Khi nào trẻ được chẩn đoán cao huyết áp? Những dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em
Nhận biết sớm và chính xác dấu hiệu cao huyết áp ở trẻ em là điều cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em?
Cao huyết áp ở trẻ em thường không có dấu hiệu cụ thể. Bệnh chỉ được phát hiện khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường gây nguy hiểm ở trẻ. Tuy nhiên để phòng tránh và điều trị sớm thì việc tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em là điều cần thiết.
Nắm rõ các dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ dưới đây để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất.
1. Khi nào trẻ em được chẩn đoán cao huyết áp?
Cao huyết áp ở trẻ em thường chẩn đoán khó hơn ở người lớn. Bởi tình trạng bệnh phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, chiều cao, cân nặng của bệnh nhi. Theo đó nếu trẻ có chỉ số huyết áp cao hơn huyết áp của 95% trẻ em khác có cùng giới tính độ tuổi và chiều cao sẽ được chẩn đoán cao huyết áp.
Theo đó các chỉ số huyết áp bình thường của trẻ lần lượt là:
- Bé từ 1 – 12 tháng tuổi huyết áp bình thường có chỉ số từ 75/50mmHg đến 100/70mmHg.
- Với các bé từ 1 – 4 tuổi, mức huyết áp bình thường từ 80/50mmHg đến 110/70mmHg.
- Ở các bé từ 3 – 5 tuổi, mức huyết áp bình thường từ 80/50mmHg đến 110/70mmHg.
- Đối với các bé có độ tuổi từ 6 – 13, mức huyết áp bình thường từ 85/50mmHg đến 120/70mmHg.
- Khi trẻ em từ 13 – 18 tuổi, mức huyết áp bình thường từ 95/50mmHg đến 140/70mmHg.
Trong trường hợp các chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường nói trên thì trẻ sẽ được chẩn đoán là cao huyết áp. Lúc này phụ huynh cần có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp để tình trạng huyết áp của trẻ nhanh chóng ổn định.
Đọc thêm bài viết: Những điều cần biết về chỉ số huyết áp và ý nghĩa của các chỉ số.
Video đang HOT
Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em – Ảnh: Internet
2. Các dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em
Giống như người lớn, cao huyết áp ở trẻ em không có dấu hiệu đặc trưng nhất định. Tuy nhiên để nhận biết tình trạng bệnh chúng ta có thể dựa vào một số biểu hiện như: Nhức đầu, chóng mặt, nôn ói, đỏ bừng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực, giảm thị lực,…
Tuy nhiên đây chỉ là những dấu hiệu nhận biết tình trạng cao huyết áp cấp tính ở trẻ. Đối với các trường hợp trẻ bị cao huyết áp kéo dài nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em thường rất phức tạp. Mức độ nặng, nhẹ của các triệu chứng gây bệnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Dưới đây chính là một số triệu chứng thường gặp.
2.1. Đau nhức đầu, chóng mặt
Một trong những dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em chính là tình trạng nhức đầu, chóng mặt kèm theo mệt mỏi. Mặc dù dấu hiệu này thường không xuất hiện ở những trường hợp huyết áp tăng nhẹ. Những cơ đau đầu chỉ xuất hiện khi tình trạng bệnh đã trở nên ác tính.
Kèm với đau nhức đầu có thể xuất hiện những cơn chóng mặt đột ngột. Tình trạng chóng mặt có thể dẫn đến mất thăng bằng khiến việc đi lại khó khăn. Nguy hiểm hơn, nó là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ.
Do đó khi cơ thể trẻ xuất hiện những biểu hiện này, tốt hơn hết bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám trực tiếp. Việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
2.2. Đỏ bừng mặt, vã mồ hôi
Đỏ bừng mặt thường xảy ra khi các mạch máu bên trong bị giãn ra. Biểu hiện này có thể là phản ứng của một số tác nhân như phơi nắng, trời lạnh, ăn đồ cay, nóng… Đỏ bừng mặt cũng xảy ra khi bé căng thẳng, lo lắng về một điều gì đó.
Ngoài ra, khi hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc sau khi vận động với cường độ mạnh đều có thể dẫn đến cao huyết áp tạm thời.
Đỏ mặt và vã mồ hôi chính là dấu hiệu cho thấy huyết áp của bé đang tăng cao. Do đó, bạn cần lưu ý dấu hiệu nhận biết này để có biện pháp xử lý phù hợp.
Đỏ bừng mặt, vã mồ hôi là dấu hiệu của cao huyết áp – Ảnh: Internet
2.3. Đánh trống ngực ở trẻ
Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ chính xác nhất. Tình trạng đánh trống ngực thường có biểu hiện là nhịp tim đập nhanh hơn bình thường. Tim của người bệnh thường đập nhanh thình thịch hoặc chạy đua, giống như bỏ qua một số nhịp đập.
Đánh trống ngực thường xảy ra khi huyết áp của trẻ cao hơn chỉ số bình thường. Điều này khiến tim phải hoạt động mạnh hơn để đẩy máu vào các mạch máu. Nó giúp duy trì cung cấp máu phù hợp cho các mô của cơ thể.
Ngoài ra trẻ bị cao huyết áp mãn tính thường bị đau ngực nhẹ. Đây là dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em không thể bỏ qua. Bởi nó cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh để có phương hướng điều trị đúng.
2.4. Thị lực trẻ bị suy giảm
Khi bị cao huyết áp trong thời gian dài, các vấn đề thị lực có thể xảy ra. Bởi cao huyết áp khiến các mạch máu nhỏ bên trong mắt phải chịu áp lực dẫn đến tổn thương nhiều bộ phận. Một trong những bộ phận bị tổn thương nhiều nhất chính là võng mạc.
Các bệnh lý võng mạc do cao huyết áp ở trẻ có thể rất nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Một rong những hậu quả nghiêm trọng nhất là bệnh nhi có thể bị mất thị lực hoàn toàn.
Ngoài ra biểu hiện của cao huyết áp cũng có thể là những tổn thương thần kinh thị giác. Tất cả những yếu tố này đều khiến thị lực bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó, nếu phát hiện trẻ có triệu chứng này cần được thăm khám và điều trị sớm nhất.
2.5. Trẻ bị ra máu cam
Ra máu cam cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ trong giai đoạn đầu. Khi huyết áp của trẻ bị tăng một cách đột ngột sẽ gây ra máu cam và rất khó ngừng. Trong trường hợp này, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra huyết áp và điều trị kịp thời.
Ra máu cam cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ do cao huyết áp mãn tính. Nhất là trong trường hợp huyết áp bị tăng liên tục và khó kiểm soát.
Vì thế, ngay khi trẻ có dấu hiệu ra máu cam bạn cần phải kiểm soát tình trạng huyết áp liên tục. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp huyết áp mau ổn định.
Ra máu cam, dấu hiệu sớm của bệnh cao huyết áp ở trẻ – Ảnh: Internet
2.6. Buồn nôn
Buồn nôn và nôn cũng là dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ rất thường gặp. Tuy nhiên, triệu chứng này còn phụ thuộc nhiều bệnh lý khác.
Do đó, khi phát hiện dấu hiệu này bạn cũng nên tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe toàn thân cho trẻ. Đây là các tốt nhất để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm như: Suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận… có thể xảy ra.
Cao huyết áp ở trẻ em nguy hiểm không kém người lớn tuổi. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám sức khỏe định kỳ, đồng thời áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học. Theo dõi tình trạng huyết áp thường xuyên để phương pháp xử lý kịp thời.
Người đàn ông đột nhiên mù vì căn bệnh phổ biến
Ông Zhang, người Trung Quốc, đang ngồi làm việc thì mắt trái bỗng không nhìn thấy gì.
Cao huyết áp có thể gây ra những vấn đề như chóng mặt, nhức đầu, đánh trống ngực. Không chỉ vậy, căn bệnh này nếu không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt, thậm chí gây mù lòa.
Ông Zhang, 48 tuổi, sống ở Thâm Quyến (Trung Quốc) vừa trải qua cuộc chiến bảo vệ thị lực cách đây không lâu.
Ảnh minh họa: Healthline
Một hôm, ông Zhang đang đọc các báo cáo tài chính như thông lệ. Đột nhiên, mắt trái của ông không nhìn thấy gì. Ông vội gọi điện về nhà thông báo cho vợ. Người vợ lập tức chạy đến công ty của ông Zhang và đưa chồng tới bệnh viện. Trên đường đi, họ vẫn không xác định được lý do khiến ông Zhang bị bệnh.
Khi kiểm tra sức khỏe cho ông Zhang, bác sĩ phát hiện ra một vấn đề: huyết áp của bệnh nhân lên tới 200/110mmHg, cao hơn nhiều so với người bình thường. Tình trạng mù hóa chính là biến chứng của huyết áp tăng.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ được biết bệnh nhân thường chịu nhiều áp lực trong công việc và ham vui giải trí. Làm thêm giờ và thức khuya là chuyện thường ngày của ông.
Ngoài ra, ông Zhang còn có thói quen hút thuốc nhiều năm, rất ít khi đi khám sức khỏe. Suốt 3 năm qua, bệnh nhân chưa tới bệnh viện. Ông Zhang luôn nghĩ rằng cơ thể mình khỏe mạnh, không hề hay biết mình bị huyết áp cao tới vậy.
Bác sĩ cho biết, người bị huyết áp cao như ông Zhang dễ bị vỡ các mạch máu nhỏ ở võng mạc, dẫn đến giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Xử lý không đúng cách rất dễ gây ra tổn thương không thể khắc phục được.
Để phát hiện kịp thời bệnh cao huyết áp, mọi người nên đo huyết áp ít nhất 2 năm một lần. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao gồm những người có công việc áp lực cao, thói quen sinh hoạt thất thường. Họ nên đi khám sức khỏe định kỳ.
Ngoài việc dùng thuốc, lối sống lành mạnh cũng có thể làm giảm huyết áp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường vận động, hạn chế rượu bia, giảm cân... có thể giữ huyết áp ổn định.
Nắng gay gắt, người lớn, trẻ em thi nhau bệnh Nắng nóng là một trong những nguyên nhân liên quan đến nhiều bệnh ở người lớn và trẻ em. Những ngày qua, nhiệt độ ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam tăng cao, ban ngày có thể lên đến 37 độ C kèm theo chỉ số tia cực tím cực đại (UV) trong nắng có hại cho sức khỏe. Theo Trung tâm Dự...