Khô mắt dùng thuốc gì?
Khô mắt là một hội chứng mạn tính nên hầu như khó điều trị khỏi hoàn toàn. Việc dùng thuốc hay liệu pháp điều trị cần phụ thuộc nguyên nhân.
Các biện pháp điều trị khô mắt hiện nay thường là: Dùng nước mắt nhân tạo, duy trì phim nước mắt trên bề mặt nhãn cầu, làm tăng tiết nước mắt, điều trị viêm…
Dùng nước mắt nhân tạo điều trị khô mắt
Đây là biện pháp điều trị khô mắt đầu tiên thường được chỉ định. Các thuốc nhỏ mắt có chứa các thành phần là những chất bôi trơn hoặc nước mắt nhân tạo như: Glycerin, polyvidon, polyvinyl alcohol… có tác dụng làm tăng độ ẩm cho mắt và giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt.
Trường hợp khô mắt nhẹ, tra nước mắt nhân tạo thường xuyên để tạo độ ẩm cho mắt. Nước mắt nhân tạo có thể giúp làm giảm triệu chứng khô mắt, nhưng không có chứa các thành phần khác như kháng thể, vitamin, chất dinh dưỡng như nước mắt tự nhiên.
Tuy nhiên, những trường hợp bị khô mắt vừa và nặng thì việc sử dụng nước mắt nhân tạo là chưa đủ, và cần có các phương pháp khác bổ sung.
Lưu ý: Nên chọn các loại nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản vì chất bảo quản sẽ gây độc cho mắt khi sử dụng kéo dài. Nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản có ưu điểm là không gây viêm hoặc làm tổn thương các tế bào nhạy cảm ở đáy mắt, nhưng giá thành khá cao.
Dùng nước mắt nhân tạo có tác dụng làm tăng độ ẩm cho mắt và giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt.
Duy trì phim nước mắt
Là phương pháp có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu do khô mắt thông qua biện pháp giữ cho nước mắt tự nhiên ở lâu trong mắt hơn. Biện pháp này được thực hiện bằng cách ngăn không cho nước mắt chảy qua đường lệ bằng cách chặn các điểm lệ bằng nút silicon hoặc phẫu thuật đóng điểm lệ vĩnh viễn.
Dùng thuốc theo đơn
Thuốc kháng viêm : Được chỉ định trong trường hợp bị viêm do khô mắt. Các thuốc chống viêm có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn do khô mắt gây ra, như: Thuốc kháng viêm corticosteroid (dexamethason, fluoromethason, prednisolon…). Thuốc kháng viêm không steroid (diclophenac, indomethacin…).
Với corticosteroid có hiệu quả tốt trong điều trị viêm nhưng khi sử dụng lâu dài, nó có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Tỉ lệ này xảy ra ở khoảng 30% người dùng thuốc. Đặc biệt nguy cơ càng cao hơn ở người lạm dụng thuốc, dùng thuốc kéo dài, không theo chỉ định của bác sĩ.
Kháng sinh điều trị khô mắt: Các kháng sinh được sử dụng để điều trị khô mắt do nhiễm khuẩn. Nên dùng thuốc kháng sinh phổ rộng như: Doxycyclin, erythromycin, neomycin, cloramphenicol, sulfacetamid, tobramycin, ofloxacin, polymycin B…
Video đang HOT
Thuốc nhỏ mắt ciclosporin: Là thuốc ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch từ đó ức chế quá trình viêm và hạn chế khô mắt.
Nhóm vi chất hỗ trợ điều trị khô mắt
Các thuốc có chứa vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin B2, kẽm, selen… là những chất chống oxy hóa. Các chất này giúp phòng ngừa bệnh khô mắt do lão hóa và cả những người thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại, tia lửa hàn điện, tia bức xạ, trong môi trường thiếu độ ẩm.
Alphalipoic acid: Là một chất chống oxy hóa có khả năng ức chế mạnh quá trình stress oxy hóa, thông qua đó làm tăng sản xuất nước mắt, phòng chống bệnh khô mắt hiệu quả.
Các vi chất khi dùng ở hàm lượng phù hợp, có thể ngăn ngừa được căn nguyên gây khô mắt và cải thiện đáng kể chức năng sản xuất dịch nước mắt của tuyến lệ đạo, đồng thời cũng đảm bảo đủ lượng nước mắt cần thiết để bảo vệ mắt, ngăn ngừa nguy cơ viêm, khô mắt xuất hiện.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị khô mắt
Khi đang dùng thuốc điều trị bệnh khô mắt, cần lưu ý dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi. Hạn chế tối đa thời gian làm việc với máy vi tính, thiết bị điện tử có ánh sáng xanh như tivi, ipad. Hạn chế đọc nhiều.
Trang bị kính râm khi đi ra đường.
Không nên sử dụng kính áp tròng trong quá trình điều trị.
Hằng ngày cần vệ sinh mắt đúng cách và tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu omega 3 (cá hồi, cá mòi, cá ngừ…); vitamin A (cà chua, cà rốt, ớt chuông…). Các loại thực phẩm này giúp tăng cường thị lực và hỗ trợ chữa lành chứng khô mắt.
Hạn chế sử dụng máy tính để phòng ngừa khô mắt.
Không nên quá lạm dụng các thuốc điều trị khô mắt vì nguy cơ gây phản ứng phụ nghiêm trọng khi dùng kéo dài.
Ngoài sử dụng thuốc, nên kết hợp với các phương pháp chườm ấm, massage mí mắt, rửa sạch mi mắt.
Các thuốc điều trị viêm, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng. Chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều hoặc tự ý ngưng thuốc.
Thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh, không được sử dụng cho mắt với thời gian quá một tuần.
Uống đủ mỗi ngày 8-10 cốc nước lọc.
Tạo thói quen chớp mắt thường xuyên khi đọc sách hoặc sử dụng máy tính trong thời gian dài.
Không nên để mắt làm việc quá sức, đặc biệt là cường độ làm việc quá mức trên máy tính. Nếu làm việc trên máy tính trong thời gian dài mà không để mắt nghỉ ngơi, sẽ khiến mắt không chỉ bị khô, mà còn phải điều tiết nhiều, gây nên cảm giác mệt mỏi cho mắt. Nếu làm phải sử dụng máy tính nhiều giờ, nên nghỉ ngơi mỗi giờ 1 lần, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút để mắt được thư giãn.
Không nên thức khuya để làm việc với máy tính hoặc xem tivi.
Không nên lạm dụng điều hòa.
Tạo điều kiện mắt được thư thái ở không gian sạch, nhiều cây xanh.
Tiêm vaccine phòng dại có hại thần kinh không?
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước.
Người dân có tâm lý chủ quan, e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương
1. Tiêm vaccine phòng dại có gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh hay quá trình phát triển không?
Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Văn phòng chương trình dại, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm mà hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Cách duy nhất để thoát khỏi bệnh dại là sử dụng vaccine phòng dại để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus dại.
Trước đây, Việt Nam sử dụng loại vaccine phòng bệnh dại được sản xuất bằng công nghệ cũ, từ mô não chuột. Loại vaccine này để lại một số các tác dụng phụ không mong muốn và gây ra nỗi lo sợ cho nhiều người dân.
Tuy nhiên, vaccine cũ đã bị dừng sản xuất và sử dụng từ năm 2007, thay thế hoàn toàn bằng vaccine mới được sản xuất bằng công nghệ tế bào nhập khẩu, an toàn, tinh khiết và hiệu quả cao, không có tác dụng phụ nguy hiểm đến hệ thần kinh và sự phát triển nói chung.
2. Tiêm vaccine phòng dại có gây tác dụng phụ gì không?
Với công nghệ sản xuất hiện đại, đến nay vaccine ngừa bệnh dại đảm bảo tính an toàn và hiệu quả bảo vệ rất cao. Vaccine dại ở Việt Nam đang sử dụng được nhập khẩu hoàn toàn, chính là vaccine tế bào an toàn và hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh dại cao, không có hại cho sức khỏe.
Vaccine dại không có chống chỉ định trong bất kỳ tình huống nào, kể cả các bà mẹ mang thai hay cho con bú hoặc trẻ sơ sinh, người mắc bệnh mạn tính, cấp tính... nếu bị chó mèo cắn đều tiêm chủng được mà không ảnh hưởng đến thai nhi hay sức khỏe của người tiêm chủng.
Một số phản ứng sau tiêm ít gặp tương tự như các loại vaccine dịch vụ khác như sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm hoặc có thể sốt nhẹ, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nghiêm trọng không ghi nhận có trong 20 năm trở lại đây kể từ khi dùng các loại vaccine công nghệ mới này.
Vì vậy, những người bị chó mèo cắn có thể hoàn toàn yên tâm tiêm chủng vaccine dại hiện nay.
Cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt sau khi bị chó mèo cắn.
3. Bị chó mèo cắn sau bao lâu thì cần tiêm vaccine phòng dại?
Trường hợp bị chó mèo cắn, cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt. Thời điểm tốt nhất là trong vòng 6h đầu tiên sau khi bị chó mèo cắn. Cũng giống như bất kỳ loại thuốc hay vaccine nào, người tiêm chủng cần lưu ý một số điều sau đây khi tiêm vaccine phòng dại:
Tuân thủ phác đồ tiêm chủng đầy đủ.
Kiêng dùng các loại thuốc gây ức chế, làm suy yếu hệ miễn dịch như thuốc điều trị sốt rét, thuốc chữa ung thư hay corticoid. Vì khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm chức năng, cơ thể sẽ không có khả năng sản xuất lượng kháng thể vừa đủ để duy trì sự ổn định của cơ thể sau khi tiêm phòng dại.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất.
Kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá...
Hạn chế vận động cường độ cao, làm việc nặng nhọc.
Nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn trong trường hợp gặp các tác dụng phụ như đau nhức, mẩn đỏ, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ...
Phương pháp mới đánh giá triển vọng của các liệu pháp điều trị ung thư Một báo cáo đăng trên tạp chí Cancer Cell ngày 15/2 cho biết các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát triển một công nghệ mới có thể giúp dự báo khả năng đáp ứng của bệnh nhân ung thư với liệu pháp miễn dịch áp dụng trong điều trị bệnh. Ảnh minh họa Theo Viện Công nghệ Israel (Technion), các nhà khoa...