sào ruộng nhưng phải thuê người làm. Năm bà nội Hằng mất, tiền phúng viếng để lại cho mấy cha con mua được con bò làm giống. Từ đó đến nay, bà Dần cắt cỏ chăn bò, nuôi bê con lấy làm nguồn thu nhập chính cho cả nhà, lo thuốc thang cho chồng.
Bà Dần cũng mong con có tương lai tốt đẹp hơn
Cô học trò ngoan hiền mong có tiền đi học, trưởng thành để phụ giúp bố mẹ
Ngồi cạnh con, bà Dần rớm nước mắt. Ngoài tình thương dành cho gia đình, bản thân bà mù chữ, lại không nhanh nhẹn như bao người phụ nữ khác, chẳng biết làm gì cho cô con gái bé bỏng.
Khi hỏi về việc sắp tới lấy tiền ở đâu để cho con gái đi học, bà bần thần: “Tôi không biết cố được đến bao giờ, nhưng sẽ cố tằn tiện kiếm thêm tiền. Phần còn lại rất mong các nhà hảo tâm nâng đỡ, hỗ trợ cháu”.
Lãnh đạo UBND xã Phú Phong, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh cho biết, nữ sinh Nguyễn Thúy Hằng có hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
“Gia đình Hằng thuộc hộ cận nghèo của xã, bố mẹ sức khỏe yếu. Cuộc sống khó khăn nhưng Hằng luôn nỗ lực trong học tập. Sắp tới đây cháu dự định ra Hà Nội nhập học, mong rằng nhà hảo tâm giúp đỡ để nữ sinh có kinh phí học tập như bao bạn bè” , lãnh đạo UBND xã Phú Phong nói.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Em Nguyễn Thúy Hằng, xóm 3, xã Phú Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0326155222 (Em Hằng)
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.221 (Nguyễn Thúy Hằng)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148 . Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436
Á khoa khối C toàn quốc chia sẻ bí quyết tự học
Nói không với học thêm, nữ sinh nhà nghèo tự học xuất sắc trở thành Á khoa khối C toàn quốc.
Nói không với học thêm
Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, với 29 điểm xét tuyển khối C (Ngữ văn: 9; Lịch sử: 9,75; Địa lý 9,75) em Phan Thị Kim Chi - học sinh lớp 12C, Trường THPT Đặng Thai Mai đã xuất sắc trở thành 1 trong 7 Á khoa khối C toàn quốc.
Đến ngôi nhà nằm dọc lưng chừng núi thuộc xóm Xuân Hiền, xã Thanh Xuân (Thanh Chương), chúng tôi gặp Kim Chi khi em đang phụ bố hái chè. Cô gái có vóc dáng mảnh khảnh, nụ cười tỏa nắng lễ phép trò chuyện.
"Em cảm thấy rất vui vì sự cố gắng của mình đã đạt được như mong đợi và khá bất ngờ với điểm môn Ngữ văn, vì em tự chấm được 9 điểm, kết quả lại tăng thêm 0,5 điểm. Còn môn Địa lý và Lịch sử em khá nuối tiếc vì 2 câu sai đó ban đầu em đã làm đúng" - Chi chia sẻ.
Kim Chi không đăng ký ôn lò học thêm như các bạn, mà em chỉ tự học. Ảnh: Diệp Phương
Nói về quá trình ôn thi của mình, Kim Chi bật mí: "Trước lúc vào bàn học em luôn tự đặt mục tiêu cho bản thân để thực hiện. Đối với các môn học để đáp ứng kỳ thi tốt nghiệp chỉ cần đạt điểm trung bình như: Toán, Tiếng Anh thì em sẽ cố gắng học và ghi nhớ bài trên lớp. Còn về nhà em sẽ chỉ chú tâm vào học 3 môn thi đại học là Văn, Sử, Địa".
Điều đáng nói, Kim Chi không đăng ký ôn lò học thêm như các bạn, mà em chỉ tự học. Theo Chi, học khối C điều quan trọng nhất là sự tập trung cao độ và nắm rõ mấu chốt vấn đề, sự kiện. Vì thế, em đã học thuộc lòng các kiến thức trong sách giáo khoa, nắm vững bản chất và luyện nhiều mã đề các năm trước và đề nâng cao.
Để tăng khả năng ghi nhớ, Chi chọn khung giờ từ 2-6h sáng để học bài. Theo Chi, đây là khung giờ lý tưởng, nửa đêm đến tờ mờ sáng là thời điểm yên tĩnh, dễ tập trung nhất trong ngày. "Em chú trọng phân bổ thời gian học đều cả 3 môn, 2 tiếng đầu em dành để ôn luyện 2 môn, còn 2 tiếng cuối em sẽ dành cho môn còn lại, vì môn học sau thường khó tiếp thu hơn. Lúc trời tờ mờ sáng cũng là lúc em chuẩn bị đến trường. Nhà cách trường hơn 15 km nên hơn 6h là em đã đến trường để không bị muộn học".
Chúng tôi gặp Chi khi em đang phụ bố hái chè. Ảnh: Diệp Phương
Suốt 12 năm học Chi luôn là học sinh giỏi , năm lớp 8 và lớp 9 em liên tục đạt học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử; riêng lớp 12, em đạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử. Với 29 điểm ở kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Kim Chi là thí sinh có số điểm cao nhất Trường THPT Đặng Thai Mai, Á khoa khối C toàn quốc, lọt tốp 10 thí sinh điểm cao nhất khối C cả nước.
Dù cánh cửa đại học đang rộng mở phía trước, song, em còn nhiều lo lắng khi chi phí học đại học vượt xa kinh tế nhà mình. Kim Chi là con thứ 2 trong gia đình có 5 chị em, sau Chi còn có 3 em đang học lớp 2, lớp 7 và lớp 9. Nguồn thu nhập chính của gia đình phụ thuộc cả vào mấy sào ruộng lúa và chè quanh đồi. Mùa nông nhàn, bố em thường làm thêm phụ hồ, còn mẹ làm thuê bốc vác để kiếm tiền chi tiêu hàng ngày và nuôi các con đang tuổi ăn, tuổi lớn. Tuy gia đình đã thoát hộ nghèo cách đây vài năm nhưng cuộc sống thôn quê vẫn còn nhiều chật vật.
Sẽ làm thêm để nuôi ước mơ trở thành Luật sư
Ngày làm hồ sơ chọn ngành, chọn trường đại học, cô nữ sinh này được bố mẹ, người thân định hướng vào Học Viện An ninh Nhân dân. Trở thành chiến sỹ công an sẽ là niềm vinh dự đáng tự hào của gia đình. Ngoài ra, nếu đăng ký vào những ngành này áp lực về kinh phí học tập cũng sẽ được giảm bớt, không phải đóng học phí, lại có tiền trợ cấp hàng tháng. Đây được xem là ngành học "Vẹn cả đôi đường" dành cho Kim Chi. Nhưng cuối cùng, em đã quyết định đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường Đại học Luật, TP. Hồ Chí Minh.
Kim Chi cùng bố và em gái. Ảnh: Diệp Phương
Lý giải về điều này, Kim Chi thổ lộ: "Hồi học lớp 9 em bắt đầu biết xúc với internet. Khi đó em tình cờ đọc được một bài luận về ngành Luật, em đã rất hứng thú. Từ giây phút đó em luôn tò mò, muốn tìm hiểu về ngành Luật. Em thích những lập luận đanh thép, dùng kiến thức về pháp luật để bào chữa cho người yếu thế đòi lại lẽ phải. Hiểu về luật pháp cũng sẽ giúp em có cách nhìn đúng đắn hơn về cuộc sống và dần hoàn thiện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội. Vốn là một đứa thích tự do, có chính kiến và cá tính mạnh nên em nghĩ mình không phù hợp với môi trường kỷ luật cao ở trường an ninh. Tuy chọn ngành Luật em sẽ vất vả, nhưng được theo đuổi điều mình yêu thích em sẽ có nhiều niềm vui và cảm hứng để chinh phục".
Nói về con gái, ông Phan Văn Triều - bố Chi chia sẻ: "Từ bé, Chi đã rất hiểu chuyện, ngoài giờ học, cháu thường giúp mẹ làm việc nhà, phụ bố hái chè, và bảo ban các em học bài. Gia đình tôi rất vui mừng khi biết điểm thi của cháu. Tuy chăn nuôi thua lỗ, kinh tế gia đình đang chật vật nhưng chúng tôi sẽ cố gắng vay mượn, xoay xở hết sức để Chi được vào đại học".
Thành tích học tập đáng ngưỡng mộ của Á khoa khối C toàn quốc Phan Thị Kim Chi. Ảnh: Diệp Phương
"Vạn sự khởi đầu nan", Kim Chi nói, dẫu chặng đường phía trước còn nhiều thử thách nhưng nhất định em sẽ không bỏ cuộc. Đại học không chỉ là hành trình hiện thực hóa ước mơ, mà đó là nơi để Chi khám phá ra nhiều góc nhìn thú vị của cuộc sống, cũng như kết thêm nhiều bạn mới. Sau khi nhập học và làm quen với môi trường mới, Chi sẽ tìm việc làm thêm để bố mẹ đỡ vất vả hơn.
Sở dĩ, động lực để Chi luôn tự tin nói rằng mình có thể sống tự lập sau khi vào đại học chính là noi gương chị gái của Chi. Chị gái của em hiện đang theo học chuyên ngành kế toán và tiếng Trung tại một trường cao đẳng ở Đà Nẵng. Từ khi nhập học, chị gái Chi cũng đã làm thêm rất nhiều việc ngoài giờ lên lớp từ: shipper, bồi bàn quán cà phê, rửa bát... mỗi tháng kiếm được từ 3 - 4 triệu đồng để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt mà không cần đến tiền trợ cấp của gia đình.
Với 29 điểm xét tuyển khối C, em Phan Thị Kim Chi - học sinh lớp 12C, Trường THPT Đặng Thai Mai đã xuất sắc trở thành 1 trong 7 Á khoa khối C toàn quốc. Ảnh: NVCC
Trong cái khó thường ló cái khôn, dẫu không được chọn nơi mình sinh ra nhưng sẽ được chọn cách mình sống. Chính hoàn cảnh khó nghèo đã hun đúc nên sự bản lĩnh, ý chí tự lập từ sớm ở hai chị em Kim Chi. Xã hội năng động và hội nhập ngày nay sẽ là mảnh đất tốt cho những người ham học hỏi, thích khám phá, chinh phục kiến thức và biết nuôi dưỡng ước mơ như Chi.
Chia sẻ về học trò của mình, cô Phạm Thị Bình - Giáo viên chủ nhiệm cho biết: "3 năm cấp 3 em ấy luôn là học sinh giỏi tốp đầu của trường. Ở lớp Kim Chi là một học sinh chăm ngoan, cầu tiến, sắp xếp thời gian học bài rất khoa học. Với số điểm em ấy đạt được trong kỳ thi vừa qua, Kim Chi đã trở thành người có điểm thi cao nhất Trường THPT Đặng Thai Mai từ trước đến nay. Mong rằng, Chi sẽ tiếp tục mạnh mẽ, cố gắng chạm đến ước mơ của mình"./.
Nữ sinh huyện đảo chia sẻ bí quyết học giỏi môn Lịch sử Trần Nguyễn Huyền Nhi, Trường THPT Cô Tô, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) được bạn bè, thầy cô biết đến là một nữ sinh chăm ngoan, học giỏi. Nữ sinh Trần Nguyễn Huyền Nhi. 28,25 điểm khối C, trong đó có điểm 10 môn Lịch sử trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua là kết quả xứng đáng cho những năm...