Khi trẻ sốt cao có nên sử dụng thuốc phòng ngừa co giật?
Bé nhà tôi 18 tháng bị sốt cao co giật lần đầu tiên, lúc đó cháu sốt 40,5oC bác sĩ cho dùng thuốc diazepam chống co giật.
Sau đó 1 tháng cháu lại bị sốt, lần này mới 38,5oC cháu đã bị giật. Tôi có nên dự trữ thuốc này để phòng ngừa co giật mỗi khi con bị sốt không?
Nguyễn Thị Bình (Hà Nội)
Việc chỉ định dùng thuốc trong phòng ngừa co giật cho trẻ phải do bác sĩ chuyên khoa thần kinh nhi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán cơn co giật do đâu.
Video đang HOT
Để bạn hiểu rõ hơn về vai trò của các thuốc ngừa co giật, chúng tôi xin được chia sẻ như sau: Các thuốc phòng ngừa cơn co giật có thể làm giảm được nguy cơ tái phát co giật lành tính do sốt cao, nhưng hầu hết các cơn giật là lành tính thì yếu tố nguy cơ các tác dụng phụ của các thuốc này vượt trội hơn so với lợi ích của chúng.
Trong các nghiên cứu đã được phân tích và đánh giá thì việc sử dụng các thuốc chống co giật (như phenolbarbital, valproate hoặc sử dụng diazepam) cách quãng đường trực tràng thì làm giảm được nguy cơ co giật tái phát trong khoảng từ 6 tháng đến 2 năm, đồng thời với đó là gây tác dụng phụ lên khoảng 30-40% trẻ (ngủ gà, kích động, rối loạn chức năng nhận thức…). Do đó, việc sử dụng thuốc phải hết sức cân nhắc và thận trọng trên từng bệnh nhi.
Ngoài ra, các thuốc này ngừa các cơn co giật lành tính tái phát do sốt chứ không ngăn ngừa được các cơn co giật do bệnh động kinh. Gần đây, Tiểu ban Về co giật do sốt của Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ cũng đưa ra kết luận không khuyến cáo liệu pháp dùng liên tục hay ngắt quãng các thuốc chống cho giật cho trẻ bị co giật do sốt đơn thuần.
Tuy nhiên, đối với những trẻ có nguy cơ cao hơn trong tương lai phát triển thành chứng co giật mà không có sốt hoặc một số trẻ em, cơn co giật do sốt có thể là cơn đầu tiên của bệnh động kinh, thì việc ra quyết định điều trị cho những bé này cần phải cá nhân hóa từng trẻ dựa trên cân nhắc giữa nguy cơ tác dụng phụ của thuốc và lợi ích điều trị. Có thể khi con bị co giật, cha mẹ sẽ hết sức lo lắng, do đó điều quan trọng là bạn cần bình tĩnh và hợp tác với bác sĩ để lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý nhất cho con.
Theo Sức khoẻ & Đời sống
Bị sốt có nên đắp chăn?
Em sốt 39 độ C, lạnh run nên đắp chăn kín người, nghe mọi người nói trùm chăn có thể gây co giật. Xin bác sĩ tư vấn. (Thoa)
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Trả lời:
Người bị sốt thường sợ gió nên đóng kín cửa, đắp chăn dù đang sốt cao là một sai lầm. Khi sốt, người bệnh thường cảm thấy nóng trong cơ thể nhưng lạnh ở ngoài, càng đắp chăn càng lạnh, là do hiện tượng co mạch ngoại vi.
Đắp chăn không giúp hết lạnh mà càng khiến cơ thể khó thoát nhiệt dẫn đến tình trạng sốt kéo dài. Sốt cao không hạ thân nhiệt kịp thời sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây các biến chứng như co giật.
Khi bệnh nhân uống thuốc hạ sốt cần có cơ chế thoát nhiệt, trong đó thoát nhiệt qua đối lưu rất quan trọng. Muốn đối lưu thì phải có tốc độ dòng khí ở xung quanh mình, giống như vào ngày trời nóng bạn đi ra ngoài đường nếu có gió sẽ cảm thấy mát. Cơ thể có cơ chế thoát nhiệt qua da, nếu uống thuốc mà không có đối lưu thì không thoát nhiệt được.
Do đó, nguyên tắc quan trọng khi bị sốt là không được đắp chăn, không được đóng kín cửa mà phải mở cửa để không khí trong nhà lưu thông. Không nên mặc quá nhiều áo quần hoặc để cơ thể quá lạnh, hãy giữ thân nhiệt cơ thể ổn định sao cho người bệnh cảm thấy dễ chịu nhất. Với cách này chỉ một lúc sau người bệnh sẽ hết cảm giác rét.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng
Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai
Theo VNE
Cảnh giác: Bệnh viêm não do virus gây bệnh tay - chân - miệng gia tăng nhanh gấp 10 lần so với các tháng trước Khi trẻ bị viêm não sẽ có những biểu hiện co giật, sốt cao, hôn mê, giật liên tục, sốc, tử vong cần đưa đến bệnh viện. Bệnh viêm não do virus EV71 gia tăng gấp 10 lần Gần đây, Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai liên tục tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm não nặng do virus EV71 (là một trong những...