Kháng thuốc hiện là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu
Các cơ quan y tế trên thế giới đang cảnh báo về mối đe dọa kháng kháng sinh với con người, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với khoảng 3.500 người chết mỗi ngày do kháng kháng sinh.
Đây là kết quả từ nghiên cứu mới nhất về kháng kháng sinh trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ được công bố trên chuyên trang y khoa The Lancet ngày 19.1.
Ước tính toàn diện nhất về tác động toàn cầu của tình trạng kháng thuốc kháng sinh cho thấy có hơn 1,2 triệu người chết trong năm 2019, và có khả năng hàng triệu người nữa, do hậu quả trực tiếp của nhiễm trùng gây nên bởi vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, theo The Guardian.
Kháng kháng sinh là mối đe dọa đối với mọi lứa tuổi. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Nghiên cứu cho biết tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang giết chết nhiều bệnh nhân hơn cả HIV/AIDS hoặc sốt rét. Số ca tử vong do HIV/AIDS và sốt rét trong năm 2019 được ước tính lần lượt là 860.000 và 640.000 người. Nghiêm trọng hơn, có đến hàng trăm nghìn trường hợp nhiễm trùng thông thường mà trước đây có thể điều trị được đã tử vong vì hiện tại vi khuẩn gây bệnh đã kháng thuốc. Kháng kháng sinh là mối đe dọa đối với mọi lứa tuổi, trong đó trẻ nhỏ có nguy cơ đặc biệt cao, với 1/5 trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.
“Những dữ liệu mới này cảnh báo quy mô thực sự của tình trạng kháng thuốc trên toàn thế giới và là một tín hiệu rõ ràng cho thấy phải có giải pháp ngay bây giờ để chống lại mối nguy hiểm này”, đồng tác giả của báo cáo, Giáo sư Chris Murray thuộc Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe tại Đại học Washington (Mỹ), nhận định với The Guardian.
Theo các nhà chuyên môn, kháng kháng sinh là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt. Do đó, tối ưu hóa việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh hiện có, đẩy mạnh theo dõi và kiểm soát nhiễm trùng, đồng thời đầu tư thêm kinh phí phát triển các loại thuốc kháng sinh và phương pháp điều trị mới là điều cấp thiết. Hiện tỷ lệ tử vong do kháng kháng sinh trực tiếp gây ra ước tính cao nhất ở khu vực cận Sahara châu Phi và Nam Á, lần lượt là 24 trường hợp tử vong trên 100.000 dân và 22 trường hợp tử vong trên 100.000 dân.
Video đang HOT
Những ai có nguy cơ tái nhiễm Covid-19 cao?
Một số người nghĩ rằng đã nhiễm Covid-19 sẽ không mắc Covid-19 nữa, cũng như bệnh sởi. Điều này là không đúng!
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet, người đã nhiễm Covid-19 - trung bình có nguy cơ tái nhiễm sau 6 tháng là 20%. Đối với người trên 65 tuổi, tỷ lệ này là 53%, theo Cnet.
Không tiêm chủng, có nguy cơ tái nhiễm cao hơn 2,34 lần
Một báo cáo của CDC Mỹ cho thấy những người đã nhiễm Covid-19, nếu không tiêm chủng, có nguy cơ tái nhiễm cao hơn khoảng 2,34 lần so với người đã tiêm chủng, theo Cnet.
Người nhiễm Covid-19 có dễ tái nhiễm không?. ẢNH SHUTTERSTOCK
Người bệnh có thể bị tái nhiễm Covid-19 nhiều lần, vì vậy tốt nhất nên tiêm chủng ngay sau khi khỏi bệnh.
Các ước tính dựa trên sự tiến hóa của virus, dự báo trong vòng 4 tháng sau khi nhiễm Covid-19 lần đầu, nguy cơ tái nhiễm trung bình tăng lên khoảng 5%, nếu không đeo khẩu trang và tiêm chủng, theo Timesofindia.
Báo cáo cho biết nguy cơ này có thể tăng tới 50% sau 17 tháng, nếu không đeo khẩu trang và tiêm chủng.
Bao lâu sau thì có thể tái nhiễm?
Một nghiên cứu vào tháng 10 năm 2021 của Trường Y tế Công cộng Yale (Mỹ), đã báo cáo rằng những người chưa tiêm chủng sẽ có khả năng miễn dịch chống lại sự tái nhiễm trong vòng ít nhất là 3 tháng sau khi nhiễm Covid-19, với nguy cơ tái nhiễm trung bình trong vòng 16 tháng, theo Healthline.
Trước nghiên cứu này, tiến sĩ Lauren Rodda, từ Trường Y Đại học Washington (Mỹ), cũng đã phát hiện ra rằng các kháng thể được duy trì trong ít nhất 3 tháng, ngay cả ở những người có các triệu chứng nhẹ.
Trong một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Y học New England, nghiên cứu ở Iceland trên 1.107 người đã khỏi Covid-19, nhận thấy rằng, trong khoảng thời gian 4 tháng, kháng thể của người từng nhiễm Covid-19 không hề suy giảm, theo Healthline.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về miễn dịch Immunity, lại cho thấy những người hồi phục sau khi nhiễm Covid-19 nhẹ, duy trì kháng thể trong ít nhất 5 đến 7 tháng và có thể lâu hơn.
Một nghiên cứu trước đây được công bố trên tạp chí Science, do Viện Miễn dịch học La Jolla ở California (Mỹ) thực hiện, thì nhận thấy khả năng miễn dịch có thể kéo dài đến 8 tháng, sau khi nhiễm Covid-19, theo Healthline.
Sau bao lâu thì có thể tái nhiễm?. ẢNH SHUTTERSTOCK
Tái nhiễm có nặng không?
Một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2021 cho thấy, các trường hợp tái nhiễm hiếm gặp và thường nhẹ hơn so với nhiễm Covid-19 lần đầu, theo blog.ons.gov.uk.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người tái nhiễm có xu hướng mang tải lượng virus thấp so với nhiễm lần đầu.
Điều này rất quan trọng, vì nó cho thấy người tái nhiễm có thể đã có phản ứng miễn dịch chống lại tái nhiễm mạnh hơn so với lần nhiễm Covid-19 đầu tiên. Có phản ứng miễn dịch mạnh hơn có nghĩa là họ ít có nguy cơ bị bệnh nặng và giảm số lần nhập viện.
Nghiên cứu cũng cho thấy người tái nhiễm ít có triệu chứng hơn so với nhiễm Covid-19 lần đầu.
Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của tái nhiễm ở từng bệnh nhân vẫn còn chưa rõ ràng.
Báo cáo cho biết từng người có thể khác nhau nhiều về nguy cơ tái nhiễm Covid-19 và diễn biến bệnh nếu bị tái nhiễm cũng rất khác nhau đối với từng người, theo blog.ons.gov.uk.
Công nghệ vaccine Covid-19 thắp hy vọng xóa sổ sốt rét Sau khi phát triển thành công vaccine Covid-19, giới khoa học kỳ vọng sử dụng công nghệ mARN để xóa sổ sốt rét, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. BioNTech ngày 26/7 thông báo sẽ đầu tư một phần lợi nhuận từ vaccine Covid-19 theo công nghệ vật liệu di truyền ARN thông tin (mRNA) mà hãng này phát triển cùng đối...